Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol khẳng định ban bố thiết quân luật đúng thẩm quyền
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol khẳng định việc ban bố thiết quân luật hôm 3/12 là hành động hợp pháp, thực thi thẩm quyền của tổng thống trong việc điều hành các vấn đề nhà nước, do đó ông không tự nguyện từ chức và cho biết sẽ đối mặt với các hành động pháp lý.
Người dân theo dõi bài phát biểu qua truyền hình của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ở Seoul, ngày 12/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trong bài phát biểu trên truyền hình dài 30 phút ngày 12/12, Tổng thống Yoon Suk Yeol nhắc lại lập luận rằng đảng Dân chủ (DP – đảng đối lập chính) trong 2 năm rưỡi vừa qua đã liên tục từ chối chấp nhận các quan chức do ông bổ nhiệm, liên tục tấn công các quan chức bằng việc yêu cầu từ chức và luận tội.
Tổng thống Yoon Suk Yeol cáo buộc DP lạm dụng việc chiếm đa số trong Quốc hội gây tê liệt hoạt động nhà nước bằng cách sử dụng các dự luật ngân sách và các động thái luận tội làm công cụ chính trị để bảo vệ nhà lãnh đạo Lee Jae Myung, người đang vướng vào một số phiên tòa pháp lý bao gồm các cáo buộc liên quan đến tham nhũng và biển thủ.
Tổng thống Yoon Suk Yeol kiên quyết bảo vệ quyết định ban bố thiết quân luật và ra lệnh triển khai binh sĩ đến tòa nhà quốc hội trong đêm 3/12, khẳng định sẽ không né tránh trách nhiệm pháp lý và chính trị liên quan đến quyết định này. Đây là lần thứ hai Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu trên truyền hình từ sau khi ban bố sắc lệnh thiết quân luật.
DP đối lập đã ra tuyên bố chỉ trích bài phát biểu của người đứng đầu đất nước, cho rằng đây là lời tự thú về việc ban hành lệnh thiết quân luật bất hợp pháp đồng thời là lời tuyên chiến với người dân. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Woo Wo Shik bày tỏ lấy làm tiếc về phát biểu của Tổng thống Yoon Suk Yeol, đồng thời kêu gọi lãnh đạo của đảng cầm quyền và đảng đối lập nhóm họp để nhanh chóng ổn định tình hình quốc gia.
Ngày 12/12, Quốc hội Hàn Quốc khai mạc phiên họp toàn thể và bỏ phiếu thông qua dự luật yêu cầu điều tra xem Tổng thống Yoon Suk Yeol có phạm tội nổi loạn và các hành vi vi phạm khác hay không liên quan đến tuyên bố thiết quân luật trong thời gian ngắn ngày 3/12.
Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua dự luật yêu cầu điều tra hai cáo buộc chính nhằm vào Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee – cáo buộc bà tham gia vào một chương trình thao túng cổ phiếu và can thiệp vào việc đề cử bầu cử thông qua một nhà môi giới.
Ngoài ra, DP đối lập lần thứ 2 đề xuất lên Quốc hội dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Dự thảo luận tội lần này sẽ được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội ngày 14/12 tới.
Video đang HOT
Lý do đảng PPP cầm quyền ở Hàn Quốc ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon Sek Yeol
Trái ngược với lần đầu tiên, lãnh đạo đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền đã kêu gọi các nghị sĩ của mình bỏ phiếu luận tội đối với Tổng thống Yoon Sek Yeol trong lần bỏ phiếu luận tội thứ hai.
Động thái trên được một số người đánh giá là khá bất ngờ, tuy nhiên thực tế lại không thực sự như vậy.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phát biểu tại thủ đô Seoul ngày 1/4/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngày 12/12, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính thông báo sẽ đưa ra một động thái luận tội mới đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol vào cuối ngày và báo cáo lên phiên họp toàn thể. Đây là lần thứ 2, phe đối lập đề xuất tiến hành luận tội với Tổng thống Yoon trong vòng chưa đầy 10 ngày sau khi lệnh thiết quân luật đưa ra rồi được bãi bỏ nhanh chóng.
Theo luật pháp Hàn Quốc, động thái luận tội phải được đưa ra bỏ phiếu trong vòng 24 đến 72 giờ sau khi được báo cáo tại phiên họp toàn thể. Do đó, DP đặt mục tiêu đưa động thái này ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể sắp tới của Quốc hội vào ngày 14/12 tới.
Trong lần luận tội đầu tiên vào ngày 7/12, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik đã phải thông báo hủy bỏ do không đạt đủ số phiếu cần thiết sau khi đảng PPP cầm quyền tẩy chay cuộc bỏ phiếu.
Tuy nhiên, với lần bỏ phiếu luận tội lần thứ hai, lãnh đạo đảng PPP cầm quyền lại đưa ra một tuyên bố được xem là "đi ngược" với quyết định tại lần thứ nhất. Theo đó, lãnh đạo đảng cầm quyền đã kêu gọi các thành viên của đảng này tham gia bỏ phiếu ủng hộ luận tội người đứng đầu quốc gia này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 12/12, lãnh đạo PPP Han Dong Hoon nêu rõ: "Chúng ta phải chấm dứt sự rối ren thêm nữa. Trong cuộc bỏ phiếu luận tội tiếp theo, các nhà lập pháp của đảng chúng ta nên vào hội trường và tham gia bỏ phiếu dựa trên niềm tin và lương tâm của chính mình".
Khi được hỏi liệu ông có ủng hộ việc luận tội Tổng thống Yoon hay không, ông Han khẳng định "có" và nói thêm rằng không còn cách nào khác. Ông Han cho biết, Tổng thống Yoon không có ý định từ chức sớm, không giữ lời hứa giao lại mọi quyết định, bao gồm cả nhiệm kỳ của mình, cho PPP trong bài phát biểu xin lỗi toàn dân hôm 7/12.
Tại thời điểm trước cuộc luận tội thứ nhất, lãnh đạo cầm quyền chỉ kêu gọi ông Yoon rời khỏi đảng và tuyên bố sẽ không ủng hộ việc luận tội. Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau, lãnh đạo PPP bắt đầu cho thấy sự thay đổi lập trường. Theo ông Han, cần đình chỉ chức vụ của ông Yoon càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể từ nhiều lý do, trong đó trước hết và rõ ràng nhất là phân tích nội dung và thời điểm đưa ra những phát biểu của Tổng thống Yoon trước 2 lần bỏ phiếu luận tội.
Trong phát biểu cuối tuần trước, Tổng thống Yoon xin lỗi toàn dân vì những rắc rối gây ra bởi lệnh thiết quân luật mà ông ban bố. Ông Yoon cam kết không trốn tránh trách nhiệm pháp lý và sẽ trao lại quyền điều hành đất nước, ổn định tình hình cho đảng cầm quyền và chính phủ.
Tuy nhiên, tại phát biểu ngày 12/12, ông Yoon khẳng định đã sử dụng quyền lực tổng thống của mình tuyên bố thiết quân luật "để bảo vệ quốc gia và bình thường hóa các vấn đề nhà nước" chống lại phe đối lập đã làm tê liệt chính phủ. Ông Yoon gọi đó là "phán quyết chính trị được cân nhắc kỹ lưỡng" và tuyên bố: "Cho dù tôi bị luận tội hay điều tra, tôi sẽ đối đầu một cách công bằng. Tôi sẽ chiến đấu cùng người dân cho đến phút cuối cùng".
Với hai nội dung và thời điểm phát biểu có tính chất hoàn toàn khác nhau thể hiện được tình trạng về mối quan hệ giữa Tổng thống Yoon và đảng cầm quyền của mình. Ở lần đầu tiên, đảng cầm quyền và Tổng thống Yoon dường như đã đạt được một thỏa thuận nào đó khi ông Yoon "xuống nước" xin lỗi và cam kết trao quyền điều hành đất nước cho đảng cầm quyền. Sau đó, đảng cầm quyền lên tiếng kêu gọi không luận tội ông Yoon và cam kết có sự rút lui "nhẹ nhàng" từ ông Yoon.
Tuy nhiên ở lần thứ hai, đảng cầm quyền đã thông báo trước khi ủng hộ việc bỏ phiếu luận tội, khiến ông Yoon phải lên tiếng ngay lập tức. Điều này cho thấy thực sự đã có nhưng bất đồng liên quan đến việc "chuẩn bị cho sự rút lui" của ông Yoon.
Ngoài ra, thời điểm hiện nay đã quá khác biệt với thời điểm cách đây khoảng 1 tuần. Thời điểm trước, hầu như ông Yoon vẫn tạm thời "bình an" dù một số quan chức đã từ chức và bị bắt "tạm thời". Nhưng đến nay, mọi thứ được xem là đã đi quá xa, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của đảng cầm quyền và ông Yoon.
Ngày 11/12, Giám đốc Văn phòng Điều tra chống tham nhũng Hàn Quốc (CIO) cho biết cơ quan này sẽ tìm cách giam giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol nếu đủ điều kiện. Cùng ngày, cảnh sát Hàn Quốc đã tiến hành khám xét văn phòng Tổng thống trước những cáo buộc phạm tội liên quan đến việc ban bố lệnh thiết quân luật.
Trước đó, trong phiên điều trần của quốc hội ngày 10/12, ông Kwak Jong Keun, Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt, người đã điều động quân lính đến Quốc hội tối 3/12, đã làm chứng rằng ông nhận được chỉ thị trực tiếp từ Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun (hiện nay đã từ chức) để ngăn cản các nghị sĩ vào phòng họp chính của Quốc hội với mục đích không thể bác bỏ thiết quân luật mới ban hành.
Ông Kwak cho biết Tổng thống Yoon sau đó đã gọi điện trực tiếp cho ông và yêu cầu quân lính nhanh chóng phá cửa và đưa các nhà lập pháp đang ở bên trong ra ngoài. Ông Kwak nói rằng mình đã thảo luận về lệnh của Tổng thống Yoon với chỉ huy tại hiện trường và họ kết luận rằng không thể làm gì được nữa.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã chính thức bị bắt giữ sau khi được tòa án phê chuẩn. Ông này cũng thừa nhận thừa nhận mối liên quan của mình đối với vụ việc, bao gồm đề xuất thiết quân luật. Ông này cũng được cho là đã tìm cách tự tử trong thời gian bị bắt giữ để điều tra.
Bên cạnh đó, nhiều quan chức cũng như nhân vật trong cảnh sát, quân đội cũng đã bị bắt giữ như: ông Cho Ji Ho, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc và ông Kim Bong Sik, Cảnh sát trưởng Seoul để điều tra về vụ thiết quân luật.
Đặc biệt, ngày 10/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật bổ nhiệm Công tố viên đặc biệt thường trực để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và các quan chức cấp cao liên quan đến việc ban bố thiết quân luật. Đáng chú ý, ngoài các nghĩ sĩ đảng đối lập thì có khoảng 20 nghị sĩ đảng cầm quyền của ông Yoon cũng đã bỏ phiếu thuận.
Về nội bộ, đảng PPP cầm quyền Hàn Quốc tiếp tục đối mặt với áp lực lớn và chia rẽ sâu sắc về vấn đề từ chức của Tổng thống Yoon Suk Yeol. PPP đối mặt với bài toán khó về việc làm thế nào để thống nhất nội bộ và đáp ứng được yêu cầu của công chúng, trong khi vẫn bảo vệ lợi ích chính trị trước các động thái mạnh mẽ từ phe đối lập.
Trong khi đó, giải pháp tạm thời quyết định để Thủ tướng quản lý đất nước của PPP đối mặt với cáo buộc vi phạm hiến pháp của phe đối lập. Ngoài ra, PPP cũng phải chịu sự giám sát sát sao hơn của công chúng trước quyết định tẩy chay cuộc bỏ phiếu luận tội tổng thống vào ngày 7/12.
Ở chiều ngược lại, phe đối lập cho biết sẽ bỏ phiếu theo lộ trình cho đến khi việc luận tội được thông qua. Đảng DP cho rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol chỉ có hai lựa chọn: phải tự nguyện từ chức hoặc bị luận tội càng sớm càng tốt. Việc tiến hành ngay đề xuất luận tội lần thứ hai chỉ sau chưa đầy 1 tuần cho thấy phe đối lập không hề "nói suông".
Cộng hưởng với đó là các cuộc biểu tình của người dân ngày càng lan rộng trên toàn Hàn Quốc, tiếp tục kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức. Theo một khảo sát của tổ chức Realmeter với hơn 500 người trưởng thành ở Hàn Quốc, gần 75% người được hỏi trả lời rằng Tổng thống Yoon nên từ chức ngay lập tức hoặc bị luận tội. Trong đó 16% ủng hộ ông Yoon từ chức "có trật tự" như PPP đề xuất.
Những điều này cho thấy việc duy trì cầm quyền của Tổng thống Yoon sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của đảng cầm quyền PPP ở hiện tại và trong tương lai gần. Trong khi khả năng luận tội và phế truất Tổng thống thông qua các công cụ tư pháp ngày càng hiện hữu. Việc này cho thấy, PPP cần phải có động thái đi trước, nhằm ổn định tình hình, tìm kiếm sự đồng thuận trong dư luận người dân, hướng tới tìm kiếm một giải pháp dài hơi hơn khi Tổng thống Yoon không còn nắm quyền và có thể phải tiến hành bầu cử sớm hơn dự kiến.
Nhìn lại 1 tuần sau thiết quân luật: Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc kéo dài đến bao giờ? Hàn Quốc đã trải qua 1 tuần đầy sóng gió sau khi Tổng thống nước này Yoon Suk Yeol ban bố lệnh thiết quân luật vào đêm 3/12. Điều này và những vấn đề nội tại trước đó đã gây hệ lụy tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị, kéo theo tác động tới quan hệ quốc tế cũng như nền kinh...