Hàn Quốc triển khai công nghệ giám sát để ngăn chặn bạo lực học đường
Theo Korea Bizwire, hệ thống camera thông minh mới được lắp đặt tại các trường học Hàn Quốc không những giúp phát hiện hỏa hoạn, trộm cắp mà còn góp phần ngăn chặn bạo lực học đường.
Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản dùng camera thông minh và trí tuệ nhân tạo nhằm phát hiện những vụ bắt nạt trong trường học
Bạo lực học đường là một trong những vấn nạn nhức nhối của nền giáo dục xứ kim chi. Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã thắt chặt biện pháp xử lý đối với hành vi bắt nạt nhưng vẫn chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề. Và đến lúc họ phải nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ.
Gần đây, cơ quan An ninh & Internet Hàn Quốc (KISA) tiến hành dự án hợp tác với Bộ Khoa học và ICT để thử nghiệm khả năng của camera thông minh trong việc phát hiện sự cố và đảm bảo an ninh trường học.
Video đang HOT
Lắp đặt camera giám sát tại một ngôi làng ở Hàn Quốc
Loại camera thông minh có tính năng phát hiện bạo lực học đường dựa trên công nghệ phân tích hành vi. Công nghệ này cũng có khả năng xác định các trường hợp như hành hung và đột nhập. KISA cho biết hệ thống có thể tự động phát hiện bất kỳ trường hợp bạo lực nào trong 10 giây, nâng tỉ lệ chính xác từ 70% lên 91,5%.
Nhà sản xuất camera Hanwul Multimedia Communication sẽ triển khai giải pháp phân tích video dựa trên học sâu (deep learning). Họ tiến hành lắp đặt camera giám sát và dữ liệu cảm biến tại hai trường học công lập để thử nghiệm.
Song song đó, camera thông minh cũng có thể phát hiện đám cháy và dự đoán trước nguy cơ xảy ra hỏa hoạn để ngăn chặn kịp thời. Theo nhà sản xuất, sau nhiều lần thử nghiệm và cải tiến, biên độ sai số khi phát hiện cháy đã giảm từ 9% xuống còn 0,07%. Biên độ sai số khi phân tích rủi ro hỏa hoạn đã giảm từ 25% xuống còn 0,09%.
Năm ngoái, Nhật Bản cũng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giáo viên phát hiện các vụ bắt nạt trong trường học. Theo The Mainichi, AI sẽ được dùng để phân tích 9.000 trường hợp tình nghi bắt nạt tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trong vòng 6 năm qua. Thành phố Otsu tại Nhật là nơi đầu tiên áp dụng công nghệ này.
Các nhà mạng di động Hàn Quốc tăng cường ứng dụng 5G, VR, AR trong đại dịch
Các nhà mạng di động lớn tại Hàn Quốc đang nỗ lực biến cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra thành cơ hội cho các công nghệ mới nổi như mạng 5G, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).
Ảnh: Koretimes
Khi nhu cầu về các dịch vụ không tiếp xúc ngày càng tăng trong bối cảnh lo ngại sự lây lan do Covid-19 gây ra, 3 nhà mạng di động lớn của Hàn Quốc gồm SK Telecom, KT và LG Uplus đang cạnh tranh để ra mắt các dịch vụ công nghệ mới, mục tiêu không chỉ là những thuê bao của họ mà cả các khách hàng doanh nghiệp.
Nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc, SK Telecom gần đây đã mở Jump Studio, là một trường quay chuyên tạo nội dung thực tế hỗn hợp (MR). MR là một công nghệ kết hợp các khía cạnh của cả công nghệ AR và VR. Người xem chỉ cần đeo tai nghe MR là có thể trải nghiệm chế độ xem nội dung MR 3600.
Nhằm tham khảo ý kiến đối với các khách hàng tương lai của mình, nhà mạng SK Telecom đã phát triển nội dung MR kết hợp với công ty giải trí SM Entertainment để tạo ra nhiều buổi trình diễn với nội dung đa dạng như các buổi biểu diễn hòa nhạc, các bộ phim và vở kịch, sử dụng 106 camera trong một studio.
Trong khi đó, KT - nhà mạng di động lớn thứ 2 của Hàn Quốc đang cung cấp các tour du lịch ảo 5G Open Lab và Future On ở phòng triển lãm trưng bày công nghệ mạng 5G. KT đã thương mại hóa 5G vào năm 2019, mở các phòng triển lãm tại trung tâm nghiên cứu và phát triển của mình ở Seocho-gu, phía nam thủ đô Seoul.
Các phòng triển lãm thu hút nhiều quan chức làm việc tại các công ty viễn thông trên toàn thế giới. Chỉ riêng năm ngoái, những trung tâm triển lãm này đã chào đón hơn 3.500 khách, bao gồm Marc Benioff, CEO của Salesforce, nhà cung cấp hệ thống quản lý quan hệ khách hàng hàng đầu thế giới. Công ty đã ra mắt dịch vụ du lịch ảo cho các khách hàng doanh nghiệp không thể đến thăm Hàn Quốc do đại dịch Covid-19.
Nhằm cạnh tranh với SK Telecom và KT, nhà mạng di động LG Uplus đã tập trung phát triển nội dung dựa trên công nghệ 5G và sẽ ra mắt kính đeo AR tại Hàn Quốc trong quý 3 năm nay.
Hợp tác với công ty khởi nghiệp Trung Quốc Nreal, LG Uplus sẽ phát hành tai nghe Nreal Light AR, cho phép khách hàng thưởng thức nội dung giải trí.
LG Uplus cũng đang tích cực phát triển các dịch vụ không tiếp xúc. Dự kiến, họ sẽ mở một cửa hàng không cần người phục vụ tại thủ đô Seoul vào tháng 10. Tại đây, khách hàng có thể tìm kiếm, mua sắm những thiết bị thông minh và thay đổi gói điện thoại di động thông qua các quầy bán hàng kỹ thuật số.
Sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm và đánh giá nhu cầu của khách hàng, LG Uplus có kế hoạch mở thêm nhiều cửa hàng với mô hình tương tự trên toàn quốc.
Màn hình OLED Trung Quốc 'gắng sức' bắt kịp Samsung và LG Sau hơn 20 năm làm việc chăm chỉ, các công ty Trung Quốc hiện đã lật đổ Hàn Quốc trong lĩnh vực màn hình LCD, và mục tiêu tiếp theo của họ là màn hình OLED. Các công ty Trung Quốc muốn nhanh chóng bắt kịp đối thủ Hàn Quốc về màn hình OLED Theo GizChina, các công ty Hàn Quốc (chủ yếu...