Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản tiếp tục cuộc đàm phán FTA
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết các đoàn đàm phán lần này do Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Woo Tae-hee, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yasumasa Nagamine dẫn đầu.
Nguồn tin trên cũng tiết lộ trọng tâm của vòng đàm phán thứ 5, dự kiến kết thúc vào ngày 5/9 tới, là cách thức tự do hóa thương mại ba bên trong 15 lĩnh vực bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.
Ngày 1/9, vòng thứ 5 của cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) ba bên Hàn Quốc-Trung Quốc-Nhật Bản đã khai mạc tại Bắc Kinh.
Với quan hệ kinh tế và thương mại ngày càng gắn bó, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành những đối tác và thị trường quan trọng của nhau. Năm 2012, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 3 nước cộng lại chiếm tới 20% GDP toàn cầu và 70% GDP châu Á.
Video đang HOT
Nếu đàm phán thành công, FTA Hàn-Trung-Nhật sẽ tạo ra một trong các khối kinh tế lớn nhất thế giới, tuy nhiên ba nước mới chỉ đạt được rất ít tiến bộ kể từ khi khởi động đàm phán hồi cuối năm 2012.
Tại vòng đàm phán thứ 4 diễn ra vào tháng 3 vừa qua ở Seoul, các bên thậm chí không thể đồng thuận về các bước tiến xa hơn nhằm gỡ bỏ thuế quan và một số hạng mục khác cần loại ra khỏi thỏa thuận.
Ba nước thông nhât cần kết thúc các cuộc đàm phán này trước cuối năm 2015, hạn chót phải đạt thỏa thuận mà 16 nước tham gia các cuộc đàm phán tự do thương mại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đặt ra.
Theo Vietnam
Trung Quốc "mời" Mỹ vào Biển Đông
Mỹ sẽ giám sát các hoạt động tại Biển Đông để xem các nước có thực hiện những bước giảm căng thẳng hay không.
Tuyên bố trên được một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hôm 11/8, một ngày sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN kết thúc.
Có thể nói chính Trung Quốc đã mời Mỹ vào Biển Đông một cách đường hoàng khi cự tuyệt những áp lực từ phía Washington nhằm kiềm chế các hành động của Trung Quốc ở vùng biển tồn tại nhiều tranh chấp này.
Tàu khu trục Mỹ tuần tra trên Biển Đông
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, ông Vương Nghị tuyên bố: "Một số nước bên ngoài khu vực đang thổi bùng căng thẳng. Phải chăng ý định của họ là tạo ra sự hỗn loạn trong khu vực?".
Truyền thông Trung Quốc khẳng định lời chỉ trích của ông Vương Nghị nhắm thẳng vào Mỹ.
Ngoại trưởng Trung Quốc còn cho rằng "có kẻ đã cố tình thổi phồng căng thẳng" trên Biển Đông. Trong cuộc đối thoại giữa ông Vương Nghị và ông John Kerry ở Myanmar hôm 9/8, ông Kerry đã đến trễ một chút. Khi đó ông Vương đã vùng vằng chỉ trích ông Kerry đến muộn.
Trong cuộc họp báo sau đó cùng ngày, ông Vương nhấn mạnh chỉ có Tuyên bố chung về ứng xử các bên trên biển Đông (DOC) là kim chỉ nam, đồng thời cho rằng bất cứ đề xuất nào khác cũng gây hại cho lợi ích của Bắc Kinh và ASEAN.
Thông điệp này chính là sự phản đối dành cho đề xuất đóng băng các hành động gây căng thẳng trên Biển Đông mà Washington đưa ra.
Tiến sĩ Shi Yinhong của Trường ĐH Nhân Dân ở Bắc Kinh nhận định: "Ông Kerry tỏ rõ ý muốn làm nhà trung gian của Mỹ nhưng Trung Quốc hoàn toàn không chấp nhận điều này".
Vậy nhưng với vai trò đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có các mối quan hệ đồng minh mạnh tại khu vực này, bất chấp Trung Quốc có đồng ý hay không, Mỹ hoàn toàn có thể can thiệp vào Biển Đông. Và những tuyên bố của Trung Quốc tại Myanmar chính là cái cớ trực tiếp để Mỹ giám sát khu vực này. Với sự tham gia của Mỹ, hẳn Trung Quốc sẽ phải dè chừng trong các hành động leo thang gây hấn trên Biển Đông.
Theo Đất Việt
Vụ Chu Vĩnh Khang: Tóm "khỉ" trước khi bắt "cọp" Giang Trạch Dân ? Tầm ảnh hưởng lớn lao của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân lên Quân đội nhân giải phóng Trung Quốc (PLA) và thành phốThượng Hải là những yếu tố mà Chủ tịch Tập Cận Bình muốn ngăn chặn, khi ông đang thu tóm quyền lực. Liệu ông Tập sẽ thành công, sau khi dẹp tan "bè lũ tham ô" ở Tứ Xuyên mà...