Hãng chế tạo tên lửa BUK tố phương Tây bóp méo sự thật vụ MH17
Almaz-Antey – hãng chế tạo vũ khí Nga, trong đó có tên lửa BUK – chỉ trích phương Tây bóp méo sự thật và cố phủ nhận kết luận điều tra của công ty này đối với vụ máy bay MH17 bị bắn rơi hồi năm 2014.
Hãng tin RT ngày 15/9 đưa tin, công ty sản xuất vũ khí Nga Almaz-Antey cho biết, báo chí phương Tây đã bóp méo sự thật và cố tình phủ nhận kết luận điều tra của công ty sản xuất tên lửa BUK này đối với vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi cách đây 2 năm.
Hãng chế tạo tên lửa BUK tố phương Tây bóp méo sự thật vụ MH17
Tờ Novaya Gazeta dẫn một báo cáo của Almaz Antey – công ty sản xuất hệ thống phòng không BUK bị nghi bắn hạ máy bay MH17 cho biết, Almaz Antey cáo buộc truyền thông phương Tây, trong đó có trang tin của Anh Bellingcat, đã cố tình gây hiểu nhầm cho dư luận và bóp méo sự thật về kết quả điều tra của công ty này với vụ MH17.
Công ty sản xuất tên lửa BUK cho biết, truyền thông phương Tây đã thực hiện chiến dịch “tuyên truyền kín đáo” khi lồng thêm hình ảnh những tên lửa mới của Nga 9317 nhằm mục đích gây hiểu nhầm cho dư luận rằng, Nga là đối tượng bắn hạ MH17.
“Một trong những chi tiết xuất hiện trên kênh RTL cho thấy một hệ thống tên lửa phòng không của Nga “Buk M1-2, với một bộ đầy đủ 4 tên lửa 9M317, tài liệu cho hay.
Video đang HOT
Cuối tháng 10 năm ngoái, Ban An toàn Hà Lan rốt cuộc đã kết luận rằng, máy bay này đã bị một hệ thống tên lửa BUK do Nga chế tạo bắn hạ, tuy nhiên với một seri tên lửa cũ hơn 9M38M và đầu đạn 9N314M, sự thực này đã bị truyền thông phương Tây bỏ qua.
Almaz Antey đã tiến hành một cuộc điều tra riêng hồi năm ngoái, nói rằng các dấu vết từ những mảnh vỡ MH17 đến từ một tên lửa BUK cũ, loại 9M38 với một đầu đạn 9N314. Theo RT, vũ khí này từ lâu không còn được các lực lượng Nga sử dụng, nhưng vẫn nằm trong kho vũ khí của quân đội Ukraine.
Tờ Bellingcat cũng cho rằng, phiên bản cũ của những loại tên lửa như 9M38 được nhìn thấy trong buổi duyệt binh mừng 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai tại thành phố Chita. Tuy nhiên, theo báo cáo của công ty Almaz Antey, đó chỉ là bản sao tên lửa xuất hiện trong buổi duyệt binh trước công chúng tại Nga.
Dự kiến, Đội Điều tra Chung do Hà Lan dẫn đầu sẽ công bố báo cáo cuối cùng về tai nạn thảm khốc này vào ngày 28/9 tới, theo đó sẽ nêu tên quốc gia chịu trách nhiệm trong việc bắn hạ máy bay của MH17 Malaysia.
Máy bay MH17 đã bị bắn rơi tại miền Đông Ukraine khi đang trong lộ trình bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur hôm 17/7/2014, khiến tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Theo NTD
Nga bắn thử tên lửa Buk vào máy bay cùng loại MH17
Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, chuẩn bị công bố kết quả của một cuộc thử nghiệm do hãng này thực hiện nhằm chứng minh tên lửa của họ không phải loại hơn một năm trước bắn rơi máy bay MH17.
Phóng viên hồi đầu tháng ba chụp ảnh các mảnh vỡ của chiếc phi cơ MH17 được bày trong một nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Gilze Rijen, Hà Lan. Ảnh:AP
Almaz-Antey hôm 9/10 tuyên bố đã bắn một quả tên lửa do chính hãng sản xuất vào một máy bay Boeing không còn sử dụng. Mẫu này giống với chiếc phi cơ mang số hiệu MH17 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) rơi ở miền đông Ukraine năm ngoái. Động thái trên được thực hiện nhằm chứng minh tên lửa của Almaz-Antey không phải là tác nhân gây ra thảm kịch làm 298 người thiệt mạng.
"Tập đoàn sẽ công bố kết quả của cuộc thử nghiệm mô phỏng quá trình một tên lửa Buk bắn trúng một máy bay chở khách với hy vọng giúp mọi người hiểu chính xác điều gì khiến chiếc Boeing 777 của MAS rơi ở vùng Donetsk, Ukraine, hôm 17/7/2014", Mashable dẫn thông báo từ tập đoàn cho hay.
Almaz-Antey không tiết lộ cuộc thử nghiệm được thực hiện vào thời gian nào và bằng cách nào nhưng sẽ đưa ra báo cáo chi tiết vào ngày mai, trùng khớp với thời điểm công bố kết quả của cuộc điều tra quốc tế do Ủy ban An toàn Hà Lan dẫn đầu thực hiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân máy bay gặp nạn.
Trong một cuộc họp báo ở Moscow hồi tháng 6, Almaz-Antey cũng cho biết chuẩn bị thực hiện một cuộc thí nghiệm cho thấy MH17 bị bắn rơi bởi một tên lửa thế hệ cũ mà quân đội Nga không còn sử dụng nhưng vẫn nằm trong kho vũ khí của Ukraine.
Máy bay số hiệu MH17 của MAS hơn một năm trước rơi xuống khu vực gần làng Grabove, vùng Donetsk, cách không xa biên giới với Nga. Toàn bộ 298 người trên khoang, gồm 283 hành khách, trong đó có 80 trẻ em, và 15 thành viên tổ bay thiệt mạng. Mỹ nói họ có thông tin từ radar cho thấy MH17 bị bắn.
Vùng Donetsk khi đó nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai, lực lượng đối lập với chính phủ Ukraine từ sau khi tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ. Kiev cáo buộc phe ly khai bắn tên lửa đất đối không tấn công MH17 nhưng lực lượng này bác bỏ.
Kiev còn công bố một đoạn ghi âm chưa được xác thực giữa một đặc vụ Nga và quân ly khai nói về việc bắn hạ một phi cơ dân sự. Nga phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng Moscow cung cấp vũ khí cho phe ly khai. Bộ Quốc phòng Nga đưa ra bằng chứng cho thấy có một phi cơ quân sự Ukraine bay gần MH17 ở khoảng cách đủ để khai hỏa trước khi nó rơi. Kiev bác bỏ thông tin này.
Mảnh vỡ máy bay MH17 tại hiện trường. Ảnh: AFP
Vũ Hoàng
Theo VNE
Công bố mảnh tên lửa lớn từ hiện trường thảm kịch MH17 Các nhà điều tra quốc tế vừa công bố bức ảnh chụp một mảnh lớn của tên lửa Buk được tìm thấy tại hiện trường vụ rơi máy bay MH17 ở miền đông Ukraine. Mảnh vỡ mà các nhà điều tra công bố là ống khuếch tán của tên lửa Buk. Ảnh:BBC BBC cho hay bức ảnh của Nhóm Điều tra Chung (JIT)...