Hàn Quốc và Mỹ phê chuẩn phương án di dời trụ sở Bộ Tư lệnh liên quân
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 3/6 đã công bố thông cáo báo chí và tổng kết kết quả cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng nước này Jeong Kyeong-doo và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan diễn ra tại Seoul cùng ngày.
Binh sĩ Mỹ gác tại lối vào căn cứ quân sự Yongsan ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ trưởng hai nước đã thông qua phương án bổ nhiệm riêng một Đại tướng 4 sao của quân đội Hàn Quốc giữ chức “Tư lệnh liên quân” tương lai, đơn vị sẽ phụ trách quyền tác chiến thời chiến của Seoul, thay vì để Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc kiêm nhiệm chức vụ này.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc giải thích việc bổ nhiệm riêng một quan chức như trên là nhằm giảm tải khối lượng công việc cho Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và đảm bảo quá trình điều hành công việc một cách hiệu quả.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ trưởng hai nước đã phê chuẩn phương án di dời trụ sở Bộ Tư lệnh liên quân Hàn-Mỹ, hiện đang ở căn cứ quận Yongsan (Seoul), về căn cứ Humphreys của quân đội Mỹ ở thành phố Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, nhằm nâng cao trạng thái phòng thủ liên quân và hiệu quả tác chiến giữa quân đội hai bên.
Mặt khác, quan chức hai nước cũng nhất trí về kế hoạch tập trận chung trong nửa cuối năm nay, để đánh giá năng lực tác chiến ban đầu (IOC) của quân đội Hàn Quốc và chuẩn bị cho công tác chuyển giao quyền tác chiến thời chiến. Hai Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc chuyển giao quyền tác chiến phải được diễn ra theo hướng tăng cường quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ.
Bên cạnh đó, hai bên còn chia sẻ đánh giá về tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên gần đây và tái khẳng định sẽ hỗ trợ những nỗ lực ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa một cách toàn diện, thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Lãnh đạo quốc phòng hai bên cũng bày tỏ lo ngại về vụ phóng tên lửa tầm ngắn hồi đầu tháng 5 của Triều Tiên và nhất trí tăng cường hợp tác cũng như chia sẻ thông tin tình báo về các hoạt động hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên.
Ông Shanahan đang có chuyến thăm đầu tiên tới Hàn Quốc kể từ khi giữ chức quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ông Shanahan nhấn mạnh mối quan hệ đồng minh vững chắc Hàn-Mỹ là một trục trọng tâm trong hòa bình và ổn định của không chỉ bán đảo Triều Tiên mà cả khu vực Đông Bắc Á. Ông cũng khẳng định Washington sẽ giám sát mọi hoạt động của Triều Tiên, đồng thời tiếp tục thực thi cấm vận với Bình Nhưỡng cho tới khi nước này thực hiện đúng trách nhiệm mà cộng đồng quốc tế đề ra.
Theo Trần Phương (TTXVN)
Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc mở toàn bộ 'Con đường Hòa bình Khu phi quân sự liên Triều'
Theo nguồn tin giới chức quân đội Hàn Quốc, ngày 8/5, Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc đã cho phép tiếp tục mở cửa hai tuyến đường còn lại trong kế hoạch "Con đường Hòa bình Khu phi quân sự liên Triều" do Hàn Quốc đề xuất.
Sau khi khởi động tour du lịch Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) ở phần bờ biển phía Đông vào tháng trước.Hai tuyến đường này, một thuộc huyện Cheorwon tỉnh Gangwon và một thuộc thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi.
Binh sĩ Hàn Quốc tham gia kế hoạch xây tuyến đường đi bộ chiến lược trong khu phi quân sự liên Triều ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, tháng 11/2018. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn nguồn tin trên cho biết Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc đã hoàn tất việc cấp phép cho hai tuyến đường đi bộ mới hồi tuần trước. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ xúc tiến hoàn thiện các chi tiết của hai tuyến đường, bao gồm lộ trình và các trạm dừng chân.
Trước đó, hồi tháng 4, Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc đã thông qua việc mở tuyến đường đi bộ đầu tiên thuộc "Con đường Hòa bình DMZ" ở Goseong (tỉnh Gangwon) bên bờ biển Đông.
Trong khi đó, tour du lịch DMZ đã chính thức được khởi động ngày 27/4, đúng một năm diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Khu phi quân sự liên Triều trải dài 250 km, rộng 4 km, là một trong những vùng biên được vũ trang nhiều nhất thế giới. Bên cạnh đó, Bán đảo Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) chỉ kết thúc với một thỏa thuận đình chiến, không phải một hiệp định hòa bình. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc giám sát các hoạt động trong vùng đệm này.
Kể từ khi ký thỏa thuận quân sự toàn diện tháng 9 năm 2018, hai miền Triều Tiên đã xúc tiến nhiều biện pháp giảm nhẹ căng thẳng trên thực địa, như rút trạm gác biên giới, chấm dứt các hành động thù địch cả trên không, trên đất liền và trên biển.
Theo Trần Phương (TTXVN)
Nhiều người Hàn Quốc lo ngại Mỹ sẽ giảm lực lượng đồn trú Đối với những người sống dựa vào căn cứ Mỹ trên đất Hàn Quốc, việc đóng cửa căn cứ Humphreys là cơn ác mộng thật sự, trong lúc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội đang đến gần. Bên ngoài tổng hành dinh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ và LHQ tại Hàn Quốc trên bán đảo Triều...