Hàn Quốc siết chặt quy định khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế
Từ ngày 20/5, tại Hàn Quốc, người dân khi đi khám chữa bệnh, mua thuốc phải mang giấy tờ tùy thân để xác minh danh tính nếu muốn được hưởng chi trả bảo hiểm.
Bệnh nhân tại bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 16/2/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Tổng công ty Bảo hiểm y tế quốc gia Hàn Quốc đã thông báo về việc triển khai bắt buộc xác minh danh tính và tư cách của bệnh nhân tại các cơ sở y tế bắt đầu từ ngày 20/5. Căn cứ theo Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, các tổ chức y tế như bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc phải xác minh danh tính của bệnh nhân đến khám, cũng như khả năng họ hội đủ điều kiện nhận bảo hiểm y tế bằng chứng minh nhân dân trước khi áp dụng các ưu đãi của bảo hiểm y tế. Cơ sở nào vi phạm điều này sẽ bị phạt tài chính.
Do đó, những người đăng ký bảo hiểm hoặc người phụ thuộc muốn được điều trị y tế thông qua bảo hiểm y tế phải mang theo giấy tờ tùy thân có thể xác minh danh tính như thẻ đăng ký cư trú, bằng lái xe hoặc thẻ bảo hiểm y tế di động (do Tổng công ty Bảo hiểm y tế quốc gia cấp) có dán ảnh ảnh và ghi số đăng ký cư trú hoặc số đăng ký người nước ngoài và xuất trình cho cơ sở y tế.
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai đã được cấp số quản lý an sinh xã hội trên máy tính theo Đạo luật cung cấp việc sử dụng phúc lợi an sinh xã hội và nhận dạng người thụ hưởng có thể nộp giấy xác nhận mang thai.
Trong trường hợp không cung cấp được giấy tờ đủ điều kiện, bệnh nhân có thể không được bảo hiểm y tế chi trả trong quá trình điều trị và có thể phải thanh toán toàn bộ chi phí điều trị.
Theo Bộ Y tế, khi cung cấp phúc lợi chăm sóc y tế cho người khuyết tật nặng theo Quy tắc thực thi Đạo luật phúc lợi của người khuyết tật, những người được xếp hạng theo Đạo luật chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi hoặc phụ nữ mang thai theo Đạo luật sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các tổ chức y tế không cần phải xác minh danh tính và tư cách bảo hiểm y tế.
Mục đích của việc yêu cầu xác minh danh tính là nhằm ngăn chặn các trường hợp nhận thuốc điều trị hoặc đơn thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như ăn trộm hoặc thuê thẻ bảo hiểm y tế của người khác.
Cho đến nay, tại hầu hết các cơ sở y tế, người dân có thể được điều trị nếu được xác minh đủ điều kiện bằng cách xuất trình tên, số đăng ký cư trú hoặc số đăng ký người nước ngoài mà không cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế hoặc thẻ căn cước. Do đó, đã xảy ra trường hợp gian lận nhận quyền lợi bảo hiểm y tế bằng cách sử dụng tên, số đăng ký cư trú của người khác.
Số vụ thuê, trộm thẻ bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc đã liên tục tăng hằng năm, từ 32.605 vụ vào năm 2021 lên 30.771 vụ vào năm 2022 và 40.418 vụ vào năm 2023.
Hàn Quốc siết chặt quy định hưởng bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Tổng công ty Bảo hiểm Y tế quốc gia Hàn Quốc (NHIS) ngày 18/3 thông báo nước này sẽ siết chặt hơn nữa điều kiện để công dân nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế với tư cách là người phụ thuộc.
Động thái này nhằm kiểm soát chi tiêu bảo hiểm và ngăn chặn các hành vi lạm dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe nhà nước.
Bệnh nhân tại một bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/2/2024. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN
Đạo luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi của Hàn Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 3/4 tới. Theo đó, những người phụ thuộc của người nước ngoài sống ở Hàn Quốc, cũng như người Hàn Quốc sống ở nước ngoài sẽ phải có thời gian cư trú tại Hàn Quốc hơn 6 tháng mới đủ điều kiện nhận bảo hiểm y tế quốc gia.
Theo NHIS, cho đến nay người nước ngoài, người Hàn Quốc có quốc tịch nước ngoài và người Hàn Quốc đang sinh sống tại quốc gia khác ngoài Hàn Quốc chỉ cần đăng ký bảo hiểm theo nơi làm việc và có tài sản, thu nhập ở một mức tiêu chuẩn nhất định thì người thân (bố mẹ, con cái) sẽ ngay lập tức đủ điều kiện là người được hưởng bảo hiểm phụ thuộc bắt đầu từ thời điểm nhập cảnh Hàn Quốc.
Người phụ thuộc được hưởng ưu đãi về bảo hiểm y tế theo tiêu chuẩn bảo hiểm của người đứng tên mua bảo hiểm và không phải đóng thêm tiền mua bảo hiểm y tế.
Thời gian qua tại Hàn Quốc xuất hiện tình trạng một số người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế quốc gia đã đăng ký cho người thân của họ ở nước ngoài làm người phụ thuộc. Khi người thân bị bệnh, họ sử dụng thị thực ngắn hạn để nhập cảnh Hàn Quốc điều trị và xuất cảnh ngay sau khi điều trị xong.
Tuy nhiên, việc triển khai quy định mới về bảo hiểm vẫn có một số ngoại lệ cho phép trẻ em dưới 19 tuổi, vợ/chồng và người đang du học (visa D-2), đào tạo học sinh tiểu học và trung học (visa D-4-3), lao động phổ thông (visa E-9), thường trú nhân (visa F-5) và nhập cư kết hôn (visa F-6) được hưởng bảo hiểm phụ thuộc ngay sau khi nhập cảnh.
Hàn Quốc huy động các bệnh viện quân y khám chữa bệnh cho người dân Ngày 21/2, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đã kêu gọi các bệnh viện quân y tại nước này tham gia hỗ trợ y tế cho các bệnh nhân dân sự trong bối cảnh hoạt động khám chữa bệnh tại nhiều bệnh viện lớn bị đình trệ do hàng nghìn bác sĩ nội trú nghỉ việc để phản đối kế hoạch...