Hàng chục ngàn phần quà với tổng giá trị lên đến 1 tỷ đồng đang chờ đón sinh viên tại vũ trụ xiaomi
Chỉ cần tham gia chuỗi sự kiện “Vũ Trụ Xiaomi – Thách Thức Bật Chất”, các bạn sinh viên sẽ được nhận ngay phần quà và có cơ hội rinh về những giải thưởng đặc biệt đến từ thương hiệu Xiaomi với tổng giá trị lên đến 1 tỷ đồng.
Hơn 5,000 sinh viên đã xếp hàng tham dự chuỗi sự kiện “Vũ Trụ Xiaomi – Thách Thức Bật Chất” được diễn ra trong tuần đầu tiên
Tiếp nối thành công sau tuần đầu tiên diễn ra chuỗi sự kiện trải nghiệm công nghệ cực chất mang tên “Vũ Trụ Xiaomi – Thách Thức Bật Chất”, Xiaomi Việt Nam sẽ triển khai các tiếp các hoạt động hấp dẫn này dành cho sinh viên tại các trường Đại học khắp cả nước và kêu gọi các bạn trẻ cùng tham dự để trải nghiệm những sản phẩm công nghệ hiện đại nhất và nhận về những phần quà hấp dẫn đến từ chương trình.
Xiaomi Việt Nam mang đến cho những bạn sinh viên có niềm đam mê về lĩnh vực công nghệ cơ hội giao lưu, trao đổi và học hỏi với các bạn review công nghệ vô cùng nổi tiếng và quen thuộc với GenZ tại Việt Nam như Vinh Vật Vờ, Payo, Dương Công nghệ và Khôi Ngọng. Thông qua các hoạt động đặc biệt này, Xiaomi Việt Nam mong muốn mang tới nhiều cơ hội hơn để các bạn trẻ được tiếp cận đến công nghệ tương lai một cách nhanh chóng, hiệu quả những đổi mới và cải tiến trong công nghệ, nhận biết và tận dụng lợi ích của những xu hướng công nghệ mới, từ đó năng cao khả năng khám phá, sáng tạo của chính mình.
Vinh Vật Vờ – Một trong những reviewer đồng hành cùng chuỗi sự kiện “Vũ Trụ Xiaomi” năm nay chia sẻ sự thích thú và phấn khởi khi được gặp gỡ và giao lưu với các bạn sinh viên đầy nhiệt huyết và có niềm đam mê to lớn với công nghệ
Reviewer Dương Công Nghệ cũng bày tỏ sự hào hứng và dí dỏm của mình khi được đồng hành cùng các bạn GenZ trong sự kiện lần này
Sự kiện sẽ có ba khu vực chính cho GenZ tự do khám phá, thách thức khả năng và phát triển đam mê của bản thân thông qua các hoạt động ấn tượng, bao gồm: Khu vực Thách Thức Hiệu Năng dành riêng cho các tín đồ game AOV có thể thi đấu để khai phóng hiệu suất bản thân, Khu vực Thách Thức Phong Cách dành cho các bạn trẻ yêu thời trang và phong cách, Khu vực Thách Thức Phiêu Nhạc dành cho những bạn có niềm đam mê với âm nhạc và phiêu theo từng bước nhảy. Tại mỗi khu vực đều có các cuộc thi online để giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội thể hiện bản thân và nhận ngay quà tặng hấp dẫn với tổng giá trị vô cùng hấp dẫn.
Video đang HOT
Khu vực Thách Thức Hiệu Suất là khu vực hot nhất và tập trung đông nhất các bạn sinh viên đến tham gia thi đấu
Khu vực Thách Thức Phong Cách thu hút nhiều GenZ đến chụp hình sống ảo, trong đó có cả cô nàng reviewer xinh xắn Payo
Cuộc thi ảnh online “Thách Thức Phong Cách” dành cho các bạn trẻ thể hiện phong cách mới lạ, độc đáo và sáng tạo thông qua những khung hình đậm chất riêng, cũng là cơ hội để các bạn thách thức bật chất chính mình, bộc lộ “màu sắc” ấn tượng của thế hệ gen Z.
Chi tiết thể lệ tham khảo Tại đây.
Khu vực Thách Thức Phiêu Nhạc tập trung nhiều bạn trẻ đến đăng kí thể hiện cá tính thông qua từng bước nhảy
Cuộc thi nhảy online “Thách Thức Phiêu Nhạc” được tổ chức cho các GenZ năng động và đam mê thể hiện cá tính nhằm khơi dậy đam mê, khả năng nghệ thuật đầy sáng tạo.
Chi tiết thể lệ tham khảo Tại đây
Chuỗi sự kiện còn tổ chức thêm nhiều hoạt động sôi nổi khác dành riêng cho các bạn sinh viên như thi trả lời câu hỏi theo nhóm, đấu giá ngược hấp dẫn. Đặc biệt, dịch vụ hỗ trợ vệ sinh màn hình, dán màn hình hoàn toàn miễn phí dành riêng cho các bạn fan đang dùng điện thoại Xiaomi. Ngoài ra các bạn sinh viên tham gia sự kiện còn có cơ hội mua những sản phẩm Xiaomi với mức giá ưu đãi nhất cùng những phần quà hấp dẫn đến từ các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viettel Store, Hoàng Hà Mobile…
Lịch trình cụ thể của chuỗi sự kiện “Vũ Trụ Xiaomi – Thách Thức Bật Chất” trên toàn quốc như sau:
19/09 – 20/09: Trường Đại học Nha Trang – Với sự xuất hiện của Tech Reviewer xinh đẹp Payo19/09 – 20/09: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Cơ sở Thủ Đức) – Với sự xuất hiện của Tech Reviewer dí dỏm, hài hước Vinh Vật Vờ22/09 – 23/09: Trường Đại học Ngoại Ngữ22/09 – 23/09: Trường Đại học Đà Lạt22/09 – 23/09: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Cơ sở Thủ Đức)
Mới hơn 10 năm tuổi, kiến trúc chip RISC-V đã được NASA lựa chọn để bay ra ngoài không gian
Thay vì các bộ xử lý phổ biến hiện nay, NASA đã quyết định lựa chọn kiến trúc chip RISC-V vẫn còn khá mới mẻ để phát triển bộ xử lý cho các máy tính trên tàu vũ trụ trong tương lai.
NASA đang lên kế hoạch cho một dự án bộ xử lý mới để trang bị cho các máy tính sẽ bay ra ngoài vũ trụ trong tương lai. Có tên gọi High-Performance Spaceflight Computing (HPSC), dự án này được NASA hứa hẹn sẽ mang lại khả năng tính toán nhanh hơn "ít nhất 100 lần" so với các máy tính hiện nay trên tàu vũ trụ - vốn được phát triển từ gần 30 năm trước.
Đáng chú ý, thay vì lựa chọn các kiến trúc CPU thường thấy như x86 của Intel hay ARM, lần này bộ xử lý được NASA lựa chọn dùng kiến trúc RISC-V, một kiến trúc CPU vẫn còn lạ lẫm với hầu hết người dùng trên thế giới để trang bị cho các tàu không gian của mình. Bộ xử lý này sẽ là sự hợp tác giữa hai công ty SiFive và Microchip.
Hiện SiFive là một trong những tên tuổi đi đầu về thiết kế nhân CPU dùng kiến trúc RISC-V và cũng là hãng đi đầu trong việc quảng bá kiến trúc tập lệnh này. Còn đối với Microchip, một trong các lý do giúp họ được NASA lựa chọn vì nổi tiếng với việc tạo ra các thiết bị có khả năng chống bức xạ - một yếu tố quan trọng cho các nhiệm vụ ngoài không gian.
So với các kiến trúc như x86 trong CPU của Intel và AMD, hoặc trong các thiết kế chip của hãng ARM, kiến trúc tập lệnh RISC-V có tuổi đời khá non trẻ. Mới được khởi xướng từ năm 2010 tại trường Đại học California, RISC-V là một kiến trúc tập lệnh mã nguồn mở miễn phí, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về hiệu quả năng lượng nhưng không phải trả tiền như bản quyền cho những công ty như ARM.
Nhờ đó, RISC-V được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí thiết kế bán dẫn do không phải chi trả chi phí bản quyền mỗi khi chúng được tích hợp trong các con chip. Từ đó, nó sẽ giúp giảm chi phí phần cứng và phần mềm nhờ sự cạnh tranh giữa những nhà cung cấp và khả năng tái sử dụng nhiều lần. Chính vì vậy, RISC-V được cho có tiềm năng trở thành đối thủ của nền tảng ARM trong tương lai.
Tuy nhiên, với tuổi đời còn non trẻ hiện tại các bộ xử lý RISC-V vẫn còn quá hiếm hoi so với hàng tỷ bộ xử lý sử dụng nền ARM hoặc x86 hiện nay. Tuy nhiên, kể từ khi hãng Huawei bị chính phủ Mỹ trừng phạt và không thể mua được các con chip có nguồn gốc công nghệ Mỹ, kiến trúc RISC-V bắt đầu nhận được sự chú ý do không vướng phải các giới hạn và rào cản về bản quyền công nghệ như các bộ xử lý hiện tại.
Điều đó giải thích lý do vì sao Trung Quốc hiện đang tập trung nghiên cứu phát triển các bộ xử lý nền RISC-V để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công ty bán dẫn phương Tây. Ngay cả Intel cũng đang quan tâm đến kiến trúc tập lệnh này khi e ngại rằng, các bộ xử lý x86 của họ không thể cạnh tranh nổi hiệu quả năng lượng của RISC-V trong dài hạn.
Theo số liệu của hãng Deloitte, số lượng nhân RISC-V đang lưu hành trên thế giới hiện tăng gấp đôi sau mỗi hai năm, nhờ một phần không nhỏ nỗ lực truyền bá tập lệnh này của hãng SiFive, vốn được sáng lập bởi những người đã tạo nên khái niệm Kiến trúc tập lệnh ISA.
Với kiến trúc được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về hiệu quả năng lượng cũng như khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ, dễ hiểu vì sao NASA lại lựa chọn kiến trúc RISC-V này cho các bộ xử lý của mình trong tương lai.
Kiến trúc trong nhân X280 của SiFive
Đại diện của SiFive cho biết việc NASA lựa chọn bộ xử lý dùng kiến trúc RISC-V cho thấy hiệu quả của phong trào mà họ đang thúc đẩy. Với việc xuất hiện trong các máy tính sẽ bay vào không gian của NASA, SiFive cùng các công ty chip RISC-V khác sẽ được hưởng lợi trong nhiều thập kỷ tới khi nền tảng này có thể được xem như sự thay thế cho các đối thủ.
Theo tuyên bố của SiFive, bộ xử lý HPSC của NASA sẽ có 12 nhân, với 4 nhân RISC-V đa dụng và 8 nhân xử lý vector chuyên dụng X280, nhằm mở rộng khả năng chạy các đoạn mã ứng dụng cho bộ xử lý RISC-V.
Niki Werkheiser, giám đốc Công nghệ Hoàn thiện của NASA, cho biết: " Bộ xử lý tiên tiến cho tàu vũ trụ này sẽ có tác động to lớn đến các sứ mệnh không gian trong tương lai và thậm chí cho các công nghệ trên Trái Đất."
" Nỗ lực này sẽ tăng cường khả năng hiện tại của tàu vũ trụ và mang lại các tính năng mới và cuối cùng có thể được sử dụng trong hầu như mọi nhiệm vụ không gian trong tương lai, tất cả đều được hưởng lợi từ khả năng tính toán bay mạnh mẽ hơn."
Tên lửa của tỷ phú Jeff Bezos bốc cháy ngay sau khi cất cánh Tên lửa New Shepard từ công ty vũ trụ Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos đã bị rơi ngay sau khi cất cánh hôm qua. May mắn là tên lửa không chở... Cú lừa startup ô tô điện: Mới có bản vẽ xe đã nói đang sản xuất, CEO rời đi sau khi bán 300 triệu USD cổ phiếu Những thách thức...