Hàn Quốc tiến gần hơn đến mục tiêu tự cung tự cấp hạt nhân
Động thái này không chỉ thể hiện mong muốn giảm sự phụ thuộc vào urani nhập khẩu, đặc biệt từ Nga, mà còn khơi dậy các cuộc tranh luận về khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Seoul trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên.
Trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên, các cuộc tranh luận về việc Hàn Quốc cần phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình đang được khơi dậy. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trong một động thái đáng chú ý, Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ Hyundong Cho vừa công bố kế hoạch đề xuất Mỹ đồng ý cho nước này xây dựng và vận hành các cơ sở tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, tờ Kommersant của Nga ngày 28/10 đưa tin. Theo Đại sứ Cho, đây sẽ là ưu tiên hàng đầu của Seoul sau cuộc bầu cử Mỹ 2024.
Hiện tại, Hàn Quốc đang vận hành 26 lò phản ứng điện tại 8 nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, quốc gia này phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn urani làm giàu nhập khẩu, trong đó hơn 30% đến từ Nga. Các thỏa thuận năng lượng hạt nhân hiện hành với Mỹ không cho phép Seoul độc lập tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Giới chức Hàn Quốc ngày càng bày tỏ quan điểm rằng những hạn chế này là không hợp lý. Họ cho rằng Hàn Quốc cần có khả năng tự cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân và đặc biệt là nguồn nhiên liệu cho tàu ngầm hạt nhân trong tương lai.
Trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên, các cuộc tranh luận về việc Hàn Quốc cần phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình đang được khơi dậy. Những người ủng hộ cho rằng điều này sẽ giúp Seoul tự bảo đảm an ninh trong mọi tình huống biến động địa chính trị.
Video đang HOT
Ngược lại, phe phản đối cảnh báo việc sở hữu vũ khí hạt nhân có thể là.m tìn.h hình bán đảo Triều Tiên thêm bất ổn, ảnh hưởng đến quan hệ Hàn-Mỹ và gây ra những hậu quả kinh tế khó lường.
Anton Khlopkov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Năng lượng (CENESS) – một trong những tổ chức nghiên cứu chính của Nga tập trung vào các vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, kiểm soát vũ khí và năng lượng hạt nhân, nhận định Hàn Quốc có vẻ nghiêm túc trong ý định trở thành quốc gia có tiềm năng công nghệ để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Mặc dù chưa có dấu hiệu cho thấy Seoul đã quyết định khởi động chương trình vũ khí hạt nhân, nhưng việc nước này quan tâm đến công nghệ xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cho thấy cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn chính sách hạt nhân của họ.
Trong khi Washington vẫn chưa có phản hồi chính thức về tuyên bố của Đại sứ Cho, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó đã bày tỏ quan điểm phản đối việc Hàn Quốc phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng. Theo ông Khlopkov, có thể Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng đang theo dõi chặt chẽ hơn hoạt động hạt nhân của Hàn Quốc, dù tổ chức này chưa đưa ra bình luận chính thức.
Anh nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng hạt nhân
Theo tờ Politico ngày 23/10, Vương quốc Anh có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng hạt nhân khi nhiều nhà máy điện hạt nhân của quốc gia này đang dần hết hạn hoạt động.
Nhà máy điện hạt nhân Torness của Anh. Ảnh: edfenergy.com
Điều này đ.e dọ.a đến khả năng cung cấp điện ổn định và làm suy yếu nỗ lực của Anh trong việc đạt được các mục tiêu không phát thải carbon. Suy giảm công suất hạt nhân của Anh không chỉ là vấn đề về năng lượng mà còn đặt ra câu hỏi về chiến lược dài hạn của London trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Trong những năm 1950, Anh đã đi đầu trong công nghệ hạt nhân khi Nữ hoàng Elizabeth II khai trương nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này, thu hút sự chú ý toàn cầu. Đến những năm 1990, ngành công nghiệp hạt nhân của Anh đạt đỉnh cao, cung cấp hơn một phần tư tổng công suất điện quốc gia. Tuy nhiên, đến năm 2028, chỉ còn duy nhất một nhà máy điện hạt nhân hoạt động.
Chính phủ Anh vẫn khẳng định rằng năng lượng hạt nhân là yếu tố cốt lõi trong chiến lược chống biến đổi khí hậu, giúp đảm bảo an ninh năng lượng và duy trì việc làm trong ngành công nghiệp. Bộ trưởng Năng lượng Anh Ed Miliband đã cam kết sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân để giảm chi phí năng lượng và đối phó với sự cạnh tranh từ Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng thiếu hụt công suất hạt nhân mới sẽ khiến Anh gặp rủi ro lớn trong đạt được các mục tiêu không phát thải ròng. Chậm trễ trong phát triển các nhà máy điện hạt nhân mới có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
Hiện tại, phần lớn các nhà máy điện hạt nhân còn lại của Anh đều do tập đoàn năng lượng nhà nước EDF của Pháp sở hữu, gồm Hartlepool, Heysham 1, Heysham 2, Torness và Sizewell B. Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy này sẽ đóng cửa trong vòng vài năm tới, và chỉ còn Sizewell B sẽ hoạt động đến năm 2029. Điều này có nghĩa rằng, lần đầu tiên sau hơn 7 thập kỷ, Anh sẽ không còn điện hạt nhân nếu không can thiệp kịp thời.
EDF hiện đang xây dựng Hinkley Point C, một nhà máy điện hạt nhân mới ở Somerset phía Tây Nam, nhưng dự án này đã chậm tiến độ và vượt ngân sách hàng tỷ bảng Anh. Hinkley Point C dự kiến sẽ không được đưa vào hoạt động trước năm 2031, với ngân sách tăng từ 18 tỷ bảng lên 46 tỷ bảng Anh. Chính phủ Anh cũng đã cam kết đầu tư hơn 8 tỷ bảng cho dự án Sizewell C, nhưng chưa có quyết định tài chính cuối cùng. Mọi nỗ lực thu hút đầu tư tư nhân cho các dự án hạt nhân đều gặp khó khăn, đặt nước Anh vào thế phụ thuộc lớn vào EDF và Pháp.
Sự suy thoái của ngành công nghiệp hạt nhân Anh không phải là hệ quả của một nguyên nhân đơn lẻ mà là một chuỗi dài các quyết định chính trị sai lầm. Một số chuyên gia đổ lỗi cho các chính sách ngắn hạn của cựu Thủ tướng Margaret Thatcher, trong khi những người khác cho rằng sự do dự của chính phủ thời Thủ tướng Tony Blair và các chính phủ kế nhiệm đã ngăn cản phát triển năng lượng hạt nhân. Vào đầu những năm 1990, chính phủ của Thủ tướng John Major đã từ chối mở rộng chương trình hạt nhân và chuyển trọng tâm sang khai thác khí đốt.
Cựu Thủ tướng Boris Johnson cũng từng chỉ trích những người kế nhiệm của ông Major thuộc Công đảng vì đã không xây dựng được nhà máy điện hạt nhân nào. Dưới thời Thủ tướng Gordon Brown, chính phủ đã bán các tài sản hạt nhân của quốc gia cho EDF vào năm 2008 với hy vọng thu hút đầu tư tư nhân vào việc xây dựng 8 nhà máy điện mới. Tuy nhiên, không có dự án nào được thực hiện.
John Redwood, cựu Bộ trưởng Môi trường Anh, lập luận rằng đảng Dân chủ Tự do, trong chính phủ liên minh năm 2010, đã không ủng hộ năng lượng hạt nhân, dẫn đến tình trạng đóng cửa hàng loạt các nhà máy cũ mà không thay thế tương ứng. Kết quả là, Anh đang đối mặt với "khoảng cách lớn" trong năng lượng hạt nhân, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.
Hiện nay, năng lượng hạt nhân chiếm 15% trong tổng hỗn hợp năng lượng của Anh, nhưng với tốc độ phát triển hiện tại, mục tiêu mở rộng công suất hạt nhân không thể đáp ứng kịp nhu cầu. Các nhà phê bình lo ngại rằng những kế hoạch hiện tại không đủ nhanh và bị trì hoãn quá lâu, đẩy nước Anh vào tình thế khó khăn hơn trong duy trì an ninh năng lượng và đạt được các mục tiêu khí hậu.
Bộ trưởng Năng lượng Anh Ed Miliband hiện tại đang phải đối mặt với áp lực rất lớn từ cả trong và ngoài đảng của mình để đưa ra các quyết định cụ thể nhằm khôi phục ngành công nghiệp hạt nhân. Một số chuyên gia cho rằng hạt nhân là yếu tố không thể thiếu để đạt được mục tiêu không phát thải ròng, và rằng Chính phủ Anh cần nhanh chóng thực hiện các cam kết về phát triển các nhà máy mới như Sizewell C.
Tóm lại sự phục hồi của ngành công nghiệp hạt nhân là một phần quan trọng của chiến lược năng lượng dài hạn và nếu không hành động ngay bây giờ, Anh có thể sẽ gặp phải một cuộc khủng hoảng năng lượng hạt nhân nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh năng lượng và nền kinh tế quốc gia.
An ninh năng lượng của Armenia gặp khó do mối quan hệ băng giá với Nga Armenia vẫn phụ thuộc vào một số lĩnh vực năng lượng của Nga và mối quan hệ nguội lạnh giữa hai nước hiện nay có thể ảnh hưởng đến nguồn cung của quốc gia Nam Á này. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong một cuộc gặp với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: ecfr.eu Theo Viện Báo cáo Chiến tranh và Hòa...