Hàn Quốc xóa bỏ trường “con nhà giàu”
Bộ Giáo dục Hàn Quốc sẽ yêu cầu các trường tư, trường quốc tế sẽ tuyển sinh tương tự như các trường công. Báo Hàn ví von đây là một cách “xóa bỏ các trường trung học dành cho con nhà giàu”.
Phát biểu tại buổi họp báo tổ chức tại Seoul, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun Hae cho biết, năm 2025, các trường tư thục, trường ngoại ngữ và trường quốc tế tại Hàn Quốc sẽ chuyển đổi thành trường bình thường. Đây sẽ là nền móng cho hệ thống giáo dục tín chỉ và giáo dục định hướng tương lai cho học sinh các trường phổ thông.
Cụ thể, cho đến năm 2024, các trường sẽ duy trì tuyển sinh theo phương án cũ. Từ tháng 3/2025, những trường này sẽ nhận học sinh theo cách tương tự như các trường thông thường vẫn làm, nhưng có thể duy trì tên hiện tại và các chương trình giảng dạy chuyên ngành.
“Tôi rất quan tâm đến vấn đề cộng đồng, rằng sự cách biệt trong giáo dục sẽ dẫn đến sự chênh lệch trong các tầng lớp xã hội” – bà Yoo nói.
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun Hae cho biết, năm 2025 sẽ xóa bỏ những trường “con nhà giàu” tại Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Ngoài ra, bộ trưởng Yoo cũng khẳng định, Bộ sẽ tăng cường chất lượng giảng dạy tại các trường phổ thông công lập bằng các chương trình giảng dạy đa dạng và hệ thống tín chỉ mới, cũng bắt đầu từ năm 2025.
Theo đó, hệ thống trường trung học sẽ được đơn giản hóa, phù hợp với nhu cầu của từng học sinh với chương trình học chính quy đa dạng, từ những môn học nghệ thuật đến đào tạo nghề.
Sự thay đổi mạnh mẽ được đưa ra trong bối cảnh có nhiều chỉ trích rằng các trường dành cho con nhà giàu tại Hàn Quốc đã đẩy mạnh khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong hệ thống giáo dục.
Các trường này thành lập để đáp ứng nhu cầu học tập và điều kiện của gia đình học sinh, nhưng trên thực tế lại trở thành cánh cửa vào những trường đại học danh tiếng tại Hàn Quốc.
Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra rằng, các trường đặc biệt này phần lớn dành cho con cái của các gia đình giàu có, củng cố hệ thống phân cấp giữa các trường, khuyến khích sự cạnh tranh khốc liệt giữa các học sinh và thúc đẩy chi tiêu cho giáo dục tư nhân.
Video đang HOT
Học phí của những trường dành cho con nhà giàu cao gấp ba lần mức học phí trung bình của trường công lập. Ngoài ra, những phụ huynh giàu có sẽ chi thêm số tiền cao gấp 1,4 đến 1,7 lần so với những gia đình bình thường cho con học tư thục.
Tính đến tháng 4/2019, số lượng các trường dành cho con nhà giàu tại Hàn Quốc là 79 với khoảng 4% học sinh trung học trên toàn quốc đang theo học. Trong khi đó, quốc gia này có 1.555 trường phổ thông bình thường đang giảng dạy cho hơn 1,1 triệu học sinh.
Quyết định trên đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền các thành phố lớn, nhưng vấp phải ý kiến phản đối của các tổ chức giáo dục và những gia đình có điều kiện khá giả.
“Quyết định này không phù hợp với định hướng của các nước tiên tiến đang theo đuổi là mở ra cơ hội học tập cho học sinh trong thời đại Công nghiệp 4.0″, đại diện liên đoàn giáo viên Hàn Quốc nói.
Trường Giang
Theo The Korea Herald/vietnamnet
Rich kid bất chấp để lấy anh chàng "soái ca", đúng đêm tân hôn vội bỏ của chạy lấy người vì nghe mẹ chồng nói: "Cố 'bòn' thêm ít nữa cho mẹ trả nợ"
"Chưa kịp mở cửa bếp, em đã nghe tiếng nói chuyện của mẹ chồng và chồng. Họ đang thậm thụt mở phong bì cưới đếm tiền mà chẳng thèm gọi em", cô gái kể.
Đúng là trên đời có phải lúc nào tình cảm của người đàn ông cũng chính xác như những gì họ thể hiện ra. Nhiều người phụ nữ chỉ mong mỏi gặp được chân ái, không quan tâm điều kiện kinh tế của bạn trai ra sao. Ấy vậy nhưng, đôi khi sự không tính toán đó lại gặp phải cái kết buồn bã. Một cô gái đã tâm sự trong group kín chỉ vài ngày sau kết hôn. Câu chuyện như sau:
"Các chị ạ, chẳng phải mình cứ sống thoải mái, không tính toán thì sẽ gặp được người đàn ông xứng đáng đâu. Hôm nay là 3 ngày sau đám cưới của em. Kết hôn cưới chồng mà bây giờ em nặng trĩu, lại còn cay cú nữa chứ. Đúng là cuộc đời chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Em năm nay 29 tuổi, khá xinh đẹp và con nhà giàu. Bố em là chủ một doanh nghiệp lớn ở tỉnh. Vì gia cảnh giàu có, em cũng kiếm được tiền nên từ bé đến lớn chưa bao giờ có ý nghĩ yêu đương mà phải nhìn gia cảnh bạn trai. Tuy nhiên, do các quan hệ của bố mẹ cùng môi trường học nên hai mối tình cũ của em cũng đều với những con cái nhà có máu mặt cả. Yêu đương chẳng đi đến đâu nên em cũng đâm chán nản. Năm ngoái, em quen với hắn - một nhân viên văn phòng bình thường.
Hắn tán tỉnh em trước vì gặp nhau trong dịp sinh nhật một cô bạn. Dần dần em cũng nảy sinh tình cảm vì hắn nói chuyện hay, pha trò giỏi lại rất hài hước. Sau đó không bao lâu thì được ngỏ ý. Em cũng muốn thử cảm giác yêu một anh chàng hoàn cảnh bình thường là thế nào nên gật đầu. Em cũng biết gia cảnh hắn không tốt lắm, bố mẹ làm nông nghiệp ở quê. Nghe đâu mẹ hắn còn lô đề, cờ bạc. Nhưng em chẳng quan tâm, người em yêu là hắn cơ mà.
Hắn tốt với em lắm, chăm chút từng tí một, còn gọi em là 'công chúa', cưng chiều vô cùng. Thậm chí có lần dỗi nhau hắn đứng cả đêm dưới cổng nhà xin được vào gặp để xin lỗi luôn ấy. Dù hoàn cảnh, chẳng có nhiều tiền đâu nhưng hễ có dịp lại đi mua quà tặng em cực chu đáo. Đấy, cũng chỉ vì sự chu đáo mà sau này em 'sáng mắt ra'.
Ảnh minh họa.
Thời gian sau, em đưa hắn về nhà ra mắt. Bố mẹ em rất thoải mái nói chuyện. Tuy vậy, tối hôm đó khi hắn về, bố có gọi em lại và hỏi về chuyện có nghiêm túc trong mối quan hệ này không. Bố cảm thấy có chút không ổn ở chàng trai này. Con chia tay đi!
Lúc đó em lại thấy bố không tôn trọng tình yêu nên nói chuyện gay gắt lắm. Thậm chí, em tức giận nên nói thẳng việc cưới hắn ta với bố luôn dù chưa nghĩ đến trước đó.
Chuyện cưới xin được bàn nhanh lắm mọi người ạ, em hung hăng thể hiện với bố quá mà. Bố mẹ em khuyên bảo hết lời không được nên đồng ý để em cưới. Vì là con gái một nên chỉ cần em làm mình làm mẩy nhịn ăn là mẹ đã nước mắt ngắn dài bắt bố đồng ý luôn. Nhà trai khỏi phải bàn, anh ấy đưa em về ra mắt nói gì bố mẹ bên đó cũng gật. Thậm chí em có cảm giác họ cả nể em quá mức luôn đó. Hắn ta thì cứ cười tủm tỉm ôm em bảo rằng mong ngày này lâu lắm rồi, giờ chỉ mong được ở bên cạnh chăm sóc, nấu cơm cho em ăn thôi khiến em sướng rơn, nghĩ gặp được tình yêu đích thực".
Đọc được chừng này chắc hẳn mọi người đã cảm thấy chắc chắn đám cưới sẽ có chút vấn đề gì đó rồi đúng không? Một chàng trai khiến ông bố chủ doanh nghiệp của cô dâu lăn tăn, hoàn cảnh gia đình quá chênh lệch thì kiểu gì cũng tồn tại những lý do để tất cả bùng nổ.
"Vì hiểu hoàn cảnh bạn trai nên chụp ảnh cưới ở Đà Lạt em bỏ tiền ra hết. Thậm chí đặt trước tour tuần trăng mật châu Âu em cũng cũng 'chi đậm' không băn khoăn gì.
Hắn nói rằng không đủ tiền cưới. Em dù hơi bực mình vì đàn ông đi làm 7, 8 năm không dư nổi mấy chục triệu nhưng cũng chuyển luôn 100 triệu để đặt khách sạn vì nghĩ rằng gánh nặng gia đình khiến hắn chẳng để dư tiền nổi. Nói chung em chẳng khó khăn gì. Đám cưới cuối cùng diễn ra, dù có vài sự cố nhỏ nhưng thôi bỏ qua.
Ảnh minh họa.
Đêm tân hôn, em ở nhà chồng. Vì xác định chỉ ngủ ở nhà chồng đúng hôm đó rồi sau này hai đứa lên Hà Nội có nhà riêng của em nên em cũng thoải mái.
Ngồi trong phòng một lúc không thấy chồng vào nên em ra ngoài rồi xuống khu bếp. Chưa kịp mở cửa bếp, em đã nghe tiếng nói chuyện của mẹ chồng và chồng. Họ đang thậm thụt mở phong bì cưới đếm tiền mà chẳng thèm gọi em. Chắc sợ em biết nên trốn hẳn xuống bếp.
Mẹ chồng bảo: 'Mày 'bòn' nó tiếp ít nữa cho mẹ trả nợ. Nhà nó thiếu gì tiền. Dụ nó bảo đưa vàng cho mẹ giữ cũng được. Hôm nay tao thấy bố nó đến bằng cái xe giống cái thằng T. làng mình hay đi đấy. Nghe đồn xe đến tận 7 tỷ cơ. Hay là thôi đưa tao tiền phong bì, nó quan tâm gì vài ba đồng tiền mừng này. Đưa mẹ một ít đi trả lãi ngoài chỗ ông Đ.'.
Tiếp theo đó là tiếng ông chồng mới cưới: 'Làm thế không được. Mẹ cứ đưa cho nó toàn bộ tiền... mà thôi thủ một ít nó biết thế nào được. Tí con bảo sợ nó mệt, nghỉ sớm rồi nên mẹ con mình đếm hộ. Mẹ khoan nói chuyện tiền bạc gì với nó, mấy nữa con 'vặt' thêm cho mẹ trả nợ. Cưới nhau rồi tiền nó cũng là tiền con, mẹ yên tâm'.
Nghe đến đây mà em choáng váng. Hóa ra, gia đình bên này đã 'diễn kịch' để lừa em. Anh ta nào có yêu thương gì, cố cưới được chỉ vì gia sản và hoàn cảnh của em mà thôi, cũng may là chưa đăng ký kết hôn. Em vào buồng trong, cầm vali đồ, nhét đến vài cây vàng cưới nhà gái trao rồi đi thẳng ra cổng. May nhà thị trấn, nên bên ngoài có taxi, em bắt một cái chạy thẳng lên Hà Nội về nhà bố mẹ.
Em vào nhà kể hết chuyện. Mẹ em òa khóc nghe, bố thì ngậm ngùi bảo may nhận ra sớm là tốt. Em xin lỗi bố mẹ vì không nghe lời.
Hôm sau hắn ta mò đến, quỳ gối ở cổng xin được vào nhưng lần này em không quan tâm. Em cùng bố mẹ ra nói thẳng vào mặt rằng đã nghe được cuộc nói chuyện đó, quyết định chia tay và yêu cầu hắn 'biến' trước khi bảo vệ khu nhà được gọi đến. Hắn xám ngoét đi về".
Đúng là một câu chuyện mà đọc xong thấy bức xúc thay cô dâu mới. Đôi khi, ngay trong ngày kết hôn người ta có thể gặp phải những câu chuyện không thể tin nổi. Ai ngờ, nhiều khi sự thể hiện ra mặt của người đàn ông là giả vờ để có được trái tim cô gái, phục vụ cho những mục đích liên quan đến tiền bạc, gia sản về sau.
Đọc xong người ta càng cảm thấy rằng, tốt nhất hãy nghe lời khuyên của bố mẹ, dù trong việc chọn vợ chồng thì cũng nên để tâm. Đừng vì một phút tức giận, quyết định vội vàng để nhận hậu quả về sau. Và đám cưới nên đến khi tình cảm yêu đương chín muồi. Chuyện trăm năm đừng bao giờ gấp gáp.
Theo Helino
"Cứng" như con dâu nhà người ta: "Hóa vàng" váy cưới 2 nghìn đô cùng 500 tấm thiệp mời chỉ vì mẹ chồng phán "đã nhà quê còn không biết điều" "Có chết em cũng không quên được mẹ anh ấy bảo em: 'Đã gái già còn nhà quê mà không biết điều. Mẹ vì con nên mới cho cưới, chứ con xem, về đón dâu cái nhà lụp xụp ấy rồi xấu mặt cả gia đình mình...'", cô gái chia sẻ. Những câu chuyện éo le xảy ra trước đám cưới ngày càng...