Hàng chục học sinh nhập viện sau khi ăn bánh trung thu
(PLO)- Sau khi ăn bánh trung thu, hàng chục em học sinh tiểu học tại Tây Ninh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và phải nhập viện cấp cứu.
Đến tối 1-10, đại diện Trung tâm y tế huyện Bến Cầu (Tây Ninh) xác nhận có 68 học sinh thuộc 4 trường tiểu học trên địa bàn huyện nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm. Hiện tại, đã có 67 em học sinh sức khỏe ổn định và được về nhà tiếp tục theo dõi.
Các em học sinh được chăm sóc tại Trung tâm y tế huyện Bến Cầu. Ảnh: HỒNG GIANG
Video đang HOT
68 em học sinh nhập viện thuộc 4 trường tiểu học Long Khánh A (31 học sinh), Long Khánh B (29 học sinh), Tiên Thuận B (1 học sinh), Tiên Thuận C (7 học sinh).
Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày các trường trên tổ chức Trung thu và phát bánh cho các em học sinh. Sau khi các em ăn bánh trung thu được khoảng 30 phút, thì một số học sinh có có triệu chứng đau bụng, buồn nôn.
Sau đó, các em học sinh này được chuyển đến Trung tâm y tế huyện Bến Cầu cấp cứu.
Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ các em học sinh bị ngộ độc thực phẩm nên đã nhanh chóng điều trị và truyền dung dịch điện giải cho các em. Đến 14 giờ cùng ngày 67 em học sinh sức khỏe ổn định và được cho về nhà tiếp tục theo dõi. Một em học sinh bị nặng nên chưa được xuất viện.
Hiện tại, Trung tâm y tế huyện Bến Cầu đang phối hợp với các ngành chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân vụ việc.
Bị tiểu đường vẫn ăn liền tù tì 3 bánh trung thu, người phụ nữ suýt mất mạng
Hàm lượng đường trong bánh trung thu rất cao. Cơ địa một số người không thích hợp để ăn nhiều, nhất là người mắc tiểu đường.
Bà Chang (50 tuổi, Giang Tô, Trung Quốc) bị bệnh tiểu đường hơn 7 năm. Trong thời gian này, lượng đường trong máu của bà được kiểm soát tốt. Thế nhưng 2 ngày trước, bà Chang nhận được một hộp bánh trung thu được con gái gửi về tặng, bà ăn liền một hơi 3 chiếc bánh nhân hạt sen trứng muối.
Điều này khiến đường huyết của bà Chang tăng đột ngột, bất ngờ làm bà rơi vào hôn mê. Ngay lập tức, bà được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương kịp thời, may mắn bà đã qua cơn nguy kịch.
Thực tế, vỏ bánh trung thu được làm bằng bột mì nên chứa nhiều tinh bột, nhân bánh cũng sẽ được thêm mỡ lợn (dầu), đường, thịt, các loại hạt và các nguyên liệu khác nên bánh trung thu tuy thơm ngon nhưng lại là loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo và tương đối nhiều dầu mỡ.
Bệnh nhân tiểu đường không được ăn bánh trung thu.
Theo tính toán của viện Dinh Dưỡng Quốc gia, một chiếc bánh trung thu khoảng 170 gram cung cấp từ 500-700 calo tùy theo loại bánh và thành phần.
Cụ thể, 1 chiếc bánh trung thu đậu xanh một trứng có trọng lượng 176 gram chứa 19,5 gram chất đạm (protein), 27,5g chất béo (lipid) và 80,6 đường (glucid). Thêm nữa, lượng bột đường trong chiếc bánh dẻo hay nướng bằng lượng bột đường có trong 1-2 chén cơm, gấp 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò. Lượng đường này lại ở dạng đường hấp thu nhanh nên dễ làm tăng lượng đường trong máu.
Vì thế, những người đang mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường, béo phì không nên tùy tiện ăn bánh trung thu. Ăn bánh trung thu không kiểm soát cùng với tăng các yếu tố nguy cơ như tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết... đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
3 không khi ăn bánh Trung thu Để mọi người có một mùa Trung thu an toàn, khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 3 không khi ăn bánh mà nhiều người mắc phải kẻo "mang họa" cho cơ thể, vừa khiến bệnh thêm trầm trọng lại tăng cân nhanh không phanh. Nhắc đến rằm tháng 8, mỗi người sẽ có một liên tưởng khác nhau nhưng...