Hàng chục dự án BOT giảm doanh thu, nguy cơ vỡ phương án tài chính
Tổng cục Đường bộ VN cho biết, hiện có tới 26 dự án BOT doanh thu giảm so với phương án tài chính.
Nhiều dự án BOT không đạt doanh thu so với phương án tài chính dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng – Ảnh minh hoạ
Trong văn bản báo cáo Bộ GTVT mới đây, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, hiện có nhiều dự án BOT có doanh thu sụt giảm, khiến nhà đầu tư BOT nguy cơ bị phá vỡ phương án tài chính và có thể dẫn đến nợ xấu gia tăng cho các ngân hàng tài trợ vốn cho các dự án này.
Tổng cục Đường bộ VN cho biết, trong số 57 dự án BOT do cơ quan này quản lý, có 27 dự án có doanh thu năm 2018 tăng so với phương án tài chính dự kiến trong hợp đồng. Tuy nhiên, có 26 dự án doanh thu năm 2018 giảm so với phương án tài chính. Có 4 dự án còn lại do mới vận hành, khai thác nên chưa đánh giá.
Video đang HOT
Cũng theo Tổng cục Đường bộ VN, hiện có 62 dự án BOT do bộ GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, có 57 dự án đang khai thác gồm: 4 dự án mới đưa vào khai thác từ cuối năm 2018. Hiện có 5 dự án đã dừng thu do đã hoàn vốn hoặc mất an ninh trật tự. Với 27 dự án có doanh thu tăng trong năm 2018, chủ yếu do lưu lượng tăng so với dự kiến trong hợp đồng. Đứng đầu là dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đạt doanh thu trên 700 tỷ đồng, tăng trên 110% so với doanh thu dự kiến. Tiếp đó là dự án mở rộng QL1 đoạn Km579 – Km605 và đoạn Km617 – Km641 qua tỉnh Quảng Bình, doanh thu đạt trên 220 tỷ đồng, tăng 111%.
“Đối với 26 dự án có doanh thu giảm, nguyên nhân chính là do lưu lượng thực tế thấp hơn so với dự kiến hợp đồng, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thực tế thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự kiến; bên cạnh đó, phải phân lưu lượng phương tiện sang tuyến đường song hành hoặc giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và giảm giá cho khu vực lân cận trạm thu phí. Trong số nhứng dự án giảm doanh thu lớn có dự án BOT mở rộng QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang, doanh thu năm 2018 đạt trên 460 tỷ đồng, giảm 87%. Tiếp đó là dự án BOT hầm đường bộ Phú Gia – Phước Tượng đạt doanh thu trên 260 tỷ đồng, giảm trên 90%. Dự án hầm Đèo Cả doanh thu hơn 450 tỷ đồng, giảm 95%…”, Tổng cục thông tin
Cùng đó, theo đơn vị này, hiện có một số dự án lượng phương tiện qua lại trên tuyến vẫn tăng đều đặn, nhưng doanh thu vẫn sụt giảm do tỉ lệ sử dụng vé tháng/quý cao bất thường so với phương án tài chính hoặc do phải giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và miễn giảm phí cho khu vực lân cận trạm thu phí như: cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, BOT QL1 qua Quảng Nam, BOT Nam Cầu Giẽ…
Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, hiện có 32% dự án BOT đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu thu phí không đạt như dự kiến, dư nợ cho vay đối với các dự án này vào khoảng 43.000 tỉ đồng. “Việc các dự án có doanh thu thu phí không đạt như phương án tài chính dự kiến có thể sẽ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, các khoản vay của các dự án BOT, BT giao thông có mức vay lớn, thời gian vay vốn dài (chủ yếu 15-20 năm), trong khi nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn”, Ngân hàng Nhà nước phân tích.
Để giảm thiểu rủi ro trong cho vay, tăng tính khả thi của các dự án, thu hút các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ các dự án giao thông, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ GTVT tham mưu Thủ tướng Chính phủ tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến thu phí, đồng thời đẩy mạnh triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng trên toàn quốc theo Quyết định số 07/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Trần Duy
Theo baogiaothong.vn
Phí kiều hối cao làm lao động nhập cư toàn cầu 'mất' 25 tỷ USD/năm
Các tổ chức tài chính đang chịu sức ép sau khi báo cáo mới đây của Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) cho thấy phí gửi tiền tới một số quốc gia quá cao.
Một số dịch vụ chuyển tiền tại châu Phi lấy mức phí trên 20% và vẫn rất nhiều người sẵn sàng chuyển tiền thông qua các dịch vụ này. Điều đó có nghĩa là những gia đình tại các quốc gia nghèo nhất thế giới đang cần tới sự hỗ trợ để giảm mức phí quá cao này.
Kiều hối do những người lao động nhập cư đang sinh sống tại các nước phát triển là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Khoản tiền này có thể giúp nhiều gia đình thoát nghèo bằng việc cung cấp sự ổn định tài chính.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tổng lượng kiều hối được chuyển về quê nhà trên toàn cầu trong năm 2017 lên tới 613 tỷ USD, cao hơn nhiều so với số tiền viện trợ phát triển chính thức, chủ yếu là tới các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại một số quốc gia như Kyrgyzstan, Nepal và Liberia, kiều hối chiếm hơn 25% GDP quốc gia. Tuy nhiên, theo báo cáo giáo dục toàn cầu 2019 của UNESCO, chi phí chuyển tiền hiện vẫn cao, trung bình khoảng 7% trong tổng số tiền được gửi.
Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cam kết cắt giảm chi phí gửi kiều hối xuống 3% theo các mục tiêu phát triển bền vững. Nếu mục tiêu đó được hoàn thành, người lao động nhập cư toàn cầu có thể tiết kiệm hơn 25 tỷ USD mỗi năm, qua đó tăng chi tiêu cho giáo dục của các gia đình thêm 1 tỷ USD.
Các ngân hàng truyền thống vẫn là kênh chuyển tiền có mức phí cao nhất, trung bình hơn 10%. Đáng chú ý, phí chuyển tiền tới một số khu vực như cận Sahara của châu Phi lên tới khoảng 9%. Nhiều người kêu gọi áp dụng thêm các quy định và tăng cường cạnh tranh để đảm bảo người nhập cư có thêm các lựa chọn phù hợp, với mức phí vừa phải và minh bạch. Trong khi đó, các tập đoàn tài chính cho rằng cần số hóa các dịch vụ tài chính nhằm giảm bớt chi phí thanh toán, bao gồm cả chuyển kiều hối.
Minh Trang (TTXVN)
Đồng tiền bitcoin liệu có rơi vào ác mộng tan vỡ? Chỉ trong một tuần, giá đồng tiền ảo đã mất 30% giá trị từ mức giá 6.400 USD. Tính từ đầu năm đến nay, giá trị đồng tiền này đã mất gần 70% giá trị. Thống kê mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Chainalysis cho thấy số lượng bitcoin dùng để thanh toán đã giảm 80% Ông Tom Lee, nhà phân...