Hàng chục học sinh Đồng Nai nhập viện sau bữa cơm trưa
Nhiều học sinh lớp 2 có triệu chứng khó thở, nôn ói, lờ đờ… sau khi ăn cơm tại nhà cô giáo.
15h ngày 19/2, trong lúc học kèm tại nhà cô giáo, nhiều học sinh lớp 2 trường Tiểu học Long Bình Tân (TP Biên Hòa) có biểu hiện đau bụng, nôn ói.., liền được giáo viên đưa đến bệnh viện.
Học sinh bị ngộ độc đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Phước Tuấn.
Bác sĩ Trần Thị Mai – Phó giám đốc Bệnh viện ShingMark (Đồng Nai) cho biết, có 21 học sinh nhập viện trong tình trạng lờ đờ, trong đó một số em phải thở máy. Đến cuối giờ chiều các học sinh đã ổn định.
Ông Võ Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục Biên Hòa cho biết, đơn vị đã cử đoàn xuống bệnh viện thăm hỏi các học sinh. “Sự việc xảy ra khi các em ăn cơm trưa tại nhà cô giáo. Chúng tôi đã phối hợp cơ quan chức năng giữ lại các mẫu thức ăn để làm rõ nguyên nhân”, thầy Minh nói.
Theo ông Minh, việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại trường cũng như ở nhà giáo viên đã được phòng giáo dục nhắc nhở từ đầu năm học. Sau vụ này, đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra, có biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinh.
Phước Tuấn
Video đang HOT
Theo VNE
TP.HCM: Bác sĩ khuyến cáo cách phòng dịch sốt xuất huyết và sởi
Sau Tết Nguyên đán, theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM. Toàn thành phố có 6.067 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước. Dịch sởi bùng phát mạnh trở lại có khoảng 1.000 ca mắc sởi phải nhập viện, trong đó chỉ riêng BV Nhi đồng 1, mỗi ngày đang tiếp nhận khoảng 30 trẻ.
Khuyến cáo của bác sĩ về dịch sốt huyết
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, thông thường thời điểm sau Tết Nguyên đán là chu kỳ đi xuống của bệnh sốt xuất huyết nhưng hiện tại, số ca mắc tại khoa vẫn luôn ở mức cao.
Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có 2 khoa tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết người lớn là Khoa Nhiễm C và Nhiễm D. Riêng khoa Nhiễm D mỗi ngày tiếp nhận trung bình 50 bệnh nhân khiến khoa luôn trong tình trạng quá tải. Trong đó, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh viện Nhiệt đới TPHCM đã điều trị cho 3 - 5 ca nặng phải thở máy, lọc máu và có 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Số liệu từ phòng kế hoạch tổng hợp của BV cũng ghi nhận trong tháng 1/2019, có hơn 1.600 ca nhập viện điều trị do sốt xuất huyết, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018 khi chỉ điều trị cho 600 ca mắc sốt xuất huyết. Trong suốt dịp Tết Nguyên đán, số ca mắc không giảm khiến các bác sĩ, y tá, điều dưỡng luôn phải căng mình làm việc.
Điều nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết là bệnh chỉ trở nặng sau khi bệnh nhân đã hết sốt ( ảnh: Minh họa)
BS Phong khuyến cáo, điều nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết là bệnh chỉ trở nặng sau khi bệnh nhân đã hết sốt, thường là ngày thứ 3 sau khi phát bệnh, lúc đó mới xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như giảm tiểu cầu, suy gan, suy thận... Vì vậy, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm, đúng bệnh để có biện pháp theo dõi và điều trị kịp thời.
Hiện các địa phương có bệnh nhân sốt xuất huyết cũng đang tiến hành phun xịt diệt muỗi và khống chế ổ bệnh. Diệt lăng quăng và không để nước chứa lăng quăng là giải pháp phòng bệnh người dân lưu ý để không mắc sốt xuất huyết.
Bùng phát dịch sởi
Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy, có đến 95% số ca mắc sởi nhập viện nói trên do chưa tiêm phòng vắc xin. Ngoài nguyên nhân do cha mẹ chủ quan, quên, còn có nhiều trường hợp nghe theo tin đồn, tham gia phong trào bài trừ vắc xin vì sợ nguy hiểm đến con nên không tiêm phòng.
Tại TPHCM, có 978 trường hợp nhập viện điều trị sởi từ đầu năm đến nay. Hiện tại, bệnh sởi đã có mặt tại tất cả 24 quận huyện, trong đó số ca mắc sởi tập trung nhiều nhất là ở các quận Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 7, huyện Bình Chánh... Trong đó, có 95% bệnh nhân mắc sởi đều chưa được tiêm phòng.
Theo các bác sĩ, bệnh sởi không lây từ mẹ sang con, nhưng phụ nữ mang thai bị mắc bệnh sởi sức miễn dịch rất yếu, dễ sinh non. Bệnh nhân cần được theo dõi sát để phòng ngừa các biến chứng.
Đến nay, điều trị sởi chủ yếu là các biện pháp hỗ trợ, giảm triệu chứng. Dùng các thuốc hạ sốt, bù dịch, ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh thân thể.
Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM khuyến cáo, hiện bệnh sởi chưa có chiều hướng giảm tại TPHCM, đồng thời một số địa phương khác trong nước và ở nước ngoài đang gia tăng số ca bệnh sởi.
Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm vắc xin 3 trong 1 (sởi- quai bị - rubella) là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để phòng ngừa cả 3 bệnh này. Với trẻ em, độ tuổi tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 khi trẻ được 9 tháng tuổi, nhắc lại mũi 2 khi trẻ 18 tháng.
Trẻ em nên tiêm vắc xin để phòng bệnh sởi ( ảnh: Internet)
Đối với các trẻ trên 5 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi, kể cả người lớn chưa bị mắc bệnh sởi, phụ nữ chuẩn bị mang thai trước ba tháng cũng cần tiêm bổ sung vắc xin sởi để phòng bệnh cho cá nhân, cho con và cho cộng đồng.
Hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh hô hấp; nếu bản thân có triệu chứng bệnh hô hấp, mắt đỏ hoặc phát ban cần ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác (đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc người chưa được tiêm chủng phòng bệnh sởi); rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.
PHA LÊ
Theo baodansinh
Vì sao thai phụ mắc cúm mùa thường gặp cũng dễ tử vong? Một phụ nữ mang song thai tại Thanh Hóa vừa tử vong do mắc cúm A/H1N1. Theo các chuyên gia, đây là loại cúm mùa thường gặp nhưng cũng rất nguy hiểm, đặc biệt là với thai phụ. Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai), tháng 1/2019, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho...