Hàng chục nghìn người Thái đòi thủ tướng từ chức
Khoảng 20.000 người Thái hôm nay đổ về thủ đô Bangkok đòi thủ tướng từ chức, khiến cảnh sát phải sử dụng bom hơi cay và bắt giữ khoảng 100 người.
Khoảng 17.000 cảnh sát đã được điều động tại thủ đô Bangkok trước lo ngại về một cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm ngoái, khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên nhậm chức. Ảnh: AFP
Theo BangkokPost, khoảng 20.000 người đã tham gia cuộc biểu tình do nhóm bảo hoàng Pitak Siam (Bảo vệ Thái Lan), một nhóm khá mới trong chính trường Thái Lan, tổ chức nhằm kêu gọi thủ tướng từ chức. Con số này ít hơn nhiều so với dự kiến một triệu người mà nhóm từng tuyên bố sẽ huy động xuống đường tham gia cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình gần tòa nhà Quốc hội ban đầu diễn ra trong bầu không khí hòa bình. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, những người biểu tình chống chính phủ sau đó cố vượt qua hàng rào bê tông ngăn cách. Nhóm biểu tình được cho là có liên hệ với Liên minh Nhân dân vì dân chủ (lực lượng áo vàng), nhóm từng lãnh đạo các cuộc biểu tình dẫn đến việc lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra năm 2006. Ảnh: AP
Video đang HOT
Cảnh sát Thái Lan đã phải ném bom hơi cay khi 50 đến 100 người vượt qua hàng rào bê tông ngăn cách giữa cảnh sát và đám đông biểu tình. Ảnh: AP
Người biểu tình bịt mặt trong làn hơi cay. Họ cáo buộc chính phủ của bà Yingluck tham nhũng, xúc phạm vua và trở thành con rối trong tay cựu thủ tướng Thaksin. Ảnh: AP
42 người, trong đó có 7 cảnh sát đã được điều trị vì những vết cắt và chấn thương khác. Ảnh: AFP
Khoảng 100 người bị bắt giữ, nhiều con dao và đạn bị tịch thu. Ảnh: AFP
Một người biểu tình giơ quả bom hơi cay cảnh sát đã sử dụng để giải tán đám đông. Ảnh: AFP
Theo VNE
Trung Quốc sẽ đổ tiền vào Thái Lan
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mang đến hy vọng cường quốc châu Á là một khách hàng tiềm năng của Thái Lan trong lĩnh vực đầu tư và thương mại, khi ông có chuyến thăm chính thức quốc gia Đông Nam Á,
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và người đồng cấp Thái Lan Yingluck Shinawatra trong cuộc gặp tại Thái Lan. Ảnh: AFP
Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan, đặc biệt là gạo, mở rộng đầu tư với tốc độ 15%/năm tại xứ sở chùa vàng và mở tuyến đường bay mới giữa hai nước, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra phát biểu sau cuộc họp với người đồng cấp Trung Quốc ngày 21/11 cho biết.
Về phía Thái Lan, Thủ tướng Yingluck nói bà đã đề nghị Trung Quốc đầu tư 50 tỷ USD cho khu công nghiệp cảng nước sâu mà Thái Lan cùng phát triển với chính phủ Myanmar tại Dawei, miền nam Myanmar, cũng như các dự án đường sắt và phòng chống lũ lụt khác. Thái Lan cũng quan tâm đến việc đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô và ngành cao su của Trung Quốc.
Bà Yingluck cho biết Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua một lượng lớn gạo dự trữ của Thái Lan, cung cấp hàng tỷ USD hỗ trợ cho nền kinh tế nông thôn Thái Lan.
Ông Ôn Gia Bảo nói Trung Quốc và Thái Lan sẽ trở thành đối tác kinh tế trong nhiều dự án quan trọng về giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và hợp tác kinh tế dọc sông Mekong.
Thủ tướng Trung Quốc tiếp tục khẳng định mong muốn xây dựng mối quan hệ song phương tốt đẹp với các nước trong khối ASEAN, trong đó có Thái Lan. Không đi vào chi tiết cụ thể, không đề cập đến các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, ông Ôn phát biểu với các phóng viên ở Bangkok rằng "trước tình hình trong khu vực ngày càng phức tạp, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Thái Lan để phát triển và thắt chặt mối quan hệ ở cấp độ khu vực", Wall Street Journal cho hay.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay việc giải ngân các khoản viện trợ cho các nước ASEAN được thiết kế để thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế thành viên ASEAN như Singapore, Malaysia và nhóm các nước Lào, Myanmar và Campuchia.
Chuyến thăm của ông Ôn Gia Bảo tới Thái Lan diễn ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Bangkok để thúc đẩy quan hệ song phương Mỹ-Thái Lan. Các chuyến thăm này được đánh giá là để thu hút ảnh hưởng đối với quốc gia ASEAN.
Ông Ôn và Obama vừa tham dự Hội nghị ASEAN và các bên đối tác và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Campuchia. Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông được bàn thảo nhiều tại các cuộc hội nghị kể trên.
Mỹ tỏ ra quan ngại về tình hình trong khu vực và ủng hộ đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Ngược lại, Trung Quốc không muốn đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo tại hội nghị và muốn đàm phán riêng rẽ với từng nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp trên Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Trước đó, Campuchia và Philippines đã thê hiên sự bât đông trong nôi bô ASEAN vê vân đê tranh châp biên đảo. Thủ tướng nước chủ nhà của hội nghị ASEAN tuyên bố rằng các nước đã đạt được sự nhất trí không "quốc tế hóa" Biển Đông, nhưng Tổng thống Philippines bác bỏ, nói rằng ông không đồng tình với điều đó.
Hồi tháng 7, bất đồng tương tự về việc đề cập đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, đã khiến hội nghị ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung, điều chưa từng có trong lịch sử 45 năm tồn tại của Hiệp hội. Với nỗ lực của Indonesia, sau đó các nước trong khối đã thống nhất được một tuyên bố gồm 6 điểm về vấn đề Biển Đông, văn bản được cho là nhằm cứu vãn sự thống nhất quan điểm giữa các thành viên của khối.
Theo VNE
Lộ âm mưu ám sát cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Thái Lan đang lan tràn thông tin về vụ mưu sát ông Thaksin Shinawatra- anh trai của nữ Thủ tướng đương nhiệm Yingluck, trong chuyến thăm đến Myanmar vào ngày 9.11 tới. Lực lượng áo đỏ ủng hộ ông Thaksin. Theo dự kiến, các sát thủ sẽ nhằm vào mục tiêu là ông Thaksin trong cuộc gặp giữa chính trị gia này và...