Hàn Quốc triển khai giai đoạn 1 kế hoạch ‘bình thường mới’
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc ngày 29/10 đã công bố kế hoạch thực hiện từng bước khôi phục đời sống thường nhật hay còn gọi là “Sống chung với COVID-19″ với 3 giai đoạn.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/10/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Mỗi giai đoạn sẽ có 4 tuần triển khai và 2 tuần đánh giá. Quyết định có chuyển sang giai đoạn tiếp theo hay không sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở tỷ lệ hoàn tất tiêm chủng, nguồn lực hệ thống y tế, tình trạng bệnh nhân nặng và tử vong cũng như xu hướng lây nhiễm trong cộng đồng.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/11 tới, giai đoạn đầu tiên của kế hoạch “Sống chung với COVID-19″ sẽ được thực hiện trong 4 tuần với việc nới lỏng hạn chế thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh. Trong đó, tất cả các cơ sở đa chức năng tập trung đông người như nhà hàng, quán cà phê, trung tâm dạy thêm, rạp chiếu phim, sân khấu biểu diễn, phòng karaoke, nhà tắm công cộng sẽ không bị hạn chế thời gian hoạt động kinh doanh. Riêng các cơ sở giải trí, vũ trường chỉ được phép mở cửa đến 12h đêm. Các cuộc gặp gỡ cá nhân được phép tụ tập tối đa 10 người trong khu vực đô thị và 12 người ở các khu vực ngoài đô thị.
Tuy nhiên, tại các nhà hàng và quán cà phê (nơi có nguy cơ lây nhiễm cao), chỉ cho phép tối đa 4 người chưa tiêm chủng được tụ tập. Ngoài ra, các cơ sở có nguy cơ lây nhiễm cao như cơ sở kinh doanh loại hình giải trí và thể thao trong nhà sẽ áp dụng chứng nhận tiêm chủng (Vaccine Pass) và kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Số người cho phép tham dự sự kiện quy mô lớn trong giai đoạn một là dưới 100 người (không xét đến việc đã tiêm chủng hay chưa) và dưới 500 người với điều kiện toàn bộ đã được tiêm chủng đầy đủ theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ở giai đoạn hai, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến cho phép tổ chức sự kiện quy mô lớn và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế số người tụ tập trong giai đoạn ba.
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Bu-gyeom nhấn mạnh: “Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng đây không phải là kết thúc mà là một sự khởi đầu mới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Sự phục hồi hằng ngày đang bắt đầu song mối đe dọa từ dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn biến mất”. Ông cũng kêu gọi người dân cần tuân thủ 3 quy tắc giãn cách thiết yếu, bao gồm đeo khẩu trang trong nhà và ngoài trời, thông gió định kỳ và tích cực phối hợp trong việc kiểm tra chẩn đoán”. Các cơ quan y tế Hàn Quốc sẽ đánh giá toàn diện tình hình dịch COVID-19 trước khi đưa ra quyết định chuyển sang giai đoạn thứ hai.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc có 73% trong số 52 triệu dân của cả nước đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ, trong đó gần 80% đã tiêm mũi đầu tiên.
* Chính phủ Nhật Bản cũng vừa quyết định nới lỏng hạn chế về tổ chức các sự kiện thể thao, giải trí đông người trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 ở nước này tiếp tục giảm trên toàn quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tại thời điểm hiện nay, số người tối đa được phép tham dự các sự kiện thể thao, giải trí đông người ở 27 trong số 47 tỉnh, thành bị giới hạn ở mức 50% sức chứa của địa điểm tổ chức, nhưng không vượt quá 10.000 người. Chẳng hạn, chỉ có 10.000 người được phép dự khán một trận đấu bóng đá được tổ chức ở sân vận động có sức chứa 50.000 người trên địa bàn các địa phương này. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/11, Chính phủ Nhật Bản sẽ bỏ mức giới hạn 10.000 người tham dự các sự kiện thể thao, giải trí đông người ở 27 tỉnh, thành đó. Mặc dù vậy, Nhật Bản sẽ vẫn giữ nguyên giới hạn về số lượng người tham dự ở mức tối đa 50% sức chứa của địa điểm tổ chức và giới hạn đó sẽ được áp dụng trên toàn quốc. Điều này có nghĩa từ ngày 1/11, các sự kiện được tổ chức ở sân vận động có sức chứa 50.000 người sẽ được phép tiếp đón tối đa 25.000 người.
Ngoài việc nới lỏng các hạn chế tổ chức sự kiện, Chính phủ Nhật Bản cũng đang thúc đẩy thử nghiệm cho phép đơn vị tổ chức sự kiện sử dụng 100% số ghế cho những đối tượng có giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 hoặc giấy xác nhận xét nghiệm âm tính. Nếu các thử nghiệm diễn ra thuận lợi, khả năng các quy định về ứng dụng giấy chứng nhận vaccine sẽ được Chính phủ Nhật Bản ban hành từ giữa tháng 11/2021 và có thể áp dụng ngay cả trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại.
Việc nới lỏng giới hạn số lượng người được phép tham dự các sự kiện thể thao, giải trí đông người nằm trong lộ trình đưa các hoạt động kinh tế- xã hội trở lại trạng thái bình thường của Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, quyết định này cũng kéo theo không ít rủi ro bởi có thể làm tăng nguy cơ lây lan của virus SARS-CoV-2, nhất là khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, các chuyên gia đã khuyến cáo người dân tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch triệt để để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Triều Tiên lên tiếng chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc, khẳng định sẽ đáp trả
Ngày 2-5, Triều Tiên đưa ra một loạt tuyên bố chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc và cho rằng Mỹ có chính sách thù địch với Triều Tiên, Hàn Quốc không ngừng khiêu khích Triều Tiên, buộc nước này phải đáp trả.
Bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, chỉ trích Hàn Quốc vì đã không ngăn được những người đào tẩu tung truyền đơn chống Triều Tiên - Ảnhh: REUTERS
Theo tin do thông tấn xã trung ương Triều Tiên KCNA đăng ngày 2-5, một người phát ngôn không nêu tên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Washington đã xúc phạm nhân phẩm của lãnh đạo tối cao đất nước khi chỉ trích tình hình nhân quyền của Triều Tiên.
Những lời chỉ trích này là một hành động khiêu khích cho thấy Mỹ đang "chuẩn bị cho một cuộc đọ sức toàn diện" với Triều Tiên và sẽ được đáp trả tương ứng.
Tuy nhiên, Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, trả lời phỏng vấn của kênh ABC ngày 2-5 khẳng định chính sách của Mỹ với Triều Tiên không nhằm tạo ra sự thù địch mà nhằm tìm kiếm giải pháp.
Theo Reuters, tuyên bố của Triều Tiên đưa ra sau khi Nhà Trắng xác nhận các quan chức Mỹ đã hoàn tất việc xem xét trong nhiều tháng về chính sách của Mỹ với Triều Tiên, và phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước Quốc hội rằng các chương trình hạt nhân ở Triều Tiên và Iran đặt ra những mối đe dọa cần được giải quyết bằng con đường ngoại giao và các biện pháp răn đe.
Theo các chuyên gia của Mỹ, những cuộc đối thoại qua kênh ngoại giao là để Triều Tiên bớt các hành động thù địch và các biện pháp răn đe để đối phó với đe dọa hạt nhân của nước này.
Chính sách của ông Biden về Triều Tiên dường như đang cố tạo ra điểm dung hòa giữa nỗ lực tương tự của cựu tổng thống Donald Trump và cựu tổng thống Barack Obama.
Mục tiêu của Mỹ vẫn là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và Washington sẵn sàng tham gia các hoạt động ngoại giao và thực hiện những biện pháp thiết thực hướng tới mục tiêu đó, theo lời cố vấn an ninh quốc gia Sullivan.
Trong một tuyên bố khác trong ngày 2-5, bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong Un và là một quan chức cấp cao của Triều Tiên, chỉ trích Hàn Quốc vì đã không ngăn được những người đào tẩu tung truyền đơn chống Triều Tiên.
"Chúng tôi xem những hành động này của con người rác rưởi ở miền Nam là một hành động khiêu khích nghiêm trọng chống lại nhà nước của chúng tôi và sẽ xem xét hành động tương ứng", bà Kim Yo Jong nói.
Iran nói đạt thỏa thuận trao đổi tù nhân, Washington bác bỏ Phía Iran xác nhận đạt thỏa thuận trao đổi tù nhân với Mỹ và Washington ngừng đóng băng 7 tỉ USD trong quỹ của Iran. Tuy nhiên Mỹ đã bác bỏ thông tin này. Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi tham dự một cuộc họp về thỏa thuận hạt nhân 2015 tại Vienna, Áo, ngày 27-4 - Ảnh: REUTERS Đài truyền hình...