Hàn Quốc – Triều Tiên lại đe dọa lẫn nhau
Ngày 30-3, sau khi Triều Tiên dọa sẽ thử hạt nhân kiểu mới, Hàn Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng ,nếu điều này xảy ra, Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố: “Nếu Triều Tiên phớt lờ cảnh báo nghiêm khắc của các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế để tiến hành vũ thử hạt nhân thứ 4 thì họ sẽ phải trả giá đắt về vấn đề này”.
Cảnh báo trên được đưa ra ngay sau khi hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn một tuyên bố của bộ ngoại giao nước này cho biết, họ có thể tiến hành một hình thức thử hạt nhân mới, nhằm tăng cường hơn nữa khả năng răn đe hạt nhân, nếu Mỹ tiếp tục chính sách thù địch đối với Triều Tiên.
Tuyên bố cho rằng, Washington sẽ phải chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp xảy ra một sự kiện “thảm khốc” trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo Mỹ chớ có bất kỳ “hành động vội vàng nào”.
Video đang HOT
Người dân Hàn Quốc theo dõi một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên
Hành động này của Triều Tiên được đưa ra nhằm đáp trả một tuyên bố của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tại một phiên họp toàn thể kín hôm 28-3, trong đó lên án các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên.
Trước đó, hôm 26-3, Triều Tiên đã phóng thử 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung hướng về vùng biển phía đông của bán đảo Triều Tiên, thời điểm các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết thúc đẩy hợp tác quân sự tại một hội nghị cấp cao 3 bên ở La Hay của Hà Lan
Hiện Triều Tiên vẫn đang phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an sau các vụ thử tên lửa tầm xa cuối năm 2012 và mới nhất, tháng 3-2013, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên liên quan đến vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của Bình Nhưỡng diễn ra trước đó 1 tháng.
Theo ANTD
Báo Nga tiết lộ ý định quân sự của Moscow ở Crưm
Báo Interfax của Nga dẫn lời một nguồn tin Bộ Quốc phòng nước này vừa tiết lộ ý định của Moscow nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trên bán đảo Crưm.
Theo nguồn tin trên, kế hoạch của Nga sẽ bao gồm sử dụng một máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-22M3 trong khu vực, từ năm 2016, cùng với các chiến đấu cơ và máy bay do thám.
Bên cạnh đó, nhiều tàu ngầm cũng được triển khai và năm 2017, Nga còn muốn bổ sung một tàu chở máy bay trực thăng tới khu vực.
Tổng thống Putin cùng các quan chức quân sự Nga giám sát tập trận ở Siberia. (Ảnh: AP)
"Nhu cầu cần có những máy bay như vậy hoạt động ở miền nam luôn tồn tại. Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có cơ hội", sĩ quan giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng Nga nói với Interfax.
Cùng lúc đó, binh lính Ukraina và gia đình họ đã rời khỏi bán đảo Crưm mà không mang theo vũ khí, theo các thông báo của các nhà chức trách.
Sau khi người dân cộng hòa tự trị này bỏ phiếu nhất trí sáp nhập Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý (hôm 16/3) mà Kiev và phương Tây lên án là "trái luật", hơn một nửa lính Ukraina đóng ở Crưm đã gia nhập quân đội Nga.
Theo tin từ Ria Novosti, đơ n vị cá heo và hải cẩu tình báo bí mật của Ukraina cũng về tay hải quân Nga và hiện sẵn sàng làm nhiêm vụ theo lệnh của Kremlin.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo, Mỹ-Hàn chỉ trích Nhà Trắng hôm 26-3 cho biết Triều Tiên đã bắn tên lửa đạn đạo vào vùng biển phía Đông của bán đảo, chỉ vài giờ sau khi đại diện Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản gặp nhau để thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Theo phát ngôn viên Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian...