Hàn Quốc, Nhật Bản kêu gọi Triều Tiên quay lại tiến trình đối thoại và ngoại giao
Ngày 4/5, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra thông báo cho hay các Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của nước này và Nhật Bản đã kêu gọi Triều Tiên quay trở lại tiến trình đối thoại.
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng cùng ngày phóng một vật thể bay chưa xác định hướng về vùng biển phía Đông của nước này.
Người dân theo dõi vụ phóng vật thể bay của Triều Tiên qua tin tức trên truyền hình tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 4/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông cáo, Đặc phái viên Hàn Quốc về hòa bình và an ninh Bán đảo Triều Tiên Noh Kyu-duk đã gặp người đồng cấp Nhật Bản Takehiro Funakoshi tại Seoul khi Triều Tiên có động thái phô trương lực lượng lần thứ 14 từ đầu năm tới nay vào trưa 4/5.
Video đang HOT
Tuyên bố của bộ trên nêu rõ các đặc phái viên về hạt nhân của Hàn Quốc và Nhật Bản đã kêu gọi Triều Tiên chấm dứt các hành động làm gia tăng bất ổn và quay trở lại con đường đối thoại và ngoại giao. Các quan chức hai nước chỉ ra rằng vụ phóng mới nhất của Triều Tiên đã vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và gây ra mối đe dọa không chỉ đối với Bán đảo Triều Tiên mà còn đối với cộng đồng quốc tế.
Cùng ngày, nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã bày tỏ quan ngại về vụ phóng diễn ra cùng ngày của Triều Tiên, nhấn mạnh chính quyền mới của Hàn Quốc sẽ ứng phó với mọi hành động gây hấn.
Trong một tuyên bố, ủy ban chuyển tiếp nêu rõ nhóm chuyển giao quyền lực một lần nữa hối thúc chấm dứt ngay lập tức những hành động gây căng thẳng và đe dọa tới hòa bình quốc tế. Tuyên bố nhấn mạnh chính quyền mới của Tống thống đắc cử Yoon Suk-yeol sẽ ứng phó với mọi hành đồng gây hấn của Triều Tiên bằng cách làm việc với cộng đồng quốc tế dựa trên sự hợp tác giữa Hàn Quốc và Mỹ. Nhóm chuyển giao quyền lực cũng khẳng định chính quyền mới sẽ có biện pháp ngăn chặn mang tính cơ bản hơn để ứng phó với chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Trước đó, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo hướng vào Biển Nhật Bản từ Bình Nhưỡng trong một hành động phô diễn sức mạnh tương tự lần thứ 14 trong năm nay. Phía Hàn Quốc cho rằng vật thể bay trong vụ phóng này là một tên lửa đạn đạo, được phóng đi từ sân bay Sunan ở Bình Nhưỡng lúc 12h03 ngày 4/5 giờ địa phương – tức 10h03 cùng ngày giờ Việt Nam. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS), vật thể đã bay xa 470 km và đạt độ cao tối đa 780 km với vận tốc Mach 11. Các cơ quan tình báo của Mỹ và Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục phân tích chính xác về các thông số cụ thể.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng nhận định vật thể bay nói trên là một tên lửa đạn đạo, đạt độ cao tối đa khoảng 800 km và bay xa khoảng 500 km trước khi rơi xuống khu vực biển bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Hàn Quốc, Nhật Bản phản đối vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên
Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 25/3 đã ra tuyên bố phản đối vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên vừa diễn ra một ngày trước đó.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 25/3/2022 xác nhận vụ phóng thử tên lửa đạn đạo mới (ICBM) Hwasongpho-17 của các lực lượng chiến lược nước này đã được thực hiện vào ngày 24/3 (giờ địa phương), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết vụ phóng loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Triều Tiên đã làm nâng cao mức độ đe dọa an ninh, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định của Nhật Bản và cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng Kishida Fumio trước đó cũng đã lên án vụ phóng này của Triều Tiên. Thủ tướng Kishida bày tỏ mong muốn có sự phối hợp của các nước thành viên Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) để đối phó với các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên tiếp của Triều Tiên, vốn được cho là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho rằng Triều Tiên sẽ chẳng thu được gì từ các vụ phóng thử tên lửa, đồng thời tái khẳng định Hàn Quốc sẽ xây dựng một thế trận an ninh mạnh mẽ hơn.
Trước đó, ngay sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên ngày 24/3, Ủy ban chuyển tiếp tổng thống của ông Yoon Suk-yeol đã lên án vụ phóng là hành động hủy bỏ quyết định do Triều Tiên tự đưa ra về ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hãng thông tấn trung ươngTriều Tiên (KCNA) sáng 25/3 xác nhận vụ phóng thử tên lửa đạn đạo mới (ICBM) Hwasongpho-17 của các lực lượng chiến lược Triều Tiên đã được thực hiện vào ngày 24/3 (giờ địa phương), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
KCNA cho biết tên lửa Hwasong-17 đã bay đến độ cao tối đa 6.248,5 km và bay quãng đường 1.090 km trong 4.052 giây trước khi đánh trúng mục tiêu trên biển.
Hàn Quốc: Triều Tiên dường như vừa thử tên lửa đạn đạo tầm xa sử dụng công nghệ ICBM Ngày 24/3, quân đội Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên dường như vừa thử tên lửa đạn đạo tầm xa trong vụ phóng một quả đạn tên lửa ra bờ biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên vào chiều cùng ngày. Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA/Yonhap Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo từ Hội...