Tại sao NATO mở văn phòng liên lạc ở Geneva?
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ mở văn phòng liên lạc tại Geneva (Thụy Sĩ) vào cuối năm nay.
Bài phân tích mới đây đăng trên trang mạng swissinfo.ch đã lý giải nguyên nhân liên minh quân sự đưa ra quyết định này.
Theo swissinfo.ch, vào tháng 10-2023 đã xuất hiện thông tin NATO muốn mở văn phòng liên lạc ở Geneva. Sau đó, thông tin này được xác nhận chính thức. Trong tháng 7 vừa qua, NATO đã ký thỏa thuận với Thụy Sĩ về việc mở văn phòng liên lạc của liên minh quân sự này tại Geneva.
Văn phòng liên lạc của NATO sẽ được đặt tại Trung tâm Chính sách an ninh Geneva (GCSP), một tổ chức quốc tế cung cấp đào tạo trong các lĩnh vực thúc đẩy hòa bình và an ninh. Hiện NATO có các văn phòng tương tự tại Vienna (Áo) và New York (Mỹ). Chính quyền Thụy Sĩ nhấn mạnh rằng, văn phòng liên lạc của NATO sẽ tạo điều kiện cho liên minh quân sự tăng cường trao đổi với các tổ chức có trụ sở tại Geneva, trong đó có Liên hợp quốc.
Văn phòng liên lạc của NATO được đặt tại Trung tâm Chính sách an ninh Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: swissinfo.ch
Video đang HOT
Lâu nay, Geneva được coi là một trung tâm lớn về ngoại giao đa phương và đi đầu trong quản lý các lĩnh vực liên quan đến giải trừ quân bị và luật nhân đạo quốc tế. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Liên hợp quốc và một số cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC). Do đó, đây là một địa điểm có ý nghĩa chiến lược đối với NATO. Liên minh quân sự này đã hợp tác với Liên hợp quốc trong hoạt động gìn giữ hòa bình trong nhiều năm.
Tại Geneva, NATO sẽ dễ dàng tiếp cận các nhà ngoại giao khi có hơn 180 quốc gia có đại diện ở thành phố này. Bên cạnh đó, NATO cũng có thể tương tác với 750 tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva. Một số tổ chức trong số đó hoạt động trong lĩnh vực an ninh hoặc rà phá bom mìn.
Ông David Sylvan, Giáo sư danh dự tại Viện sau đại học Geneva, cho rằng việc mở văn phòng liên lạc là một trong những dấu hiệu cho thấy NATO đang bắt đầu tập hợp lại và không chỉ tập trung ở khu vực Bắc Đại Tây Dương mà còn ở châu Phi, thậm chí là châu Á. Trong những năm gần đây, một số quốc gia không phải là thành viên của liên minh, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của NATO.
Việc NATO mở văn phòng liên lạc tại Geneva đã gây ra một số tranh cãi. Các chính trị gia Thụy Sĩ ở cả cánh tả và cánh hữu đều cho rằng sự hiện diện của NATO tại Geneva đi ngược lại với chính sách trung lập của Thụy Sĩ. Theo quan điểm của họ, động thái này cũng có nguy cơ làm tổn hại đến danh tiếng của Geneva vốn được mệnh danh là “thủ đô hòa bình của thế giới”.
Thụy Sĩ duy trì chính sách trung lập từ năm 1815. Dù không phải thành viên của NATO, nhưng Thụy Sĩ đã tham gia chương trình đối tác vì hòa bình của liên minh quân sự từ năm 1996. Chương trình này được thiết lập giữa NATO và các quốc gia thứ ba. Báo cáo chính sách đối ngoại năm 2024 của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nêu rõ nước này có ý định tăng cường hợp tác với NATO trong lĩnh vực chính sách an ninh.
Chính phủ Thụy Sĩ tin rằng văn phòng liên lạc của NATO sẽ củng cố vị thế của Geneva như một trung tâm thảo luận về các vấn đề chính sách an ninh.
Chính phủ Thụy Sĩ cũng khẳng định, quyết định cho phép NATO mở văn phòng liên lạc phù hợp với chính sách trung lập của nước này. Đạo luật Nhà nước chủ nhà của Thụy Sĩ, một khuôn khổ pháp lý chi phối mối quan hệ giữa Chính phủ nước này và các tổ chức mà họ tiếp nhận, coi NATO là một tổ chức liên chính phủ giống như bất kỳ tổ chức nào khác. Các chính trị gia ủng hộ quyết định của Chính phủ Thụy Sĩ cho rằng việc NATO mở văn phòng liên lạc phù hợp với danh tiếng của Geneva, nơi chào đón và cởi mở với thế giới. Họ cũng kỳ vọng rằng sự hiện diện của NATO tại Geneva sẽ góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề hòa bình và an ninh.
Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine hướng tới tiến trình hòa bình
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Chính phủ Thụy Sĩ ngày 10/6 cho biết đã có 90 quốc gia và tổ chức đăng ký tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraine vào ngày 15 - 16/6 tới tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock.
Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nga chưa được mời tham dự hội nghị, song Chính phủ Thụy Sĩ cho biết hội nghị sẽ hướng tới "xác định một lộ trình" tìm cách đưa cả Moskva và Kiev vào một tiến trình hòa bình trong tương lai.
Thụy Sĩ tổ chức hội nghị trên theo đề nghị của Ukraine. Kiev hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với các điều kiện của nước này nhằm chấm dứt xung đột với Nga.
Ngày 7/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng hội nghị tại Thụy Sĩ "có thể trở thành một thể thức" giúp đem lại sự kết thúc cho cuộc xung đột này.
Chương trình nghị sự của hội nghị được Thụy Sĩ phát triển dựa theo kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine, tuy nhiên có thể tập trung vào chủ quyền lãnh thổ, nền hòa bình công bằng ở Ukraine và duy trì hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).
Ngoài ra, Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết hội nghị sẽ thảo luận các lĩnh vực được quốc tế quan tâm rộng rãi, như nhu cầu về an ninh hạt nhân và lương thực, tự do hàng hải cũng như các vấn đề nhân đạo.
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nêu rõ mục tiêu của hội nghị là "thúc đẩy một tiến trình hòa bình trong tương lai và phát triển các yếu tố thiết thực cũng như các bước hướng tới tiến trình đó". Bộ này cũng nhấn mạnh "tất cả các quốc gia tham dự hội nghị cần đóng góp ý kiến và tầm nhìn cho một nền hòa bình công bằng và bền vững ở Ukraine".
Hội nghị thượng đỉnh về Ukraine diễn ra ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) kết thúc ở miền Nam Italy, nơi lãnh đạo các nước G7 cũng sẽ thảo luận về tình hình xung đột ở Ukraine, đồng thời xem xét cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để cung cấp viện trợ mới cho Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida là những nhà lãnh đạo G7 đã xác nhận sẽ tham dự hội nghị sau đó.
Nga cho rằng Thụy Sĩ không còn ở vị trí trung lập và tuyên bố Moskva không quan tâm tham dự hội nghị trên, do đó Bern không mời Moskva tham dự.
Cùng với sự vắng mặt của Nga, Trung Quốc xác nhận sẽ không tham dự vì hội nghị không đáp ứng các yêu cầu của Bắc Kinh, theo đó hội nghị phải được cả Nga và Ukraine công nhận, cần có sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên và cần thảo luận công bằng về tất cả các đề xuất.
Thụy Sĩ hỗ trợ hơn 65 triệu USD thúc đẩy chuyển đổi số ở Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 8/6, Chính phủ Thụy Sĩ đã nhất trí cung cấp cho Ukraine gói hỗ trợ trị giá 58,7 triệu franc (65,5 triệu USD) để số hóa nền hành chính công của nước này. Đồng tiề.n mệnh giá 10 franc Thụy Sĩ tại Lausanne. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thông báo, số tiề.n trên sẽ được sử dụng cho...