Hãng chip lớn nhất Trung Quốc thua xa đối thủ quốc tế
Theo các nhà phân tích thế giới, công nghệ mới của nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc vẫn chậm hơn vài năm so các đối thủ toàn cầu.
Đánh giá về Semiconductor Manufacturing International Corporation ( SMIC) của Trung Quốc được đưa ra khi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới nỗ lực hết sức để thu hẹp khoảng cách về mặt sản xuất công nghệ với Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan. Đặc biệt, Trung Quốc muốn tăng khả năng tự cung chất bán dẫn vì chiến tranh thương mại với Mỹ ngày càng tăng tiến.
SMIC là một hãng đúc chip, chuyên tạo chip do nhiều công ty khác thiết kế. Đối thủ của SMIC là những cái tên lớn như Samsung và Taiwan Semiconductor Manufacturing Company ( TSMC).
Chính phủ Trung Quốc đặt chất bán dẫn làm rường cột chính trong kế hoạch Made in China 2025, sáng kiến nhằm thúc đẩy đất nước sản xuất sản phẩm có giá trị cao hơn. Quốc gia Đông Á nhắm mục tiêu sản xuất 70% chất bán dẫn cần dùng vào năm 2025 và Bắc Kinh đang rót hàng tỉ USD tiền đầu tư để hoàn thành mục tiêu này.
Không những thế, gần đây Mỹ còn liên tiếp đe dọa nhiều hãng công nghệ chủ chốt của Trung Quốc, chẳng hạn như Huawei Technologies. Huawei bị cấm mua linh kiện, công nghệ Mỹ. Trung Quốc vì thế càng quyết tâm mài giũa ngành công nghiệp chip quốc nội, các nhà phân tích nhận định.
Song khi SMIC công bố kết quả kinh doanh của quý 2/2019, hãng gây ngạc nhiên khi trượt xa phía sau nhiều đối thủ. Hãng phân tích Fubon Research của Đài Loan cho biết: “SMIC vẫn thua các hãng đầu ngành vài năm với cải thiện lợi nhuận hạn chế”.
Ảnh: Getty Images
Lý do cho quan điểm này xuất phát từ loại chip mà SMIC chỉ mới bắt đầu sản xuất, đó là chip 14 nanomet (nm). Thiết kế chip kiểu này là thứ mà Samsung cùng TSMC đã làm nhiều năm qua. Cả hai hãng giờ đây đều sản xuất chip 7 nm, nhỏ và mạnh hơn so với chip 14 nm. Hãng phân tích China Renaissance ước tính SMIC thua TSMC 17 quý khi xét về mặt chip 14 nm và 16 nm.
Video đang HOT
Nếu các hãng chip Trung Quốc không thể sản xuất chip theo kích cỡ mới nhất thì nhiều công ty công nghệ như Huawei phải tìm đến hàng ngoại. Đơn cử, dòng vi xử lý Kirin chuyên dùng cho smartphone của Huawei có thiết kế 7 nm và do TSMC sản xuất.
Chất bán dẫn là ngành đòi hỏi đầu tư, tài năng lẫn chuyên môn lớn để thực hiện. Giới doanh nghiệp Trung Quốc cần vượt qua nhiều trở ngại để thách thức đối thủ nước ngoài. Dù vậy, các nhà phân tích vẫn cho rằng SMIC có thể bắt kịp đối thủ nhờ một số yếu tố.
Yếu tố đầu tiên là tốc độ nhỏ dần của chip đang chậm lại, giúp SMIC phần nào dễ dàng thu hẹp khoảng cách. Yếu tố thứ hai là SMIC có đồng CEO là cựu sếp nghiên cứu và phát triển tại TSMC, ông Liang Mong Song. Từ khi đầu quân cho SMIC hồi năm 2017, ông tích cực giúp hãng Trung Quốc sử dụng công nghệ mới.
Hiện 16% chất bán dẫn dùng ở Trung Quốc được sản xuất trong nước và chỉ 50% trong số chất bán dẫn “made in China” là do công ty Đại lục sản xuất. Tỷ lệ này trong tương lai có thể thay đổi. Năng lực sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đang tăng với tốc độ nhanh nhất thế giới dù phải ít nhất một thập niên nữa, Trung Quốc mới thu hẹp được khoảng cách với các nước đầu ngành trên toàn cầu.
Theo Thanh Niên
Ngay cả hãng gia công chip lớn nhất Trung Quốc vẫn thua kém cả chục năm so với các đối thủ hàng đầu của Mỹ, Hàn, Đài
Ước tính, công nghệ sản xuất chip của SMIC đang thua kém TSMC đến 17 quý và ước tính mất ít nhất một thập kỷ để bắt kịp.
Theo nhiều nhà phân tích, nhà gia công chip lớn nhất Trung Quốc SMIC, hiện vẫn bị các đối thủ bỏ lại phía sau nhiều năm về công nghệ chế tạo chip.
Đánh giá này được đưa ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan cũng như tăng cường khả năng tự chủ về bán dẫn khi cuộc chiến thương mại với Washington vẫn đang diễn ra.
Hãng SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation) hiện đang là hãng gia công chip (chip foundry) lớn nhất của Trung Quốc. Công ty này sản xuất chip được các công ty khác thiết kế và là đối thủ của những hãng như Samsung và TSMC.
Chính phủ Trung Quốc đã xem bán dẫn là một trong các trọng tâm quan trọng cho kế hoạch Made in China 2025, một sáng kiến nhằm thức đẩy việc sản xuất các sản phẩm giá trị cao hơn. Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất 70% nhu cầu bán dẫn vào năm 2025, và kế hoạch này đang được hậu thuẫn bởi những khoản đầu tư hàng tỷ USD từ chính phủ.
Theo các nhà phân tích, lý do quan trọng nhất là gần đây việc chính phủ Mỹ đe dọa ngừng cung cấp các sản phẩm từ Mỹ cho các công ty công nghệ quan trọng của Trung Quốc như Huawei và ZTE càng củng cố thêm trọng tâm của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp chip nội địa của họ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của hãng phân tích Fubon Research của Đài Loan: " SMIC vẫn tụt lại phía sau nhiều năm so với những người đang dẫn đầu ngành công nghiệp với mức cải thiện lợi nhuận hạn chế."
Nguyên nhân cho đánh giá đó là vì loại chip mới mà SMIC chỉ đang bắt đầu sản xuất từ quý Một năm nay. Đó là các chip tiến trình 14nm, công nghệ gia công chip đã có từ nhiều năm nay, trong khi những đối thủ hàng đầu như TSMC và Samsung đều đang chuyển sang sản xuất các chip tiến trình 7nm, nhỏ hơn và mạnh hơn.
Hãng phân tích China Renaissance ước tính rằng SMIC đang đi sau TSMC đến 17 quý khi họ vẫn đang ra mắt các chip 14nm và 16nm.
Nếu các hãng gia công chip Trung Quốc không thể sản xuất các chip tiến trình mới nhất, điều đó nghĩa là những công ty như Huawei, vốn tự thiết kế chip, sẽ phải tìm đến các hãng đối thủ để gia công chip. Ví dụ, dòng chip Kirin do Huawei tự thiết kế cho các smartphone của họ sử dụng tiến trình 7nm và đang được sản xuất bởi TSMC.
Các nhà sản xuất bán dẫn đều cần một lượng vốn đầu tư khổng lồ, các kỹ sư tài năng và có chuyên môn cao để sản xuất chip. Các công ty Trung Quốc cần vượt qua những trở ngại này để có thể thách thức các đối thủ của mình.
Thu hẹp khoảng cách
Nhưng một số các nhà phân tích cho rằng SMIC có thể bắt kịp những đối thủ của họ nhờ vào một số yếu tố. Theo hãng China Renaissance, một nguyên nhân là nhịp độ thu nhỏ chip hiện đã chậm lại, điều này có thể cho phép SMIC thu hẹp khoảng cách với đối thủ dẫn đầu.
Hãng nghiên cứu cũng cho biết, ông Liang Mong Song, một trong các đồng CEO của SMIC và nguyên là trưởng bộ phận R&D của TSMC, đã tuyên bố rằng, đã nâng cấp khả năng " thực thi công nghệ" của công ty kể từ khi đảm nhận chức vụ vào cuối năm 2017.
Ngoài ra, gần đây, TSMC cũng gặp một số vấn đề trong sản xuất, điều có thể giúp ích cho hãng Trung Quốc. Trong tháng Một, một dây chuyền sản xuất chip của TSMC đã bị nhiễm bẩn hóa chất làm gián đoạn việc sản xuất.
Ngoài ra, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như quyết tâm của Bắc Kinh trong việc nội địa hóa sản xuất chip cũng có thể tăng cường sức mạnh cho SMIC.
Theo một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, hiện chỉ có khoảng 16% nhu cầu bán dẫn của Trung Quốc được sản xuất ở trong nước, trong đó chỉ có khoảng một nửa trong số này được tạo ra bởi các hãng Trung Quốc. Tuy nhiên, đó là một dấu hiệu cho thấy tỷ lệ này có thể thay đổi trong thời gian tới.
Theo báo cáo từ tổ chức trong ngành công nghiệp bán dẫn SEMI, năng lực sản xuất bán dẫn của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng nói với CNBC rằng, Trung Quốc sẽ cần ít nhất một thập kỷ để thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác trong việc sản xuất chip.
Theo Tri Trức Trẻ
'Anh hùng' 3D đang cứu Sony? Giữa lúc các nhà sản xuất smartphone nỗ lực hết sức để giúp thiết bị của họ thú vị hơn trong mắt người tiêu dùng, hãng Nhật Bản Sony tìm ra cách để ăn nên làm ra. Ảnh: Bloomberg Theo nhà báo Tim Culpan của chuyên mục Bloomberg Opinion, các nhà sản xuất smartphone rất nóng lòng thu hút người dùng đến mức...