Hàn Quốc tăng 5% mức lương tối thiểu vào năm 2023
Ngày 30/6, giới chức Hàn Quốc cho biết các đại diện của người lao động và người sử dụng lao động ở nước này đã đồng ý đề ra mức lương tối thiểu theo giờ của năm 2023 là 9.620 won (tương đương 7,41 USD), tăng 5% so với năm nay.
Phố mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Ủy ban Tiền lương tối thiểu (MWC) gồm 9 thành viên đại diện cho người lao động, chủ doanh nghiệp và công chúng, tối 29/6 đã đạt được thỏa thuận trên trong một phiên họp toàn thể được tổ chức tại khu phức hợp chính phủ ở thành phố Sejong nằm cách thủ đô Seoul 112 km. Với mức trên, mức lương tối thiểu hằng tháng của người lao động Hàn Quốc là 2,02 triệu won, được áp dụng như nhau đối với tất cả các ngành.
Trong các cuộc đàm phán, đại diện giới lao động đã kêu gọi tăng lương đáng kể từ mức 9.160 won/giờ hiện nay theo như cam kết của chính quyền cựu Tổng thống Moon Jae-in là tăng lương tối thiểu theo giờ lên 10.000 won. Trong khi đó, phía người sử dụng lao động đã kêu gọi trì hoãn kế hoạch tăng lương do lo ngại gây thiệt hại kinh tế vốn đã hứng chịu tác động của đại dịch COVID-19, lãi suất và lạm phát tăng, tỷ giá hối đoái đều cao.
Video đang HOT
Theo luật, MWC phải đệ trình mức lương tối thiểu mới lên bộ trưởng lao động, sau đó bộ trưởng lao động sẽ thông báo công khai trước ngày 5/8. Mức lương mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2023.
Dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Moon Jae-in, mức lương tối thiểu đã tăng 16,4% vào năm 2018, 10,9% vào năm 2019, 2,9% vào năm 2020 và tăng thấp nhất là 1,5% vào năm 2021.
Hàn Quốc tiếp tục 'bơm' gần 4 tỷ USD hỗ trợ tiểu thương
Chính phủ Hàn Quốc ngày 17/12 cho biết đã lập phương án gói hỗ trợ quy mô 4.300 tỷ won (3,63 tỷ USD) dành cho giới tiểu thương và người lao động tự do sẽ bị ảnh hưởng từ đối sách phòng dịch đặc biệt của nhà nước có hiệu lực từ ngày 18/12 tới.
Người dân mua sắm hàng hóa tại khu vực Myeongdong, thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Nhóm đối tượng nhận hỗ trợ lần này bao gồm 900.000 tiểu thương từng được nhận tiền bù đắp thiệt hại và khoảng 2,3 triệu doanh nghiệp không thuộc diện hỗ trợ trước đó (như các doanh nghiệp lữ hành, biểu diễn...). Do diện đối tượng được nhận hỗ trợ thiệt hại được mở rộng nên sẽ có thêm khoảng 120.000 cơ sở (không thuộc ngành nghề bị hạn chế kinh doanh) như quán cà phê, quán cắt tóc cũng được nhận gói hỗ trợ này.
Phát biểu tại cuộc họp giao ban chính phủ cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki nhấn mạnh: "Nếu xác thực được doanh số bán hàng sụt giảm, chính phủ sẽ chi trả 1 triệu won tiền mặt cho tiểu thương bất kể quy mô bán hàng hay mức độ áp dụng của các biện pháp kiểm dịch. Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ bằng hiện vật trị giá tới 100.000 won (khoảng 84 USD) để giảm bớt gánh nặng do việc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh".
Theo đó, khoảng 3,2 triệu tiểu thương ở Hàn Quốc sẽ được nhận khoản trợ cấp khoảng 843 USD/người. Tổng ngân sách hỗ trợ là 3.200 tỷ won (2,7 tỷ USD). Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng lập phương án hỗ trợ các tiểu thương áp dụng "thẻ thông hành" phòng dịch.
Với khoảng 1,15 triệu cơ sở như nhà hàng, quán cà phê, quán Internet, thư viện... thuộc diện này, khoản tiền hỗ trợ sẽ xấp xỉ 100 tỷ won (khoảng 84,4 triệu USD). Với các chủ nhà hàng, quán cà phê và phòng chơi điện tử (game) chứng minh được việc đã mua thiết bị đầu cuối và nhiệt kế để xác nhận tình trạng tiêm chủng của khách hàng), họ sẽ được nhận 100.000 won (84 USD) tiền hỗ trợ.
Ngoài khoản ngân sách 2.200 tỷ won (8,86 tỷ USD) để bù đắp thiệt hại cho các tiểu thương đã được đề cập trong ngân sách năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ phân bổ thêm 1.000 tỷ won (843 triệu USD) cho đợt hỗ trợ lần này. Các biện pháp hỗ trợ sẽ được triển khai thực hiện ngay trong tháng 12 này và các ngành nghề thông thường (không bị hạn chế thời gian kinh doanh) nhưng có doanh thu giảm cũng sẽ được hỗ trợ bắt đầu từ tháng 1/2022.
Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) cho thấy tính đến 0 giờ ngày 17/12, Hàn Quốc ghi nhận 7.435 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 7.400 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 551.551 ca.
Số ca bệnh nặng là 971 ca, giảm 18 người, song vẫn trên ngưỡng 900 ca. Số ca nhiễm biến thể mới Omicron là 151 ca. Cũng theo số liệu của KDCA, tính đến ngày 17/12, Hàn Quốc đã hoàn tất tiêm phòng 2 mũi vaccine cho khoảng 81,7% dân số. Tỷ lệ tiêm mũi vaccine bổ sung là 19% dân số.
Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu nới lỏng quy định hạn chế đối với nhà hàng và các cơ sở kinh doanh khác từ ngày 1/11 vừa qua với hy vọng mở cửa nền kinh tế dựa trên thông tin tích cực về chiến dịch tiêm phòng (khi có hơn 70% dân số tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19). Tuy nhiên, chỉ sau một tháng rưỡi, số ca mắc COVID-19 mới đã tăng mạnh trở lại.
Kể từ đó đến nay, số ca nhiễm mới theo ngày tại Hàn Quốc đã tăng cao hơn gấp 3 lần. Đặc biệt, ngày 15/12, Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này, với 7.850 ca. Giới chức Hàn Quốc cảnh báo con số này có thể tăng lên 20.000 ca vào tháng 1/2022.
Hàn Quốc sẽ 'sống chung với COVID-19' từ tháng 11 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc sẽ thực hiện các bước để dần trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch vào tháng tới. Người dân đeo khẩu trang đi bộ tại khu mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters Theo hãng thông tấn Yonhap, Tổng thống Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc sẽ dần trở...