Hạn sử dụng của mỹ phẩm
Khi mascara đã hết tuổi thọ, nó sẽ có mùi giống mùi xăng rất dễ nhận ra. Còn kết cấu của sản phẩm má hồng dạng kem hay phấn sẽ giúp ta phát hiện sự bất thường, đó là khi chúng trở nên cứng đơ.
Mascara
Đây là sản phẩm làm đẹp mà bạn cần cẩn trọng nhất. Khi cọ chải mi đã được mở ra dùng và cho lại vào tuýp, nó sẽ mang theo đủ các loại vi khuẩn. Nhà hóa học mỹ phẩm Jim Hammer giải thích, vi khuẩn có thể gây đỏ, ngứa mắt, thậm chí là làm cho “cửa sổ tâm hồn” bị viêm màng kết. Vì thế, cứ 2 đến 3 tháng bạn phải thay mascara một lần cho an toàn. Chuyên gia trang điểm Pati Dubroff bật mí khi mascara đã hết tuổi thọ, nó sẽ có mùi giống mùi xăng rất dễ nhận ra. Nếu mắt bạn có bất cứ triệu chứng xấu nào, hãy vất bỏ cây mascara đang dùng ngay lập tức dù có thích đến thế nào đi nữa. Đồng thời cũng bỏ những sản phẩm dùng để trang điểm mắt vì chúng có thể cũng đã bị nhiễm khuẩn.
Kem nền
Ngoài loại kem nền dạng phấn ra, tất cả các loại kem nền đều ở dạng lỏng, nghĩa là vi khuẩn rất ưa thích. Khi chưa mở ra, kem nền có tuổi thọ hàng năm. Nhưng khi nắp hộp đã mở, nhà hóa học mỹ phẩm Hammer khẳng định bạn gái nên thay kem nền sau 6 đến 12 tháng sử dụng. Khi dùng, chú ý để sản phẩm tránh nơi ẩm ướt (như phòng tắm) và hơi nóng do nhiệt độ cao kích thích sự phát triển của vi trùng và đẩy nhanh tốc độ “về vườn” của kem nền nói riêng và các sản phẩm làm đẹp nói chung. Luôn luôn quan sát để phát hiện nếu lọ kem nền của mình có bị biến màu hay biến mùi hay không để thay, vì nếu không, hậu quả có thể để lại trên làn da bạn: ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn.
Che khuyết điểm
Sản phẩm này dùng để giấu đi các nốt đỏ, nốt mụn chứ không phải để gây ra chúng. Nhưng nếu bạn để quá hạn, hậu quả sẽ là như vậy. Nhà hóa học mỹ phẩm Ni’Kita Wilson cho biết, bạn gái có thể phát hiện ra khi nào phải bỏ kem che khuyết điểm đi bằng cách căn cứ vào sự biến đổi của màu sắc. Che khuyết điểm dạng phấn và cây lăn có thể dùng được tới 2 năm còn sản phẩm dạng lỏng phải ra đi sau 1 năm mà thôi.
Ngoài loại kem nền dạng phấn ra, tất cả các loại kem nền đều ở dạng lỏng, nghĩa là vi khuẩn rất ưa thích.
Phấn má
Các loại phấn má có thể sử dụng được trong 2 năm. Tuy vậy, chuyên gia Wilson cho biết một số loại phấn có lượng nhỏ nước chiết xuất từ thực vật nên vi khuẩn có nguy cơ sinh sôi nảy nở nếu bạn gái để hộp phấn trong phòng tắm. Hãy chịu khó đọc trong thành phần của phấn. Những cái tên Latin dài thường là tên gọi các loại thực vật còn tên gọi thông thường của chúng (như chiết xuất yến mạch, chè xanh, lô hội, tre) thường được cho vào phần ngoặc kép.
Video đang HOT
Má hồng
Quy tắc dành cho phấn má cũng là quy tắc của phấn hồng vì cả hai đều chứa nước. Tuy nhiên má hồng dạng kem thì phải thay ngay sau 1 năm sử dụng. Chuyên gia Wilson tư vấn, để kéo dài tuổi thọ của cả hai loại má hồng, bạn hãy chăm chỉ làm vệ sinh cây cọ và cất hộp phấn ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Wilson nói: “ Nếu hộp má hồng bị ướt, nguy cơ vi khuẩn phát triển là rất cao”. Sự ẩm ướt có thể lây từ kem mặt và kem nền. Dubroff giải thích: “Nếu bạn dùng kem nền, phấn má rồi phủ phấn hồng lên, chất dầu ẩm ướt có thể bám vào cây cọ rồi chuyển sang hộp phấn má”. Để tránh trường hợp này, sau khi dùng kem nền và làm ẩm, hãy chờ vài phút rồi mới phủ phấn hồng lên. Bạn cũng có thể dùng giấy thấm để thấm bớt dầu trên mặt. Đánh xong má hồng, hãy dùng khăn khô lau khô cọ ngay lập tức. Kết cấu của sản phẩm má hồng dạng kem hay phấn đều giúp ta phát hiện sự bất thường, đó là khi chúng trở nên cứng đơ.
Màu mắt
Để mắt không bị đỏ hoặc ngứa, cần thay phấn mắt sau khoảng 3 tháng. Chuyên gia Hammer khẳng định các bạn gái cần kiên quyết dù thích hộp phấn mắt ấy đến thế nào. Tuy có công thức khá giống với các loại phấn khác, nhưng phấn mắt phải thay nhanh hơn vì chúng thường xuyên tiếp xúc với màng nhầy của mắt, nguy cơ vi khuẩn lây lan vào sản phẩm rồi lại lây vào mắt cao hơn. Màu mắt dạng kem thì càng phải chú ý hơn nữa vì đó là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn so với phấn mắt. Cần rửa sạch tay trước nếu dùng tay đánh phấn lên mắt. Đồng thời chú ý nếu màu sắc và mùi của hộp phấn thay đổi.
Bút kẻ mắt
Dù là dạng lỏng hay dạng bút, sản phẩm kẻ mắt cũng cần được thay mới sau 3 tháng. Chuyên gia Hammer cảnh báo, cũng giống phấn mắt, bút kẻ mắt được dùng ở gần một khu vực nhạy cảm và có thể bị lây vi khuẩn từ đó, rồi lại mang vi khuẩn quay trở lại đôi mắt một cách dễ dàng “dù không có dấu hiệu rõ ràng về sự nhiễm khuẩn”. Nếu sản phẩm kẻ mắt của bạn đã cũ, bẩn, bạn có thể bị đỏ mắt, ngứa, nặng hơn thì viêm màng kết. Bút kẻ mắt thì dùng được lâu hơn so với dạng lỏng một chút.
Son môi và son bóng
Hammer nói nguy cơ son bị nhiễm khuẩn là thấp vì về công thức thì chúng không có tí nước nào. Tuy thế, son bị tiếp xúc liên tục với khu vực miệng nên Hammer khuyên bạn gái nên thay các sản phẩm dành cho đôi môi sau 1 năm, hoặc sau thời gian bị ốm. Son môi và son bóng có các thành phần chứa dầu và Dubroff cho biết sau một thời gian, nó sẽ bắt đầu có mùi giống như… mùi dầu ăn cũ. Bạn cũng cần để ý tới kết cấu của sản phẩm. Dubroff nói: Bạn sẽ biết thỏi son môi của mình đã hỏng khi nó cứng lại và không thể tán màu lên môi nữa. Son bóng hỏng khi bạn có cảm giác lợn cợn trên môi.
Sơn móng tay
Sản phẩm này không hỏng vì vi khuẩn. Nhưng cuối cùng sơn cũng bị khô, trở nên dày cộp và lổn nhổn, các hạt màu chìm xuống dưới đáy lọ. Nếu bạn đã lắc đều mà màu và nước vẫn không thể “tái hợp” thì phải chia tay lọ sơn móng ưa thích này thôi.
Các loại cọ
Nếu được vệ sinh sạch sẽ và cất giữ cẩn thận, những cây cọ tốt có thể dùng được vài năm. Nhưng khi lông cọ bắt đầu bị xơ hoặc tõe ra thì đã đến lúc mua bộ cọ mới rồi. Chuyên gia Dubroff khuyên rằng sau mỗi lần sử dụng, bạn gái hãy lau sạch cọ bằng giấy ăn khô hoặc khăn khô. Cứ hai tuần lại tổng vệ sinh bằng dầu gội đầu dịu nhẹ. Cách tốt nhất để bảo quản cọ là cắm vào cốc cho thoáng và giữ được form. Ngoài cọ, các dụng cụ khác như miếng bọt biển cần được thay sau 2 lần sử dụng.
(Theo Bưu điện Việt Nam)
Kiến thức về sử dụng mỹ phẩm an toàn
Mỹ phẩm được định nghĩa là những sản phẩm dùng trên cơ thể người nhằm làm sạch, làm đẹp, tăng sự hấp dẫn hoặc làm thay đổi ngoại hình mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hay các chức năng của cơ thể.
Tuy nhiên, ngày nay hầu hết mỹ phẩm đều chứa hoá chất và chất độc, vì thế những tác dụng phụ của mỹ phẩm có thể có hại cho sức khoẻ của người sử dụng.
Kem chống nhăn: Được phụ nữ dùng nhiều, chất collagen (tạo keo) trong kem giúp cho da đẹp, nhưng sau nhiều năm, chất collagen co lại và làm phát sinh các nếp nhăn. Lanolin cũng là một chất trong kem còn chứa cả chất diệt cỏ, chất gây ung thư và dioxin. Những hoá chất này thực sự không đảo ngược được tiến trình lão hoá mà chỉ giúp giữ ẩm cho da.
Kem lót hay dịch làm nền: Chủ yếu chế tạo từ tiến trình chế biến dầu hoả, được coi là chất ô nhiễm có tác dụng xấu đến hormon của con người. Loại mỹ phẩm này bị nghi ngờ có chứa các tác nhân gây ung thư và làm chậm tiến trình đổi mới tế bào dẫn đến lão hoá sớm. Các chất chống nắng còn nguy hiểm hơn, cũng được chế tạo từ dầu mỏ và có thể gây ung thư da, đại tràng và vú.
Son môi: Gây tổn thương nhiều nhất cho sức khoẻ, độc hại nhất trong số các mỹ phẩm. Một số son môi chứa các thành phần có thể gây ung thư, thai đẻ ra chết hay có dị tật. Nhiều dấu hiệu bất thường đã được cảnh báo khi dùng son môi như: Ban đỏ ở da, đau mắt đỏ, sưng lợi, tê bì và những vấn đề về hô hấp. Dầu thơm, thuốc nhuộm bền vững và hoá chất dùng để chế tạo son môi có thể gây ra dị ứng và nhiều vấn đề sức khoẻ khác.
Không phải mọi mỹ phẩm đều có hại, nhiều sản phẩm rất cần thiết để vượt qua những vấn đề như trứng cá, nếp nhăn, da lão hoá.
Sơn móng tay: Chứa các chất độc hại như toluene, phenol và xylene. Phenol bị nghi ngờ là thành phần gây ung thư, có thể gây sần da nếu tiếp xúc. Toluene có thể gây nhức đầu, mất đi sự thèm ăn và gây buồn nôn.
Một số chất độc được dùng phổ biến trong hoá mỹ phẩm như:
1. Sodium lauryl sulfate (SLS): Được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu trong kem đánh răng, kem cạo râu, dầu gội đầu, sữa tắm, nước súc miệng... SLS được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản xuất mỹ phẩm.
2. Polyethylene glycol (PEG): Sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da. Chất này gây ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể.
3. Propylen glycol (PG): Có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi, kem đánh răng. PG gây ảnh hưởng xấu lên gan, não, thận.
4. Isopropyl alcohol: Được dùng trong thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, kem làm mềm da tay. Chất này gây nhức đầu.
5. Triethanolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và Monoethanolamine (MEA): Có trong sữa tắm, dầu khử mùi, kem chống nắng... Các chất này dễ được hấp thu qua da, gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Khuyến cáo với người dùng mỹ phẩm
* Không phải mọi mỹ phẩm đều có hại, nhiều sản phẩm rất cần thiết để vượt qua những vấn đề như trứng cá, nếp nhăn, da lão hoá. Mỗi người có loại da riêng, nếu là loại da nhạy cảm thì cần chọn mỹ phẩm thích hợp. Những người có làn da nhạy cảm, hay bị bệnh dị ứng như bệnh eczema, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nhức nửa đầu là đối tượng dễ bị dị ứng mỹ phẩm nhất
* Có nhiều hoá chất trong mỹ phẩm, vì vậy nên dùng các mỹ phẩm được chế tạo bằng các nguyên liệu tự nhiên (lô hội, thảo mộc, rau quả, nghệ, tinh chất gỗ trầm...) vì không gây tổn thương nhiều cho da, giữ cho da có độ ẩm lâu bền.
* Chỉ nên dùng mỹ phẩm tốt, có thương hiệu. Trên thực tế, kể cả với mỹ phẩm của các hãng danh tiếng, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng hay dị ứng, do từng cơ địa hoặc do thiếu hiểu biết về cách sử dụng mỹ phẩm an toàn. Tuy nhiên, nguy cơ, mức độ dị ứng những loại mỹ phẩm cao cấp này thường thấp hơn những mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường
* Không dùng khi không cần thiết, ví dụ khi ở nhà hay không phải ra ngoài và luôn tẩy rửa mỹ phẩm khi đi ngủ.
* Thực hành chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước và các dịch khác có tác dụng tốt đến cấu trúc da, giúp cho da sáng láng mà không cần dùng mỹ phẩm.
* Không thể phủ nhận rằng sử dụng mỹ phẩm cũng là một cách để tăng thêm sự tự tin và cả sức khoẻ vì làm đẹp cho bản thân là một trong những cách để chống stress - nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn sinh lý và bệnh tật nhưng người sử dụng cần lưu ý về nguy cơ "con dao hai lưỡi" của các sản phẩm này.
Bs Đào Xuân Dũng
(Theo Lao động )
Làm đẹp mà không hại da Sử dụng mỹ phẩm như thế nào để vừa đẹp, vừa không gây hại cho làn da? Chuyên gia trang điểm Nguyễn Hùng cung cấp 5 bí quyết cho bạn. 1. Không nên đánh quá nhiều phấn Vào mùa hè không nên đánh quá nhiều phấn để tránh gây bít lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn, trứng cá. Khi đánh phấn nền,...