Hàn Quốc phát triển phòng cách ly áp lực âm di động nhằm đối phó với COVID-19
Ngày 7/1, Viện Khoa học và Công nghệ tiến bộ Hàn Quốc (KAIST) cho biết các nhà nghiên cứu nước này vừa phát triển phòng cách ly áp lực âm di động dành cho người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có triệu chứng nặng.
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 dã chiến ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 26/12/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Nhóm nghiên cứu tại KAIST đã thử nghiệm một tổ hợp cách ly lắp ghép gồm nhiều phòng áp lực âm vốn có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm. Với khả năng ngăn chặn lây nhiễm chéo, tổ hợp này rất cần thiết cho các khu cách ly bệnh nhân mắc COVID-19.
Nhờ cấu trúc di động, tổ hợp tương đối dễ dàng lắp ghép và thuận tiện sử dụng. Theo nhóm nghiên cứu, tổ hợp cách ly này được thiết kế nhằm bổ sung cho các cơ sở hạ tầng y tế hiện tại, có thể sản xuất xong chỉ trong 2 tuần và mất 5 ngày để vận chuyển và lắp đặt.
Video đang HOT
Từ ngày 28/12/2020, KAIST đã tiến hành thử nghiệm tổ hợp cách ly nói trên với các bệnh nhân giả tại Viện Phóng xạ và Khoa học Y tế Hàn Quốc, miền Đông Bắc nước này. Mỗi tổ hợp có thể chứa các phòng cách ly cho 4 bệnh nhân hoặc có thể sử dụng như một trạm xá, một phòng kho và một phòng dành cho nhân viên y tế. Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu thương mại hóa cơ sở y tế di động này sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm, dự kiến kết thúc vào ngày 15/1 tới.
Số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại Hàn Quốc đang có chiều hướng giảm trong thời gian gần đây. Tính đến ngày 7/1, Hàn Quốc đã trải qua ngày thứ 3 liên tiếp có số ca mắc mới dưới mức 1.000 ca/ngày. Tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đến nay là 66.688 ca.
EU ngăn người Mỹ nhập cảnh
Mỹ không thuộc danh sách các điểm đến an toàn với các chuyến đi không thiết yếu được EU công bố hôm nay.
EU hôm nay công bố danh sách 15 nước được thực hiện chuyến bay tới khối này với mục đích giải trí hoặc kinh doanh từ ngày 1/7. Các thành viên EU từ 1/7 sẽ bắt đầu dỡ bỏ hạn chế đi lại với công dân các nước có tên trong danh sách.
Danh sách gồm 14 quốc gia được EU mở cửa từ ngày mai bao gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Trung Quốc là quốc gia thứ 15 trong danh sách, nhưng việc đi lại chỉ được thông qua nếu chính quyền Bắc Kinh cho phép du khách châu Âu tới nước này. "Có đi có lại" là một điều kiện với các quốc gia thuộc danh sách được EU mở cửa.
Danh sách này không có Mỹ, Nga và Brazil, những vùng dịch lớn hiện nay.
Động thái này của EU nhằm hỗ trợ ngành du lịch và các địa điểm tham quan trong khối, đặc biệt là ở các quốc gia Nam Âu, được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19.
Nhân viên khử trùng máy bay tại sân bay quốc tế Fiumicino, Rome, Italy, hôm 4/6. Ảnh: Reuters.
EU trước đó đã xem xét không cho người Mỹ vào khối khi các nước thành viên khôi phục kinh tế và mở lại biên giới từ 1/7. Khách du lịch Mỹ và phần còn lại của thế giới tạm thời bị cấm nhập cảnh vào EU, trừ các trường hợp hồi hương hoặc đi lại thiết yếu, kể từ giữa tháng 3.
Quyết định cấm người Mỹ vào EU cũng phản ánh một phần diễn biến của dịch bệnh. Hồi tháng 3, khi châu Âu là tâm dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các nhà lãnh đạo khu vực này tức giận khi ông cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với hầu hết các quốc gia EU. Trump giải thích rằng đây là động thái cần thiết để bảo vệ nước Mỹ, ở thời điểm đó ghi nhận khoảng 1.100 ca nhiễm nCoV và 38 ca tử vong.
Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, Trump cho biết châu Âu đang có những tiến bộ trong ứng phó Covid-19 và một số hạn chế có thể được dỡ bỏ, nhưng kể từ đó, chính quyền Trump vẫn chưa có động thái mới nào. Hiện châu Âu đã hầu như kiềm chế được Covid-19, song Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với số ca nhiễm và tử vong mới vẫn ở mức cao.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 10,4 triệu người nhiễm, hơn 500.000 người chết và hơn 5,6 triệu người hồi phục.
Hai hướng hợp tác kinh tế Việt - Hàn khi Covid-19 qua đỉnh Việt - Hàn cần hướng tới xây dựng "cứ điểm sản xuất" và đầu tư cho kinh tế số khi Covid-19 qua đỉnh, theo quan chức phụ trách thương mại Hàn Quốc. "Hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam và Hàn Quốc có sự gắn bó chặt chẽ, mức độ tác động lẫn nhau thể hiện rõ khi Covid-19 xuất...