Hàn Quốc thừa nhận để lọt người nhái Triều Tiên
Binh sĩ Hàn Quốc không phát hiện được người đàn ông Triều Tiên mang đồ lặn vượt qua hải giới, cho đến khi anh ta tiến sâu vào lãnh thổ.
Một người đàn ông Triều Tiên mặc đồ lặn và chân vịt vượt qua giới tuyến trên biển phía đông bán đảo Triều Tiên sáng 16/2. Binh sĩ Hàn Quốc không phát hiện được người này cho tới khi anh ta đi bộ trên một con đường ở phía nam Khu phi quân sự (DMZ), quan chức quốc phòng nước này hôm nay thừa nhận.
Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra dọc khu DMZ hồi tháng 6/2020. Ảnh: AP .
Đây là lần thứ hai giới tuyến quân sự Hàn Quốc bị xâm nhập trong vài tháng qua. Một cựu vận động viên Triều Tiên hồi tháng 11/2020 đã bò qua hàng rào biên giới mà không bị phát hiện cho tới khi xâm nhập hơn 800 m vào lãnh thổ Hàn Quốc. Seoul cho biết cảm biến biên giới gặp trục trặc vì lỏng ốc, khiến chúng không phát báo động đến binh sĩ.
Trong sự cố hôm qua, người nhái Triều Tiên bơi qua biên giới trên biển, vượt qua hàng rào chống xâm nhập và lên bờ ở phía nam khu DMZ rộng 4 km. Giới chức Hàn Quốc vẫn đang điều tra động cơ của người này, cho biết anh ta có thể là người đào tẩu.
Video đang HOT
Camera an ninh tại một chốt kiểm soát của quân đội Hàn Quốc phát hiện người này đi bộ trên đường lúc 4h20, nhưng binh sĩ phải mất tới 3 tiếng để xác định vị trí và khống chế người đàn ông. Anh ta đang di chuyển trong khu vực kiểm soát dân sự, nơi người dân phải có giấy phép đi lại, vào thời điểm bị bắt.
“Quân đội đã không thực thi hành động cần thiết, dù người này đã bị hệ thống cảnh giới phát hiện nhiều lần trước khi cập bờ”, quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thừa nhận.
Vị trí tuyến DMZ. Đồ họa: Al Jazeera .
Việc người Triều Tiên vượt qua giới tuyến mà không bị phát hiện luôn đặt ra dấu hỏi với an ninh quốc gia của Hàn Quốc. Hai nước vẫn trong trạng thái chiến tranh, với lãnh thổ được phân cách bởi DMZ. Đây được coi là vùng đệm được vũ trang nghiêm ngặt bậc nhất thế giới, với bãi mìn và hàng rào dây thép gai, hào chống xe tăng và hàng nghìn binh sĩ luôn sẵn sàng chiến đấu ở cả hai phía.
Hàn Quốc truy tố sĩ quan cưỡng hiếp người đào tẩu Triều Tiên
Hai nhân viên tình báo quân đội Hàn Quốc bị truy tố vì cưỡng hiếp một phụ nữ đào tẩu Triều Tiên từ tháng 5/2018 đến đầu năm 2019.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay cho biết công tố viên quân đội đã truy tố một trung sĩ và một trung tá thuộc Bộ Chỉ huy Tình báo Quân sự (DIC). Hai người bị cáo buộc lạm dụng quyền hạn để cưỡng hiếp nhiều lần một phụ nữ Triều Tiên đào tẩu suốt hơn một năm trong lúc cô được họ bảo vệ và giám sát để thu thập thông tin tình báo.
Người phụ nữ Triều Tiên này năm ngoái nộp đơn tố cáo thượng sĩ họ Kim và trung tá họ Sung, cả hai đều làm việc tại DIC, vì đã cưỡng bức cô trong hơn một năm. Nạn nhân cho biết đã đào tẩu đến Hàn Quốc vài năm trước đây và được một sĩ quan cảnh sát đưa tới gặp hai nhân viên của DIC.
Binh sĩ Hàn Quốc canh gác tại Khu vực An ninh Chung ở biên giới liên Triều. Ảnh: Reuters.
Kim và Sung được cho là thường xuyên gặp người phụ nữ đào tẩu để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cô và kiểm tra thông tin mà cô cung cấp. Hồi tháng 5/2018, Kim bị cáo buộc đã chuốc rượu khiến người phụ nữ mê man và cưỡng hiếp cô.
Nạn nhân cho biết thượng sĩ này tiếp tục tấn công tình dục cô thêm nhiều lần, kéo dài cho tới giữa tháng 6/2019, khiến cô hai lần mang thai. Kim được cho là đã ép nạn nhân phải phá thai cả hai lần.
Khi tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, người phụ nữ đã nhờ trung tá Sung, cấp trên của Kim, can thiệp. Tuy nhiên, trung tá Sung đã đưa cô đi uống rượu và sau đó ép cô quan hệ tình dục tại nhà của cô hồi tháng 1/2019.
Nạn nhân nộp đơn tố cáo Kim tội cưỡng dâm hồi tháng 10/2019, sau đó tiếp tục tố cáo cả Kim và Sung tội lợi dụng quyền lực để tấn công tình dục. Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chuyển hồ sơ về hai người này cho cơ quan công tố quân đội để đề nghị truy tố vào cuối tháng 11/2019.
Cả Kim và Sung đều đã bị cách chức và bị điều tra. Hiện giới chức Hàn Quốc chưa công bố danh tính đầy đủ của hai người này. Quân đội Hàn Quốc sẽ bắt đầu quy trình xử lý kỷ luật ngay sau khi tòa ra phán quyết.
Hơn 72% trong số 33.000 người đào tẩu từ Triều Tiên đến Hàn Quốc là phụ nữ. "Nhiều người đào tẩu đã bị xâm hại tình dục ở Trung Quốc trước khi đến Hàn Quốc", một nhà hoạt động quyền công dân cho biết. "Họ chịu đựng điều đó và mang tư tưởng rằng mình đã bị ô uế khi đến Hàn Quốc".
Theo số liệu năm 2017 của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, nhiều người Triều Tiên đào tẩu gặp khó khăn rất lớn trong việc hòa nhập xã hội mới. Thu nhập trung bình hàng tháng của người đào tẩu Triều Tiên ở Hàn Quốc khoảng 1,9 triệu won (1.590 USD), thấp hơn so với thu nhập trung bình 2,4 triệu won của người Hàn Quốc.
Hàn Quốc nói Triều Tiên xả lũ không báo trước Triều Tiên mở một phần cửa xả lũ của đập Hwanggang trên sông Imjin sau khi hứng đợt mưa lớn, nhưng không thông báo cho Hàn Quốc. Các nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết đập Hwanggang, nằm gần biên giới liên Triều, mở cửa xả lũ ngày 3/8, song Seoul không nhận được bất cứ thông báo nào từ Bình Nhưỡng....