Hàn Quốc thử nghiệm nhận dạng khuôn mặt để theo dõi Covid-19
Dự án theo dõi do quốc gia tài trợ sẽ hoạt động thử nghiệm vào tháng 1.2022 ở Bucheon, một trong những thành phố đông dân cư nhất Hàn Quốc.
Theo Reuters, Hàn Quốc sẽ sớm triển khai dự án thí điểm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng khuôn mặt và hàng chục nghìn camera quan sát CCTV để theo dõi chuyển động của những người bị nhiễm Covd-19, bất chấp lo ngại về xâm phạm quyền riêng tư.
Theo kế hoạch được thành phố Bucheon đệ trình lên Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin – Truyền thông (CNTT-TT) Hàn Quốc, hệ thống giám sát sẽ sử dụng thuật toán AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để phân tích cảnh quay được thu thập bởi hơn 10.820 camera CCTV. Hệ thống sẽ theo dõi chuyển động của người bị nhiễm bệnh, những người họ tiếp xúc gần và liệu họ có đeo khẩu trang hay không.
Hệ thống giám sát sẽ sử dụng thuật toán AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để phân tích cảnh quay được thu thập bởi hơn 10.820 camera CCTV
Video đang HOT
Không chỉ ở Hàn Quốc, hiện các chính phủ trên thế giới đã chuyển sang sử dụng công nghệ mới và mở rộng quyền lực pháp lý để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19. Theo báo cáo hồi tháng 3.2021 của Trường Luật Columbia ở New York (Mỹ), Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Nhật Bản, Nga và một số bang của Mỹ đã triển khai, hoặc ít nhất là thử nghiệm hệ thống nhận dạng khuôn mặt để theo dõi người nhiễm virus corona.
Theo nhận định từ phía quan chức Bucheon, hệ thống giám sát sẽ giảm bớt căng thẳng cho các nhóm truy tìm vốn đã phải làm việc quá sức trong một thành phố có hơn 800.000 người, đồng thời giúp việc sử dụng các đội nhóm hiệu quả và chính xác hơn. Hàn Quốc đã có hệ thống theo dõi liên lạc công nghệ cao, thu thập hồ sơ thẻ tín dụng, dữ liệu vị trí điện thoại di động và cảnh quay từ camera quan sát, cũng như các thông tin cá nhân khác. Tuy nhiên, nước này vẫn phải dựa vào lượng lớn nhà điều tra dịch tễ học để truy tìm và liên hệ với trường hợp nghi nhiễm Covid-19.
Hiện Bộ Khoa học và CNTT-TT Hàn Quốc không có kế hoạch mở rộng dự án ra cấp quốc gia. Mục đích chính của hệ thống là để số hóa một số nhiệm vụ thủ công. Hệ thống giám sát ở Bucheon có thể theo dõi đồng thời 10 người trong vòng 5 đến 10 phút, cắt giảm thời gian mà công việc thủ công phải mất khoảng nửa giờ đến một giờ để theo dõi một người. Thành phố Bucheon đã nhận được 1,6 tỉ won (khoảng 1,36 triệu USD) từ Bộ Khoa học và CNTT-TT và chi 500 triệu won ngân sách thành phố vào dự án hệ thống giám sát.
Lo ngại về nhân quyền
Mặc dù phần lớn công chúng ủng hộ các phương pháp theo dõi, nhưng những người ủng hộ nhân quyền và một số nhà lập pháp Hàn Quốc lo ngại về khả năng chính phủ sẽ lưu giữ, khai thác dữ liệu vượt xa nhu cầu dịch bệnh.
Tuy nhiên, theo quan chức Bucheon, không có lo ngại về quyền riêng tư vì hệ thống sẽ tạo hiệu ứng mosaic che mặt của người không phải là chủ thể theo dõi. “Không có vấn đề riêng tư nào ở đây vì hệ thống theo dõi bệnh nhân được xác nhận dựa trên Đạo luật Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm”, quan chức thành phố Bucheon nói.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cũng đồng ý việc sử dụng công nghệ này là hợp pháp, miễn là nó được dùng trong phạm vi của luật phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Kế hoạch quét nhận dạng khuôn mặt do AI hỗ trợ được đưa ra khi Hàn Quốc đang thử nghiệm một loạt ứng dụng khác của công nghệ gây tranh cãi, từ việc phát hiện lạm dụng trẻ em cho đến cung cấp sự bảo vệ của cảnh sát.
Mỹ đưa công ty AI Trung Quốc vào danh sách đen ngay trước thềm IPO
SenseTime, công ty trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên về phần mềm nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Theo Financial Times, Mỹ quyết định đưa SenseTime vào danh sách đen vào ngày 10.12, cùng ngày công ty định giá đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông. Theo ba nguồn thạo tin, Washington cho rằng hãng AI Trung Quốc đã tạo điều kiện cho hoạt động vi phạm nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương. Động thái này là một phần của gói trừng phạt chống lại một số quốc gia nhân Ngày Nhân quyền.
Bộ Tài chính Mỹ sẽ xếp SenseTime vào danh sách "các công ty liên hợp công nghiệp - quân sự của Trung Quốc". Tháng 6.2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty trong danh sách đen, theo chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump nhằm giải quyết mối đe dọa an ninh quốc gia.
Bộ Tài chính Mỹ sẽ xếp SenseTime vào danh sách "các công ty liên hợp công nghiệp - quân sự của Trung Quốc"
Quyết định đưa SenseTime vào danh sách đen trùng với ngày cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ mà ông Biden triệu tập với sự tham gia của hơn 100 nước. Ông Biden đã tổ chức một cuộc gặp trực tuyến trong tháng trước với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Họ thảo luận về cách để đảm bảo rằng căng thẳng giữa hai bên không trở thành xung đột. Nhưng Tổng thống Mỹ nhấn mạnh sẽ không ngừng chỉ trích Trung Quốc về các hành vi vi phạm nhân quyền.
Danh sách Thực thể có thể là vấn đề không nhỏ đối với các cổ đông Mỹ trong SenseTime. Silver Lake, công ty cổ phần tư nhân của Mỹ có 3% cổ phần trong SenseTime, đã đồng ý khóa một số cổ phần trong sáu tháng sau khi IPO. Fidelity và Qualcomm sở hữu cổ phần nhỏ hơn. HSBC là ngân hàng đầu tư phương Tây duy nhất tham gia vào đợt IPO này.
Theo Nikkei, đợt IPO của SenseTime dự kiến sẽ là đợt niêm yết lớn nhất ở Hồng Kông trong nhiều tháng. Trong 450 triệu USD các khoản đầu tư nền tảng đã được lên kế hoạch, có 200 triệu USD đến từ Quỹ Cải cách Sở hữu hỗn hợp, được thành lập vào cuối năm 2020 bởi Tập đoàn Chengtong Holdings do nhà nước Trung Quốc điều hành và các nhà đầu tư khác dưới sự bảo trợ của Cơ quan Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của chính quyền Bắc Kinh.
Phần lớn hoạt động kinh doanh của SenseTime phụ thuộc vào Trung Quốc. Doanh số nhận dạng khuôn mặt, chính sách dự đoán và những công cụ AI khác cho các thành phố ở đại lục chiếm 40% tổng doanh thu của công ty trong năm ngoái. Tầm quan trọng về doanh số bán hàng cho chính phủ của SenseTime ngày càng tăng, khi các tập đoàn công nghệ Trung Quốc theo đuổi việc phát triển hệ thống AI nội bộ của riêng họ.
Cuối năm 2021 sẽ có hơn nửa tỉ thuê bao 5G Ericsson dự đoán số thuê bao di động 5G sẽ vượt 580 triệu vào cuối năm 2021, với trung bình mỗi ngày tăng một triệu thuê bao di động 5G mới. Mạng 5G sẽ bùng nổ mạnh trong thời gian tới Dự báo này được đưa ra trong Báo cáo Di động của Ericsson lần thứ 20 (Ericsson Mobility Report), củng cố kỳ...