Hàn Quốc thông qua luật chống tham nhũng từng gây nhiều tranh cãi
Ngày 3/3, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật chống tham nhũng vốn từng gây nhiều tranh cãi trong một thời gian dài do lo ngại dự luật này vi phạm các quyền tự do cá nhân đã được hiến pháp quy định.
Một phiên họp của quốc hội Hàn Quốc (Nguồn: NEWSIS)
Được biết đến với tên gọi khác là Dự luật Kim Yong-ran – tên của cựu nghị sỹ Kim Yong-ran, thành viên Ủy ban Quyền dân sự và Chống tham nhũng của Quốc hội Hàn Quốc và là người đệ trình dự luật trên từ tháng 6/2011, dự luật mới được thông qua quy định hình phạt nghiêm khắc hơn với các hành vi tham nhũng của các đối tượng là công chức, nhà báo và giảng viên các trường tư nhân.
Theo đó, các đối tượng trên có thể bị phạt tối đa đến 3 năm tù giam hoặc 5 lần giá trị số tiền hoặc tài sản mà họ đã nhận nếu số tiền hoặc giá trị tài sản tham nhũng trên 1 triệu won (tương đương khoảng 908 USD) bất kể hành vi đó là để đổi lấy ưu đãi hoặc liên quan đến công việc mà họ đang đảm nhiệm. Đối với việc nhận quà tặng “liên quan đến công việc”có giá trị từ 1 triệu won trở xuống, mức hình phạt tối đa sẽ là 5 lần giá trị món quà đó.
Video đang HOT
Trước đây việc thông qua dự luật trên đã bị trì hoãn do có một điều khoản yêu cầu các công chức phải báo cáo về việc nhận hối lộ của các thành viên trong gia đình khiến những người chỉ trích cho rằng điều này vi phạm quyền tự do của công dân đã được hiến pháp quy định và có thể hủy hoại các mối quan hệ gia đình. Trong khi đó, các nhóm dân sự lại cho rằng điều khoản này sẽ giúp cắt đứt “các chuỗi tham nhũng” và làm cho xã hội Hàn Quốc trở nên minh bạch hơn.
Trước đó, ngày 02/3, đảng cầm quyền Thế giới mới và phe đối lập chính tại quốc hội – Liên minh chính trị mới vì dân chủ (NPAD), đã đồng ý giữ lại điều khoản trên nhưng giới hạn phạm vi áp dụng chỉ với công chức và vợ/chồng của họ mà không áp dụng với các thành viên khác trong gia đình của người công chức, đồng thời quy định dự luật trên chỉ có hiệu lực sau 18 tháng kể từ ngày công bố.
Theo các quy định hiện hành về chống tham nhũng tại Hàn Quốc, các công chức không thể bị trừng phạt vì đã nhận các quà tặng và dịch vụ đắt tiền trừ khi có bằng chứng khẳng định về sự “có đi có lại” giữa người cho và người nhận./.
Theo Phạm Duy/Seoul (Vietnam )
Tổng thống Myanmar Thein Sein thảo luận với thủ lĩnh đối lập
Truyền thông Myanmar đưa tin ngày 2/3, Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã có cuộc gặp riêng với thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi tại thủ đô Nay Pyi Taw. Nội dung cuộc gặp tập trung vào các vấn đề sửa đổi hiến pháp và cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Tổng thống Myanmar Thein Sein (phải) tại hội nghị thảo luận việc ký Hiệp ước ngừng bắn trên toàn quốc (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Thein Sein và Chủ tịch đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi kể từ tháng 3/2014.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quốc hội Myanmar đang đề xuất tổ chức đối thoại 6 bên - gồm Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, lãnh đạo phe đối lập, Chủ tịch hai viện Quốc hội, cùng đại diện các nhóm sắc tộc vũ trang - nhằm giải quyết các vấn đề chính trị trong nước, đặc biệt việc sửa đổi hiến pháp.
Hiến pháp hiện hành của Myanmar được ban hành hồi tháng 5/2008, trong đó có điều khoản được xem là cản trở thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi tham gia tranh cử tổng thổng. Điều khoản này quy định bất kỳ người nào có cha mẹ, vợ/chồng, con hợp pháp là công dân nước ngoài không được phép giữ cương vị tổng thống.
Các con của bà Suu Kyi mang quốc tịch Anh. Hiện đảng NLD và liên minh của bà Suu Kyi đang tiến hành chiến dịch thúc đẩy sửa đổi điều khoản trên.
Ngoài ra, còn một điều khoản gây tranh cãi nữa trong Hiến pháp là quy định 1/4 số ghế trong quốc hội thuộc về quân đội.
Dự kiến cuộc trưng cầu ý dân về việc sủa đổi hiến pháp sẽ được tổ chức vào tháng 5/2015 và tổng tuyển cử vào cuối năm 2015. Cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều đã thông qua điều luật trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Chân dung cựu Phó thủ tướng Nga bị ám sát Chính trị gia đối lập Boris Nemtsov, người bị ám sát gần điện Kremlin tại thủ đô Mátxcơva ngày 27/2, từng là Phó thủ tướng dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin trước khi trở thành một trong những nhân vật chống đối nổi bật tại Nga. Chính trị gia đối lập Boris Nemtsov (Ảnh: AFP) Ông cũng là một nhà khoa học hạt...