Hàn Quốc, Nhật Bản tiếp tục viện trợ nhân đạo và hỗ trợ tái thiết Ukraine
Theo hãng tin Yonhap, ngày 24/2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Seoul đang lên kế hoạch cung cấp gói viện trợ nhân đạo trị giá 130 triệu USD cho Ukraine.
Gói viện trợ mới nhất sẽ bao gồm khoản viện trợ tài chính, hỗ trợ nhân đạo trong việc rà phá bom mìn, hỗ trợ tái thiết cơ sở hạ tầng như khôi phục hệ thống lưới điện, cũng như viện trợ nhân đạo thực hiện các hoạt động tái thiết thông qua các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Một toà chung cư bị phá huỷ trong xung đột, tại Saltivka thuộc vùng Kharkiv, Ukraine ngày 20/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Năm ngoái, Hàn Quốc đã viện trợ nhân đạo cho Ukraine với tổng trị giá gói viện trợ là 100 triệu USD.
Tại Nhật Bản, phát biểu họp báo trước thềm chủ trì Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7), Chánh Văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno khẳng định quốc gia Đông Bắc Á này sẽ hỗ trợ Ukraine.
Đại sứ Ukraine tại Nhật Bản Sergiy Korsunsky đã cám ơn sự hỗ trợ của nước này, trong đó có việc tiếp nhận hơn 2.300 người sơ tán khỏi Ukraine.
Video đang HOT
Đầu tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết sẽ viện trợ bổ sung 5,5 tỷ USD để giúp Ukraine tái thiết cơ sở hạ tầng bị hư hại do xung đột.
Cùng ngày, Bloomberg News đưa tin Ba Lan đang gửi các xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Kiev. Đây là phương tiện đầu tiên trong số 14 phương tiện quân sự mà Chính phủ của Thủ tướng Mateusz Morawiecki cam kết viện trợ cho quốc gia Đông Âu này.
Bloomberg News dẫn một nguồn thạo tin nêu rõ nhà lãnh đạo Morawiecki sẽ thông báo về việc chuyển giao xe tăng nói trên trong chuyến thăm của ông tới Kiev. Tổng Thư ký đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền của Ba Lan đã xác nhận thông tin Thủ tướng Morawiecki sẽ đến Kiev trong ngày 24/2 và có khả năng sẽ tham gia một phiên họp của Quốc hội Ukraine.
Trong diễn biến liên quan, Đài phát thanh -truyền hình nhà nước DR của Đan Mạch đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng nước này Troels Lund Poulsen thông báo Copenhagen “không loại trừ” khả năng gửi các chiến đấu cơ cho Ukraine nhằm hỗ trợ quốc gia Đông Âu này.
Theo các lực lượng vũ trang Đan Mạch, Lực lượng Không quân của nước này đã mua tổng cộng 77 chiến đấu cơ F-16 kể từ những năm 1970. Năm nay, Ukraine đã đề nghị các quốc gia đồng minh phương Tây viện trợ thêm các khí tài hiện đại, trong đó có các chiến đấu cơ. Tuy nhiên, các nước phương Tây, vốn đã cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine, hiện từ chối chuyển cho Kiev các phương tiện này hoặc những vũ khí tấn công tầm xa.
Cũng trong ngày 24/2, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhấn mạnh sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và cho rằng cần “ngay lập tức chấm dứt” cuộc xung đột tại đây, vốn đang ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực và năng lượng toàn cầu.
Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tái khẳng định sự ủng hộ của nước này đối với Kiev.
Tình hình Ukraine: Kiev tuyên bố sắp phản công; Nga nói phương Tây chẳng thiện chí
Ngày 22/2, Chỉ huy Lực lượng thống nhất của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU), Trung tướng Sergei Naev, tiết lộ Kiev đang chuẩn bị triển khai chiến dịch phản công quân đội Nga.
Xung đột Nga-Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 2, Kiev thông báo đang chuẩn bị kế hoạch phản công Nga. (Nguồn: AFP)
Phát biểu với hãng tin Ukrinform, Tướng Naev nói: "Chúng ta đang chuẩn bị các lực lượng thích hợp cho kế hoạch phản công này, tuy nhiên, thời điểm diễn ra chiến dịch là bí mật".
Tướng Naev cũng bình luận về tình hình ở biên giới với Belarus và tuyên bố, trong trường hợp gia tăng quy mô quân đội của Nhà nước Liên minh, Bộ Chỉ huy VSU sẽ thực hiện bước đi tương tự.
Ông giải thích: "Động thái đó sẽ diễn ra theo cách tương phản: họ tăng cường mức độ đe dọa, chúng ta nâng cao mức độ phản ứng".
Trong khi đó, Yonhap đưa tin, ngày 23/2, Đại sứ Ukraine tại Hàn Quốc Dmytro Ponomarenko đã kêu gọi Seoul tiếp tục quan tâm và hỗ trợ Kiev, trong bối cảnh cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu sắp bước sang năm thứ 2 mà không có dấu hiệu kết thúc.
Bày tỏ hy vọng Hàn Quốc sẽ tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mang lại hòa bình lâu dài cho Ukraine với tư cách là một "quốc gia chủ chốt", ông Ponomarenko nhấn mạnh, Kiev sẽ tiếp tục nỗ lực để đẩy lùi Nga và khôi phục chủ quyền.
Liên quan xung đột ở quốc gia Đông Âu, TASS đưa tin, tại buổi họp báo ngày 22/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng, mục tiêu nhanh chóng lấy lại hòa bình đòi hỏi phải có thiện chí chính trị từ phía phương Tây và Kiev, song "Moscow không thấy thiện chí đó".
Theo người phát ngôn trên, ngoại giao "luôn là ưu tiên hàng đầu" của Nga, nhưng "trong trường hợp này, mọi khả năng đã được thử nghiệm và cạn kiệt".
Khẳng định Moscow không từ chối đối thoại và tìm kiếm các biện pháp ngoại giao để giải quyết xung đột, bà Zakharova nêu rõ: "Đây là lập trường trước sau như một của chúng tôi, bất kể chúng tôi đang đối phó với ai: với đồng minh, bạn bè, đối tác, với những quốc gia không thân thiện với chúng tôi".
Quan chức ngoại giao Nga cũng nói rằng, từ các nước phương Tây đang vang lên "những phát biểu tự sát" về việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev.
Các lãnh đạo G7 dự kiến hội nghị trực tuyến với Tổng thống Ukraine Ngày 20/2, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thông báo sẽ chủ trì một cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối tuần này. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại một cuộc họp của đảng Dân chủ Tự do...