Hanel, Giầy Thượng Đình khóc trên “đất vàng”
Nắm quyền quản lý những khu đất ở vị trí trung tâm thành phố lớn được xem là lợi thế lớn của nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhưng với một số doanh nghiệp thì không hẳn như vậy.
Thoái vốn loay hoay… vì đất
Theo Quyết định số 908 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/6/2020, UBND TP. Hà Nội sẽ phải thực hiện thoái vốn nhà nước tại 28 doanh nghiệp, hạn chót đến hết năm 2020. Tuy nhiên, chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm, nhưng kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp này vẫn chưa nhúc nhích.
Điểm chung dễ nhận thấy ở các doanh nghiệp này là đang nắm quyền quản lý, khai thác nhiều khu “đất vàng”. Điển hình trong số này là Công ty cổ phần Hanel (mã HNE, UPCoM).
Hanel hiện có vốn điều lệ 1.926 tỷ đồng, trong đó UBND TP. Hà Nội sở hữu 97,93% vốn. Doanh nghiệp này đang quản lý, sử dụng nhiều lô đất có giá trị lớn, bao gồm lô đất số 2 Chùa Bộc có diện tích 2.660 m2; lô đất A12 Khương Thượng có diện tích 221,9 m2; lô đất tại số 128C Đại La có diện tích 413,6 m2; lô đất tại số 36 Hàng Bông có diện tích 92,9 m2 và Khu công nghiệp Sài Đồng B, quận Long Biên (thời hạn thuê đất 50 năm) có diện tích 242.274 m2. Đây là các khu đất trả tiền thuê hàng năm.
Ngoài ra, Hanel đang nắm trong tay một số đất dự án như Khu công nghệ phần mềm Hà Nội tại quận Long Biên, có diện tích 434.594 m2 (trong đó, có 205.245 m2 thuê đất trả tiền hàng năm, thời hạn thuê 50 năm tính từ năm 2011 và 229.404 m2 được giao đất không thu tiền sử dụng); dự án xây dựng điểm thông quan nội địa TP. Hà Nội tại huyện Gia Lâm có diện tích 192.118 m2 (với 91.089 m2 trả tiền sử dụng hàng năm thời hạn 50 năm từ năm 2019 và 229.304 m2 được giao đất không thu tiền sử dụng).
Công ty còn có lô đất rộng 4.188 m2 tại số 2 – E9 Phạm Hùng, quận Cầu Giấy; Khu đô thị Hanel – Alphanam có diện tích 525.300 m2 và một phần dự án số 165 Thái Hà, quận Đống Đa có diện tích trên 1.500 m2.
Trong cơ cấu tài sản của Hanel, có hai địa điểm thuê đất nhà nước đã được chuyển đổi mục đích sử dụng để thực hiện dự án. Lô thứ nhất tại số 60 Nguyễn Đức Cảnh, có diện tích 6.136 m2. Lô thứ hai là tại số 409 Lĩnh Nam, có diện tích 4.285 m2.
Công ty cũng góp vốn liên doanh bằng đất tại dự án xây dựng và kinh doanh khách sạn tại số 360 Kim Mã, quận Ba Đình, với thời hạn sử dụng đất là 49 năm kể từ năm 1993.
Tương tự Hanel, Công ty cổ phần Giầy Thượng Đình (mã chứng khoán GTD), UBNN TP. Hà Nội đang sở hữu 68,67% vốn, cũng đang nắm trong tay những lô đất ở vị trí đắc địa. Chẳng hạn, khu đất có diện tích 36.105 m2 tại số 277 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, hay khu đất trên phố Hạ Đình và khu đất trên đường Tôn Đức Thắng…
Video đang HOT
Hiện Giầy Thượng Đình đang sử dụng các lô đất trên theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.
Trở lại với câu chuyện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này, tại Đại hội cổ đông 2020, ông Nguyễn Đình Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hanel cho biết, theo lộ trình ban đầu, UBND TP. Hà Nội tiến hành thoái vốn tại Hanel từ năm 2018.
Việc thoái vốn nhà nước chậm trễ gây cho Giầy Thượng Đình không ít khó khăn trong hoạch định sản xuất – kinh doanh
Tuy nhiên, do nhiều bất cập trong quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần nhà nước và quy định về phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà đất nên việc thoái vốn bị kéo dài, đặc biệt là việc xác định giá khởi điểm cổ phần.
“Điều này nằm ngoài khả năng kiểm soát của Hanel nên Công ty chưa xác định được thời điểm thoái vốn thành công”, ông Vinh nói.
Kinh doanh lao đao
Việc nắm trong tay quyền quản lý, khai thác những khu đất ở vị trí trung tâm Hà Nội được xem là lợi thế lớn của các doanh nghiệp nhà nước. Và thực tế, lâu nay, đất vàng cũng là mục tiêu mà nhiều nhà đầu nhắm đến khi thâu tóm cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy vậy, khi việc định giá, sắp xếp lại cơ sở nhà đất của các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc, lộ trình thoái vốn nhà nước bị kéo dài, lợi thế của doanh nghiệp lại trở thành yếu tố bất lợi.
Tại Hanel, theo ông Vinh, việc chưa thoái vốn nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty.
Các chủ trương lớn của Hanel vẫn phải thông qua phê duyệt của UBND TP. Hà Nội trước khi người đại diện vốn nhà nước biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, khiến tiến độ triển khai các dự án cũng như hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bị hạn chế.
Một trong những giải pháp để khai thác được những thế mạnh về thương hiệu, nguồn lực đất đai, tài sản, thúc đẩy đà tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian tới, được lãnh đạo Hanel chia sẻ là: “Công ty sẽ báo cáo UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để việc triển khai thoái vốn được hiệu quả”.
Trong khi đó, tại Công ty Giầy Thượng Đình, Ban lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, việc thoái vốn nhà nước chậm trễ, kế hoạch di dời địa điểm hoạt động không rõ ràng đã gây cho doanh nghiệp không ít khó khăn trong hoạch định sản xuất – kinh doanh.
Để tháo gỡ khó khăn, Ban lãnh đạo Công ty đã đề xuất việc di dời cơ sở sản xuất tại 277 Nguyễn Trãi về Khu công nghiệp tại Đồng Văn, tỉnh Hà Nam. Nhưng chưa rõ khi nào thì kế hoạch này sẽ được triển khai.
Giải mã đà tăng dựng đứng của cổ phiếu FRT
Bất chấp kết quả kinh doanh lỗ trong hai quý gần nhất và doanh thu giảm, giá cổ phiếu FRT vẫn tăng hơn 39% từ đầu tháng 11 tới nay.
Nếu tính từ ngày 1/11 tới ngày 18/12, giá cổ phiếu FRT (của Công ty FPT Retail) tăng 8.150 đồng, tương đương mức tăng hơn 39%. Mức giá đóng cửa thấp nhất là 21.000 đồng (vào ngày 2/11), còn mức đóng cửa cao nhất là 29.000 đồng (vào ngày 18/12).
Từ đầu tháng 12 tới nay, giá cổ phiếu FRT tăng 5.250 đồng, tương đương hơn 22%. Giá đóng cửa thấp nhất là 24.050 đồng (vào ngày 2/12).
Lỗ 2 quý liên tiếp
Đà tăng mạnh của giá cổ phiếu FRT diễn ra khi COVID-19 tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của FPT Retail. Doanh thu thuần 9 tháng của công ty giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Hai quý kinh doanh gần nhất đều có kết quả lỗ.
Ngay từ trước khi COVID-19 bùng phát, FRT đã loay hoay với bài toán tăng trưởng, khi mảng kinh doanh chủ chốt là điện thoại di động đang dần bão hòa. Công ty đã thử kinh doanh thêm vài dòng sản phẩm mới như điện máy, mắt kính, đồng hồ nhưng chưa tạo ra thành công đáng chú ý và nhiều người đánh giá họ đi sau so với đối thủ.
Mũi nhọn tăng trưởng tương lai của FRT là chuỗi nhà thuốc Long Châu. Trong đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào cuối tháng 5, ban lãnh đạo công ty khẳng định họ đã tìm ra công thức để phát triển mảng kinh doanh dược phẩm, nhưng trong tương lai gần họ vẫn phải chịu những chi phí trong quá trình mở rộng ban đầu của chuỗi nhà thuốc.
Diễn biến trên thị trường cho thấy khối ngoại tỏ ra không hứng thú với viễn cảnh khó có lãi của FRT. Từng là một cổ phiếu gần kín room ngoại, giờ đây FRT trở thành món hàng mà nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thấp. Từ đầu năm đến ngày 18/12, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại công ty giảm từ mức 47.6% xuống còn 22.9%.
Quỹ ngoại bán cổ phiếu FRT, nhà đầu tư nội gom hàng
Hôm 18/12, nhóm quỹ Dragon Capital thông báo họ đã bán 1,64 triệu cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT) trong phiên giao dịch ngày 15/12.
Dù nhà đầu tư ngoại tháo chạy, giá cổ phiếu FRT vẫn tăng nhờ sức mua của nhà đầu tư nội. Ảnh: FRT
Sau giao dịch, nhóm quỹ Dragon hạ số lượng cổ phiếu FRT mà họ nắm xuống 2,46 triệu, tương đương 3,12% vốn điều lệ.
Quỹ Wareham Group Limited đã bán 1,26 triệu cổ phiếu FRT và Amersham Industries Limited đã bán 380.000 đơn vị, giảm tỷ lệ sở hữu xuống tương ứng 2,86% và 0,16%.
Số liệu cho thấy từ đầu năm đến nay, Dragon Capital đã bán FRT nhiều lần với tổng lượng bán ra tới hơn 8 triệu cổ phiếu.
Giá cổ phiếu FRT tăng liên tục từ đầu tháng 11 tới nay. Chốt phiên 18/12, giá mã này dừng tại 29.000 đồng, tăng hơn 2,5 lần so với vùng đáy hồi cuối tháng 3. Có lẽ Dragon Capital đã thu về khoảng 47 tỷ đồng từ đợt xả hàng.
Giới quan sát nh ận định dù nhà đầu tư ngoại tháo chạy, giá cổ phiếu FRT vẫn tăng nhờ sức mua của nhà đầu tư nội. Họ hấp thụ nguồn cung từ bên bán nước ngoài và đẩy cổ phiếu lên những mức giá cao hơn. Hòa nhịp cùng đà tăng của toàn thị trường, FRT tăng giá đến 167% kể từ khi chạm đáy vào cuối tháng 3, với thanh khoản dồi dào. Trong tháng mà nhóm Dragon Capital liên tục bán mạnh cổ phiếu, giá FRT tăng 27%.
Tăng gần 100%, lãnh đạo SBS cảnh báo sức nóng của cổ phiếu Với mức tăng từ 1.700 đồng/cổ phiếu lên mức 3.600 đồng/CP, cổ phiếu SBS của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã SBS - UPCoM) ghi nhận tăng gần 100% sau 7 phiên và đang thu hút giới đầu tư. Với thanh khoản thường xuyên duy trì ở mức hơn 10.000 tỷ đồng/phiên, nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán...