Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở thủ đô Togo
Các cuộc biểu tình tại thủ đô Lomé của Togo đã bước sang ngày thứ ba sau hai ngày xảy ra xung đột giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình kêu gọi đẩy nhanh tiến trình cải cách trong các cuộc bầu cử sắp tới của quốc gia Tây Phi này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)
Hiện nhiều đám đông của phe đối lập tổ chức chiến dịch mang tên “Cứu lấy Togo” vẫn đang biểu tình trên các đường phố chính của thủ đô Lomé.
Theo thông báo chính thức, khoảng 119 người biểu tình và 22 nhân viên an ninh, cảnh sát của nước này bị thương trong các cuộc xung đột ba ngày qua.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình chống chính phủ và đòi thực hiện dân chủ vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, mặc dù chính quyền Togo đã và đang triển khai một lượng lực an ninh, cảnh sát rất lớn tại thủ đô và các thành phố lớn của nước này.
Video đang HOT
Phát biểu trên truyền hình quốc gia ngày 15/6, Bộ trưởng An ninh Togo Gnama Latta đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát và an ninh có thể thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm lập lại an ninh trật tự và và kêu gọi người biểu tình giải tán và phe đối lập cần đối thoại về các vấn đề lớn của đất nước.
Năm 2005, Tổng thống Togo Faure Gnassingbe đã lên nắm quyền sau cuộc bầu cử nhiều tai tiếng, tiếp tục tái đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 3/2010 và hiện cùng các đồng minh của ông nắm giữ 2/3 số ghế quốc hội nước này./.
Theo TTXVN
Hy Lạp rúng động vì một vụ tự sát
Một dược sĩ về hưu 77 tuổi đã tự sát tại trung tâm thủ đô Athens ngày 4-4, khiến người dân Hy Lạp giận dữ đổ dồn về khu vực trên để biểu tình tự phát chống chính phủ.
Cụ ông, chưa tiết lộ danh tính, đã tự bắn vào đầu mình tại quảng trường Syntagma đông đúc vào giờ cao điểm sáng 4-4 (giờ địa phương), cách tòa nhà Quốc hội Hy Lạp chỉ 100 m.
Theo một mẩu giấy cảnh sát tìm được trên người ông, nguyên nhân tự tử là do không thể trả các món nợ, không thể tiếp tục sinh sống với khoản lương hưu ít ỏi mà ông đã phải đóng thuế suốt 35 năm trước đó. "Tôi không còn giải pháp nào khác ngoài kết thúc cuộc sống trong danh dự trước khi phải bắt đầu tìm kiếm thức ăn trong thùng rác" - mẩu giấy viết.
Tưởng niệm cụ ông tự sát. Ảnh: AP
"Một dược sĩ lẽ ra phải sống thoải mái nhờ lương hưu. Vậy mà ông ấy phải tự tử, cho thấy xã hội đang chao đảo thế nào" - ông Vassilis Papadopoulos, phát ngôn viên của nhóm "I won"t pay" (tạm dịch "Tôi không trả tiền"), nói.
Khoảng 2.000 người đã đổ về khu vực bên ngoài nhà ga xe điện ngầm Syntagma trên vào đầu giờ chiều. Họ đặt hoa, thắp nến, và dán các thông điệp tưởng niệm viết tay trên một cây bách. Một số trong các mảnh giấy viết tay này giận dữ: "Đây không phải tự sát, mà là giết người", một số khác kêu gọi "người dân nổi dậy".
Hiện cảnh sát đã phong tỏa con phố trước cửa tòa nhà Quốc hội.
Trong một thông cáo, Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos nói: "Thật bi kịch khi một trong những công dân của chúng ta đã tự sát. Trong những thời khắc khó khăn này, chính phủ và công dân phải hỗ trợ những người đang cảm thấy túng quẫn".
Người dân Hy Lạp biểu tình bên ngoài quốc hội sau vụ tự sát. Ảnh: Reuters
Hy Lạp phụ thuộc vào các gói cứu trợ của thế giới kể từ tháng 5-2010. Để được cho vay, Athens buộc phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, trong đó cắt giảm lương và lương hưu trong khi liên tục tăng thuế. Thế nhưng, suy thoái vẫn trượt dài dẫn đến hàng ngàn người Hy Lạp mất việc làm.
Một bác sĩ tại Athens tên Dimitris Giannopoulos phẫn nộ: "Là một người Hy Lạp, tôi thấy cực kỳ sốc. Chính phủ đang hủy hoại phẩm giá của tôi. Họ chỉ quan tâm duy nhất một thứ, đó là các tài khoản ngân hàng".
Kinh tế khó khăn khiến tỉ lệ tự sát ở Hy Lạp tăng cao trong hai năm qua.
Vụ tự sát của cụ ông này khiến người ta lo sợ khi liên hệ đến vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi vào ngày 18-12-2010 ở Tunisia, châm ngòi cho phong trào biểu tình chuỗi ở nước này và các nước lân cận, hình thành làn sóng phản đối gọi là "Mùa Xuân Ả Rập" (Arab Spring) từ đó đến nay.
Theo NLD
Biểu tình đòi chính phủ Bangladesh phải từ chức AFP dẫn lời cảnh sát cho biết, hơn 100.000 người ủng hộ phe đối lập đã tập trung tại thủ đô Dhaka của Bangladesh để đòi chính phủ từ chức và tiến hành bầu cử. Hơn 100.000 người biều tình. (Nguồn: Getty Images)Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất của lực lượng đối lập kể từ khi Đảng Dân tộc Bangladesh...