Hãng bột giặt Trung Quốc quảng cáo gây sốc nói truyền thông nước ngoài quá nhạy cảm
Công ty bột giặt Trung Quốc có clip quảng cáo được cho là kỳ thị chủng tộc ngày 28.5 lên tiếng rằng những chỉ trích ở phương Tây là “quá đáng”.
Mẩu quảng cáo gây sốc của một hãng bột giặt Trung Quốc. YOUTUBE
Trong clip quảng cáo bột giặt Qiaobi, một người đàn ông da đen bị một người phụ nữ Trung Quốc tống vào máy giặt sau khi nhét vào miệng anh ta một ít bột giặt. Một lát sau xuất hiện từ trong máy giặt là một người đàn ông châu Á (?) đẹp trai, trắng trẻo, khiến người phụ nữ ngây ngất.
Clip quảng cáo này khiến người xem ở Mỹ giận dữ vì cho rằng người Trung Quốc kỳ thị đối với người da đen. Tuy nhiên, công ty đứng đằng sau mẩu quảng cáo trên phủ nhận những cáo buộc này.
“Chúng tôi không có ý gì khác ngoài việc quảng bá sản phẩm và cũng không bao giờ nghĩ đó là vấn đề (phân biệt) chủng tộc”, người phát ngôn của công ty mỹ phẩm Leishang được Hoàn cầu thời báo ngày 28.5trích phát biểu.
Video đang HOT
Mẩu quảng cáo bột giặt gây sốc của công ty Trung Quốc. YOUTUBE
“Truyền thông nước ngoài quá nhạy cảm đối với mẩu quảng cáo đó”, người phát ngôn nói tiếp và cho biết mẩu quảng cáo phát ở Trung Quốc ngắn hơn và không giống với clip bị người Mỹ chỉ trích, tức không có hình ảnh của người đàn ông da đen xuất hiện.
Người này nói rằng không biết từ đâu bản đầy đủ của mẩu quảng cáo trên được phát tán ra ngoài và lan tràn trên internet, theo South China Morning Post.
Không rõ công ty Trung Quốc sẽ làm gì với mẩu quảng cáo gây sốc trên trong khi những chỉ trích vẫn tiếp tục trên mạng từ nhiều nơi, không riêng ở Mỹ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Quảng cáo bột giặt Trung Quốc gây 'bão' vì phân biệt chủng tộc
Truyền thông Mỹ nổi đóa trước video quảng cáo "phân biệt chủng tộc": cô gái Trung Quốc đút bột giặt vào miệng người đàn ông da đen, đẩy anh ta vào máy giặt và sau đó người này biến thành người châu Á da vàng.
Trong đoạn video quảng cáo, người phụ nữ Trung Quốc đút viên bột giặt vào miệng người đàn ông da đen. YOUTUBE
Video quảng cáo bột giặt dạng viên nhãn hiệu "Qiaobi" của công ty Leishang (Trung Quốc) cho thấy một người đàn ông da đen mặc áo dính vết bẩn huýt sáo, tán tỉnh một cô gái trẻ Trung Quốc, theo AFP. Cô gái vẫy tay gọi người đàn ông da đen đến, đút viên bột giặt vào miệng anh ta, rồi bất ngờ nhận anh ta vào lồng máy giặt.
Cô gái đậy nắp máy giặt và ngồi lên, bất chấp người đàn ông bên trong gào thét.
Một lúc sau, một người đàn ông châu Á da vàng chui ra từ máy giặt với quần áo sạch sẽ và cô gái mỉm cười mãn nguyện.
Các hãng tin Mỹ đã chỉ trích quảng cáo này, gọi đây là một minh chứng cho thấy thái độ phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Trung Quốc.
"Quảng cáo này rõ ràng là phân biệt chủng tộc... nó cho thấy thái độ phân biệt chủng tộc và màu da ở Trung Quốc", trang tin Vox.com viết. Đài CNN (Mỹ) gọi đây là quảng cáo "phân biệt chủng tộc tệ hại nhất".
Trong đoạn video quảng cáo, người đàn ông da đen sau khi bị đẩy vào máy giặt đã "biến" thành người đàn ông châu Á da vàng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH YOUTUBE
Theo đài CNN, không chỉ truyền thông Mỹ bức xúc mà một số bộ phận cư dân mạng Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối mẩu quảng cáo thô thiển này.
Còn AFP cho hay quảng cáo này không thu hút nhiều sự chú ý ở Trung Quốc, với chỉ vài lời bình luận trên mạng xã hội, và chỉ có dưới 2.000 lượt view đoạn video quảng cáo đăng tải trên trang chia sẻ video phổ biến của Trung Quốc là Youku (tựa như Youtube).
Quảng cáo này, còn được chiếu trong các rạp chiếu phim hồi đầu tháng 5.2016, sử dụng cùng bản nhạc không lời và hiệu ứng âm thanh trong một đoạn quảng cáo tương tự của Ý trước đây. Quảng cáo của Ý cho thấy một người đàn ông da trắng bị đẩy vào máy giặt và sau đó biến thành... một người đàn ông da đen.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thủ tướng Canada xin lỗi việc đuổi tàu nhập cư Ấn Độ năm 1914 Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau đã xin lỗi công khai trước Quốc hội về sự phân biệt chủng tộc của chính phủ nước này khi không tiếp nhận tàu chở hàng trăm người nhập cư từ Nam Á hồi năm 1914. Thủ tướng Canada, Justin Trudeau chính thức xin lỗi trước Quốc hội về sự kiện năm 1914. REUTERS Chiếc tàu Komagata...