Hàn Quốc tìm kiếm giải pháp chấm dứt tiêu thụ thịt chó
Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật đặc biệt về chăn nuôi, giết mổ, phân phối, buôn bán chó làm thực phẩm hồi tháng 2/2024.
Các nhà hoạt động tham gia biểu tình phản đối ăn thịt chó tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, luật sẽ có hiệu lực từ năm 2027 và khi đó, mọi hoạt động giết mổ, phân phối, buôn bán chó sẽ hoàn toàn bị cấm. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tù tới 3 năm hoặc phạt tiền lên tới 30 triệu won (khoảng 22.500 USD).
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, thống kê cho thấy ở Hàn Quốc có 5.625 doanh nghiệp liên quan đến buôn bán và giết mổ chó sẽ phải thay đổi công việc hoặc đóng cửa trong 3 năm tới. Trong số này có 1.507 doanh nghiệp là các trang trại nuôi chó. Hiện Hàn Quốc đang tiến hành các cuộc thảo luận để xác định tiêu chí bồi thường và mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Trong khi đó, các cơ quan chức năng phải bàn cách thức xử lý số chó đang được nuôi ở các trang trại.
Video đang HOT
Trên thực tế, nơi duy nhất để tiếp nhận những chú chó từ các trang trại là hệ thống trung tâm bảo vệ động vật do chính quyền địa phương trực tiếp điều hành hoặc ủy thác.
Tuy nhiên, Cơ quan nghiên cứu thuộc Quốc hội cho rằng các trung tâm cũng không tiếp nhận được hết số chó này. Một vấn đề lớn khác nữa là liệu chính quyền các địa phương có đủ năng lực hành chính và tài chính để tiếp quản và thực hiện các biện pháp bảo vệ số chó tiếp nhận hay không.
Tính đến năm 2023, trên toàn Hàn Quốc có tổng cộng 228 trung tâm bảo vệ động vật của chính quyền địa phương. Trong số này có 71 trung tâm, chiếm 31%, là do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý. Số còn lại được vận hành theo hình thức bán công, cho phép ký gửi vật nuôi. Năm ngoái, 228 trung tâm đã tiếp nhận 113.072 động vật bị bỏ rơi hoặc thất lạc, trung bình mỗi ngày nhận hơn 300 động vật. Trong khi đó, kinh phí của các trung tâm không nhiều, không gian cũng có hạn nên bị hạn chế hoạt động khá nhiều, trong khi số lượng động vật bị bỏ rơi ngày càng tăng lên. Trong năm ngoái, tổng chi phí hoạt động của các trung tâm là 37,38 tỷ won, tăng 26,8% so với năm trước đó, và đây cũng là năm đầu tiên Hàn Quốc chi ngân sách cho hoạt động quản lý động vật bị bỏ rơi vượt quá con số 30 tỷ won.
Dư luận tại Hàn Quốc cũng có nhiều ý kiến khác nhau về khoản chi cho động vật bị bỏ rơi, trong đó có ý kiến cho rằng cần thu thuế từ những người nuôi thú cưng, gọi là “ thuế sở hữu vật nuôi”. Năm 2020, Chính phủ Hàn Quốc từng xem xét tiến hành thu loại thuế này nhưng sau đó phải rút lại vì vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Các cơ quan chức năng của Hàn Quốc giải thích việc thu “thuế sở hữu vật nuôi” là nhằm nâng cao trách nhiệm của người nuôi thú cưng và có thêm nguồn kinh phí giúp thúc đẩy các chính sách đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng trong các cơ sở phù hợp.
Hàn Quốc lập lực lượng đặc nhiệm để chấm dứt tiêu thụ thịt chó
Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc ngày 22/1 thông báo đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm có nhiệm vụ tập trung tham mưu các chi tiết trong triển khai kế hoạch của chính phủ để đến năm 2027 chấm dứt tiêu thụ thịt chó.
Một nhà hàng bán thịt chó tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết vào đầu tháng 1, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật cấm tiêu thụ thịt chó trên toàn quốc. Động thái này mở đường chấm dứt thói quen tiêu thụ thịt chó đã không còn thịnh hành trong những thập niên gần đây.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho biết lực lượng đặc nhiệm này được giao trọng trách đưa ra các biện pháp như soạn thảo quy định cũng như chính sách đối với các trang trại nuôi chó đang tồn tại.
Việc thi hành luật dự kiến bắt đầu từ năm 2027, sau 3 năm thời gian ân hạn. Những người vi phạm luật với hành vi giết hại chó làm thịt có thể đối mặt với mức án tù tối đa 3 năm hoặc phạt tài chính lên tới 30 triệu won (22.400 USD).
Người bán thịt chó có thể đối mặt với mức án tù tối đa 2 năm hoặc phạt tài chính 20 triệu won.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc Song Mi-ryung thông báo: "Lực lượng mới thành lập được triển khai trước khi thi hành luật, để Hàn Quốc trở thành đất nước không còn tiêu thụ thịt chó. Chúng tôi dự kiến duy trì liên lạc với ngành thịt chó và các tổ chức quyền động vật để đưa ra giải pháp hợp lý và hoàn toàn chấm dứt tiêu thụ thịt chó".
Theo dữ liệu chính phủ Hàn Quốc, nước này có khoảng 1.150 trang trại nuôi chó lấy thịt, 34 cơ sở giết mổ chó, 219 bên phân phối và gần 1.600 nhà hàng bán thịt chó.
Seoul cung cấp trải nghiệm du lịch hallyu miễn phí cho khách nước ngoài Ngày 14/9, chính quyền thành phố Seoul công bố sẽ tiếp tục các chương trình hallyu hay "làn sóng Hàn Quốc" miễn phí để giúp các du khách nước ngoài có được trải nghiệm nhiều hơn về văn hóa cũng như các hoạt động giải trí đa dạng của nước này. Khách du lịch chụp ảnh trước Dongdaemun Design Plaza ở Seoul. Ảnh...