Hãng AI SenseTime mở rộng sang sản xuất linh kiện ô tô
Công ty phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất thế giới SenseTime đang tiến xa hơn ra ngoài hệ thống nhận dạng khuôn mặt, với những sáng kiến mới trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô.
Theo South China Morning Post, SenseTime hôm 14.2 cho biết đã ra mắt hệ thống phát hiện lỗi động cơ tự động hỗ trợ AI SenseSpring, nền tảng đào tạo kiểm tra chất lượng công nghiệp độc quyền, cho nhà sản xuất động cơ độc lập hàng đầu thế giới Beijing Foton Cummins Engine (Foton Cummins).
Theo SenseTime, cơ sở hạ tầng AI mới cho phép Foton Cummins phát hiện vấn đề về bề mặt và lắp ráp trong các thành phần động cơ quan trọng, giúp giải phóng người lao động ra khỏi công việc kiểm tra chất lượng thủ công tẻ nhạt, đánh dấu cột mốc đáng chú ý trong việc áp dụng hệ thống sản xuất thông minh của công ty có trụ sở tại Bắc Kinh. Foton Cummins là liên doanh giữa Beiqi Foton Motor Co và nhà sản xuất động cơ diesel Cummins của Mỹ.
Sáng kiến mới nhất của SenseTime được đưa ra vài tháng sau khi bị chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế
Video đang HOT
Dự án với Foto Cummins được kỳ vọng sẽ ghi dấu ấn của SenseTime trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Fourth Industrial Revolution), còn gọi là Công nghiệp 4.0, vốn tập trung vào thể hiện sự tự động hóa của sản xuất truyền thống và nâng cấp hoạt động công nghiệp thông qua công nghệ thông minh hiện đại. Điều đó cũng giúp SenseTime có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ công nghệ khác của Trung Quốc. Thị trường kiểm tra chất lượng công nghiệp non trẻ của Trung Quốc đạt 142 triệu USD vào năm 2020, hiện do Baidu, Huawei Technologies, Alibaba Group Holding và AInnovation dẫn đầu.
Sáng kiến mới nhất của SenseTime được đưa ra vài tháng sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với công ty AI lớn nhất Trung Quốc, vì cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Theo Bộ Tài chính Mỹ, SenseTime đã phát triển hệ thống nhận dạng khuôn mặt “có thể xác định dân tộc mục tiêu, đặc biệt tập trung vào việc xác định dân tộc Duy Ngô Nhĩ”. Chính quyền Washington đã thêm SenseTime vào danh sách đen đầu tư, ngăn người Mỹ mua cổ phần của hãng này.
Tháng 8.2021, SenseTime cho biết nền tảng AI lớn của công ty có thể được dùng cho buồng lái thông minh và các tính năng lái xe tự động của trên 20 triệu ô tô trong vài năm tới. SenseTime được thành lập bởi một nhóm giáo sư Đại học Trung văn Hồng Kông, đã thiết lập quan hệ đối tác với 30 nhà sản xuất ô tô, bao gồm Honda Motor Co, Great Wall Motors và Chery Automobile.
Năng lực sản xuất linh kiện iPhone 13 tại Việt Nam tăng từ tháng 10
Sản lượng iPhone 13 được dự đoán sẽ tăng lên khi nhà máy cung ứng module camera cho smartphone này tại Việt Nam hoạt động trở lại từ tháng 10.
Theo Nikkei , người mua iPhone 13 có khả năng phải đợi giao máy lâu hơn dự kiến. Một trong những nguyên nhân là do Covid-19 khiến nguồn cung linh kiện camera bị ảnh hưởng. Một lượng lớn module camera đời mới, dùng cho cả bốn mẫu iPhone 13, đang được sản xuất tại Việt Nam.
"Các nhà máy lắp ráp hiện vẫn có thể sản xuất iPhone mới, nhưng sự gián đoạn về nguồn cung khiến lượng module camera trong kho sắp hết", một giám đốc điều hành trực tiếp công việc này cho biết trên Nikkei . "Chúng tôi vẫn đang theo dõi tình hình tại Việt Nam và chờ họ tăng sản lượng".
Một giám đốc điều hành khác khẳng định, tình hình sẽ được cải thiện từ giữa tháng 10. Người này cho biết, một trong những cơ sở sản xuất module camera cho iPhone tại miền Nam Việt Nam sắp hoạt động đầy đủ trở lại, sau vài tháng gián đoạn.
Một lượng lớn module camera của iPhone 13 được sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam. Ảnh: Tuấn Hưng
Theo Eddie Han, nhà phân tích tại công ty Isaiah Research, sản lượng module camera cho iPhone 13 bị hạn chế do dịch bệnh tại Việt Nam, nhưng "mức độ tác động đến việc cung ứng iPhone mới vẫn nằm trong tầm kiểm soát".
Theo các nhà phân tích, thời gian giao hàng là một trong những yếu tố đánh giá sản lượng của iPhone. Hiện thời gian giao hàng của iPhone 13 Pro 512 GB màu xanh là khoảng năm tuần tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản, bốn tuần tại thị trường Mỹ. Mẫu iPhone 13 mini không có doanh số tốt, nhưng người dùng cũng phải chờ từ 7 đến 10 ngày.
Các chuyên gia cho biết, ban đầu, việc sản xuất iPhone 13 được dự tính sẽ vẫn suôn sẻ do sản phẩm không thay đổi nhiều so với thế hệ trước, đồng thời Apple đã dự trữ nhiều thành phần linh kiện quan trọng. Tuy nhiên, hãng sau đó quyết định nâng cấp tính năng chống rung OIS cho toàn bộ iPhone 13, trong khi trước đây chỉ trang bị cho mẫu Pro Max. Điều này đặt các nhà cung ứng vào tình thế phải tăng cường sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Giống như nhiều công ty công nghệ khác, Apple đang phải đối mặt với vấn đề thiếu chip, thiếu linh kiện và giảm doanh thu trong một năm qua. Hãng được cho là phải chuyển một lượng chip vốn phục vụ việc sản xuất iPad để dùng cho iPhone 13. Người mua iPad tại một số thị trường cũng đang bị giới hạn mua tối đa hai chiếc iPad đời mới.
Theo Eddie Han, điều đáng lo ngại hơn lúc này là tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc. Nước này đang yêu cầu các nhà máy ở Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông giảm giờ hoạt động, trong đó có nhiều nhà cung ứng bảng mạch, chip, vật liệu. Các nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn, Pegatron và Luxshare hiện chưa bị ảnh hưởng, nhưng theo Nikkei , nguồn cung linh kiện cho iPhone trong quý cuối năm có thể sẽ bị giảm.
Apple hiện chưa bình luận về việc này. Theo công bố trước đó, hãng có 21 nhà cung ứng tại Việt Nam.
Nhà cung cấp linh kiện lớn nhất thế giới đóng cửa vì Covid-19 Nhà máy Murata phải đóng cửa sau khi 98 công nhân dương tính Covid-19, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp điện tử toàn cầu. Ngày 26/8, Murata Manufacturing thông báo tạm đóng cửa một nhà máy ở Nhật Bản. Đây là nơi chuyên sản xuất linh kiện điện tử quan trọng được dùng trong nhiều thiết bị, từ điện thoại thông...