Hàn Quốc vận hành thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân Shin-Hanul số 2
Theo hãng tin Yonhap, ngày 2/10, công ty Thủy điện và điện hạt nhân Hàn Quốc (KHNP) thông báo lò phản ứng hạt nhân Shin-Hanul số 2 ở miền Nam nước này bắt đầu hoạt động thử nghiệm trong vòng 6 tháng trước khi vận hành toàn bộ hệ thống vào tháng 3 năm sau.
Nằm tại huyện ven biển Uljin, cách thủ đô Seoul 215 km về phía Đông Nam, lò phản ứng Shin-Hanul số 2 được hoàn thành xây dựng vào tháng 4/2022. Sau khi được Ủy ban An ninh và an toàn hạt nhân Hàn Quốc phê duyệt, lò Shin-Hanul số 2 đã được nạp nhiên liệu và đưa vào vận hành thử nghiệm trong tuần qua. Đây là lò phản ứng hạt nhân thứ 28 của Hàn Quốc, có công suất phát điện 1.400MW, sử dụng công nghệ APR1400 với tuổi thọ dài và chi phí hợp lý.
Hồi tháng 12/2022, nước này đã vận hành thương mại lò phản ứng Shin-Hanul số 1. Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cho biết đang chuẩn bị triển khai dự án xây dựng các lò phản ứng Shin-Hanul số 3 và số 4 sau khi các cơ quan liên quan phê duyệt, nhằm tăng tổng sản lượng năng lượng điện hạt nhân lên hơn 30% vào năm 2030.
Chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã đảo ngược kế hoạch loại bỏ hạt nhân của chính phủ tiền nhiệm và đang nỗ lực gia tăng năng lượng hạt nhân để quản lý tốt hơn nhu cầu điện cũng như coi đây là một động cơ tăng trưởng xuất khẩu chính.
Video đang HOT
Hàn Quốc cam kết đến năm 2030 giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 2018 và đạt được mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050.
Ba Lan công bố kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân
Việc Ba Lan có tham vọng mua tàu ngầm hạt nhân được cho là động thái nhằm đáp trả việc Nga đưa vũ khí hạt nhân tới Belarus.
Tại một diễn đàn gần đây do cổng thông tin quân sự Ba Lan Defence24 tổ chức, Bộ trưởng Quốc phòng nước này - ông Mariusz Blaszczak tuyên bố rằng vào cuối năm nay, họ sẽ nối lại chương trình Orka nhằm mua "hai hoặc ba tàu ngầm mới".
Hơn nữa không loại trừ khả năng chúng sẽ được trang bị lò phản ứng hạt nhân.
"Chúng tôi muốn tàu ngầm của mình có đặc điểm là phải thực hiện được nhiệm vụ chiến đấu dài ngày và mang theo vũ khí đầy uy lực".
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Blaschak nói và cho biết thêm rằng ông được "truyền cảm hứng" từ hiệp ước AUKUS do Australia ký kết, với mục đích sở hữu tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.
Hải quân Ba Lan có thể mua tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ tương tự như Australia?
Hiện tại, Hải quân Ba Lan được trang bị một tàu ngầm duy nhất đó là chiếc Orzel (Đại bàng) thuộc lớp Kilo, được chế tạo vào giữa những năm 1980 tại nhà máy Krasnoye Sormovo ở Liên Xô.
Bên cạnh đó, hai tàu ngầm lớp Kobben cuối cùng do Đức chế tạo từ những năm 1960 mà Ba Lan mua từ Na Uy đã ngừng hoạt động vào năm 2021.
Ngay sau thông báo của Bộ trưởng Blaszczak, Trung tá Krzysztof Platek - phát ngôn viên của Cơ quan Vũ khí Ba Lan, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn PAP, đã làm rõ kế hoạch về vai trò và cơ hội để Warsaw mua tàu ngầm mới.
"Đối với khu vực biển Baltic, tàu ngầm sẽ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ các tuyến giao thông khỏi mối đe dọa từ tàu ngầm đối phương, hoặc để cản trở một cuộc đổ bộ. Nhưng chúng cũng có thể tiến hành hoạt động tấn công, làm tê liệt khả năng di chuyển của tàu địch".
Ông Platek lưu ý rằng các tàu ngầm có tầm hoạt động xa và lặn sâu sẽ "săn tàu địch" bằng ngư lôi ở những khu vực xa bờ. Trong số các nhiệm vụ khác mà tàu ngầm Ba Lan cần thực hiện, việc triển khai lực lượng đặc biệt và "tất cả mọi hoạt động liên quan đến tác chiến cùng lực lượng NATO" cũng được liệt kê.
Khi được hỏi về tầm hoạt động của tàu ngầm mà Ba Lan dự định mua, ông Platek nói: "Kế hoạch hiện tại bao gồm những phát triển mới nhất trong hệ thống AIP (động cơ đẩy độc lập không khí) cho tàu ngầm thông thường".
"Tuy nhiên không thể loại trừ viễn cảnh tàu ngầm sẽ có lò phản ứng hạt nhân, vì công nghệ như vậy mang lại khả năng kiểm soát đại dương. Đây vẫn là một câu hỏi mở và liên quan đến khả năng tài chính cũng như các yêu cầu cuối cùng của Hải quân Ba Lan".
Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Hàn Quốc thảo luận về vấn đề Triều Tiên và Ukraine Theo hãng tin Yonhap, ngày 19/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã có cuộc gặp với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres bên lề Khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ). Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại cuộc gặp...