Hàn Quốc triển khai ứng dụng cảnh báo COVID-19
Tại Hàn Quốc, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhỏ đang đẩy mạnh việc sử dụng các ứng dụng cảnh báo COVID-19 để sớm phát hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Khi một người không bị nhiễm COVID-19 bước vào văn phòng này, màn hình điện thoại thông minh sẽ chuyển sang màu xanh lá cây. Nếu gặp những trường hợp nhiễm COVID-19 hoặc đã tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, màn hình sẽ chuyển sang màu đỏ hay xanh lam. Đó là cách ứng dụng cảnh báo COVID-19 này hoạt động.
Những ứng dụng như vậy đang dần được sử dụng tại nhiều địa điểm công cộng như quán cà phê, cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc để ghi nhận hoạt động di chuyển của mọi người. Người dùng có thể truy cập vào dữ liệu của cơ quan y tế tại địa phương để xem mình có tiếp xúc với người bệnh hay không. Biện pháp này được cho là đạt nhiều hiệu quả hơn so với các phương pháp theo dấu người bệnh trước đó.
“Với phương pháp theo dấu bằng GPS, có quá nhiều người không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng bị xếp vào nhóm có tiếp xúc. Phương pháp sử dụng mã QR hay tờ khai viết tay cũng tốt, nhưng cũng chỉ cung cấp được thông tin một cách hạn chế” – ông Ahn Kyung Hoon – Giám đốc điều hành công ty công nghệ, Hàn Quốc – cho biết .
Cho đến nay, có khoảng 50 nghìn cơ sở tại Hàn Quốc đã cài đặt ứng dụng và hiện có tới 2 triệu doanh nghiệp nhỏ có kế hoạch làm điều tương tự.
“Một khi các ứng dụng này được sử dụng rộng rãi, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với những doanh nghiệp nhỏ sẽ sớm được thực hiện” - ông Park In Bok từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc chia sẻ .
Tuy nhiên, hiện việc triển khai các ứng dụng cảnh báo vẫn còn phải đối mặt với một số lo ngại về quyền riêng tư. Bên cạnh đó, ứng dụng sẽ chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi có một lượng lớn người dùng tải về và sử dụng.
Giới chức Hàn Quốc hiện đang thúc đẩy việc triển khai các ứng dụng nhằm sớm phát hiện các ca lây nhiễm va kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn.
Quy định mới tại Hàn Quốc khiến nhiều YouTuber, idol Kpop 'lao đao'
Quy định có hiệu lực từ tháng 9 tới đây được đưa ra bởi Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc có thể sẽ khiến nhiều YouTuber, idol Kpop gặp khó.
Yonhap News đưa tin, bắt đầu từ tháng 9 tới, Hàn Quốc sẽ cấm những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như ca sĩ, diễn viên, YouTuber nổi tiếng,... quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên kênh của mình mà không tiết lộ mối quan hệ với nhãn hàng tài trợ.
Đây là phương thức quảng cáo được không ít KOL (Key Opinion Leader: Người có tầm ảnh hưởng) tại Hàn Quốc ưa chuộng. Tuy nhiên, quy định mới này có thể khiến nhiều người gặp khó.
YouTuber là một nghề 'ăn nên làm ra' tại Hàn Quốc. Trong ảnh là Dona (), người YouTuber thu nhập 2,846 tỉ won (hơn 55 tỉ đồng) mỗi tháng, the Pann.
Tuy nhiên, quy định có hiệu lực từ tháng 9 tới đây được đưa ra bởi Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc có thể khiến nhiều YouTuber, idol gặp khó.
Cụ thể, Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC) Hàn Quốc đã ra quyết định bắt đầu thực thi dự thảo sửa đổi "Hướng dẫn thẩm định quảng cáo" từ ngày 1/9/2020, trong đó có đề cập đến việc cấm các "quảng cáo ngầm".
Quy định mới của FTC Hàn Quốc yêu cầu các KOL trên các nền tảng như YouTube, Facebook, Instagram... tại nước này phải rõ ràng trong quảng cáo - nếu được trả tiền để giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ thì KOL phải nói rõ điều đó trong bài đăng hoặc video của mình.
Từ tháng 9 tới, Hàn Quốc sẽ cấm những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như idol, YouTuber nổi tiếng,... quảng cáo 'ngầm' sản phẩm.
Dự thảo sửa đổi có ghi rõ, người có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội nếu đăng tải các nội dung như đánh giá sản phẩm để đổi lấy lợi ích kinh tế thì coi như đã nhận tài trợ, nội dung đăng tải được coi là quảng cáo.
Nếu muốn đăng tải, chủ nhân bài đăng phải ghi rõ đã được tài trợ, đặt ở vị trí dễ nhìn với người xem, kích cỡ chữ và màu sắc phải thích hợp.
YouTuber, idol Kpop,... phải ghi rõ đã được tài trợ (nếu có), và đặt ở vị trí dễ nhìn với người xem, kích cỡ chữ cùng màu sắc phải thích hợp.
Với nội dung đăng tải trên YouTube, điều này phải được đề cập ở phần đề mục, hoặc đầu và cuối video, đồng thời liên tục lặp lại điều đó ở giữa video để đảm bảo khán giả xem hiểu rõ.
Với bài đăng trên Instagram, thông báo được tài trợ phải được ghi trên bức ảnh đăng tải. Nếu nội dung bài viết cũng có liên quan tới bức ảnh, các KOL phải ghi thông báo vào hashtag đầu tiên trong phần nội dung đăng tải.
Nếu vi phạm, "đơn vị" thực hiện quảng cáo và cả KOL sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ.
Nếu vi phạm, "đơn vị" thực hiện quảng cáo sai phạm sẽ bị xử phạt hành chính tối đa 2% doanh thu từ quảng cáo đó, hoặc tối đa 500 triệu won (khoảng 9,8 tỷ đồng); trong trường hợp bị Viện Kiểm sát khởi tố thì có thể bị xử tối đa 2 năm tù giam hoặc phạt hành chính 150 triệu won (khoảng 2,9 tỷ đồng).
Trong đó, "đơn vị" được đề cập có nghĩa là chủ quảng cáo, doanh nghiệp đứng ra ủy thác quảng cáo. Bên cạnh đó, các KOL thu được nhiều lợi nhuận từ những quảng cáo vi phạm cũng thuộc đối tượng bị xử phạt.
FTC Hàn Quốc cho biết sẽ áp dụng thời gian hướng dẫn thực hiện nội dung sửa đổi, chưa xử phạt ngay.
FTC Hàn Quốc cho biết sẽ áp dụng thời gian hướng dẫn thực hiện nội dung sửa đổi, và chưa xử phạt ngay, do xét thấy nhiều cá nhân vi phạm vì chưa hiểu rõ luật. Đồng thời, sẽ tích cực giới thiệu nội dung sửa đổi với các KOL để khuyến khích thực hiện đúng pháp luật.
Động thái của FTC Hàn Quốc được đưa ra sau những tranh cãi liên quan tới việc nhiều KOL tại nước này có hành vi quảng cáo trá hình.
YouTuber ẩm thực nổi tiếng tại Hàn - Eat with Boki () - gần đây đã lên tiếng xin lỗi khán giả vì từng nhận tiền để đăng tải video nhưng không nói rõ.
Theo đó, một YouTuber ẩm thực nổi tiếng tại Hàn Quốc - Eat with Boki () - đã lên tiếng xin lỗi khán giả vì từng nhận tiền để đăng tải video, nhưng không nói rõ đó là quảng cáo. Một YouTuber khác là Tzuyang với kênh YouTube có đến 2,6 triệu lượt theo dõi cũng tuyên bố khoá tài khoản sau những tranh cãi vì 'quảng cáo trá hình'.
Không chỉ các YouTuber, những người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác tại Hàn Quốc như nhà tạo mẫu Han Hye Yeon và nữ ca sĩ Kang Min Kyung gần đây cũng đã lên tiếng xin lỗi vì đăng video với các sản phẩm được tài trợ mà không thông báo rõ.
Nữ ca sĩ nổi tiếng Kang Min Kyung (Davichi) gần đây cũng đã lên tiếng xin lỗi vì đăng video với các sản phẩm được tài trợ mà không thông báo rõ.
Một nghiên cứu được Cơ quan Tiêu dùng Hàn Quốc thực hiện từ tháng 10 đến tháng 11 năm ngoái chỉ ra rằng, trong số 582 quảng cáo đăng trên 60 tài khoản phổ biến nhất, chỉ có 30% thừa nhận là được tài trợ.
Theo FTC Hàn Quốc, quy định quảng cáo mới dành này nhằm ngăn ngừa thiệt hại và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi phải tiếp nhận các video như thế này.
Giá trị thương hiệu Samsung gấp nhiều lần các đối thủ tại Hàn Quốc Theo Sammobile, giá trị thương hiệu của Samsung Electronics tại quê nhà tăng 2% so với năm ngoái và là mức cao nhất trong số các công ty Hàn Quốc. Theo một báo cáo gần đây của Yonhap trích dẫn công ty tư vấn thương hiệu Interbrand, giá trị thương hiệu của Samsung năm 2020 ước tính vào khoảng 57,1 tỉ USD. Đây...