Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH VN thông báo “tạm dừng tiến trình thỏa thuận giữa hai bên về chương trình cấp phép việc làm cho lao động VN”.
Thực tế, tỉ lệ lao động VN bỏ trốn tại Hàn Quốc ngày một tăng cao và cao nhất trong 15 nước phái cử lao động tới Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc đã nhiều lần cảnh báo nếu VN không giảm được tỉ lệ lao động bỏ trốn, sẽ tạm dừng thực hiện thỏa thuận giữa hai bên (gọi tắt là MOU).
Không ký tiếp bản thỏa thuận
Theo thỏa thuận về chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS – trong đó có VN, ký kết lần đầu vào ngày 2/6/2004), cứ hai năm một lần phía Hàn Quốc và VN sẽ ký lại bản thỏa thuận để chương trình được triển khai liên tục. Tuy nhiên, sau lần ký mới nhất (vào ngày 29/10/2010 và đã hết hiệu lực vào ngày 28/8/2012) cho đến nay, phía Hàn Quốc đã không ký tiếp MOU. Theo văn bản mà bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc gửi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam thì lý do cho việc không ký tiếp MOU là: “… tỉ lệ ở lại bất hợp pháp của lao động VN đến thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 50%. Điều này thật khó để chấp nhận dựa trên điều khoản MOU đã ký gần đây nhất”.
Cùng với văn bản thông báo, phía Hàn Quốc cũng gửi kèm danh sách số lượng và tỉ lệ lao động VN bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Theo đó, tính đến nay tổng số lao động bất hợp pháp là 22.708 người, trong đó lao động đi theo chương trình EPS là 11.347 người.
Trước khi có văn bản thông báo này, phía Hàn Quốc đã ngưng kỳ kiểm tra tiếng Hàn vào tháng 12/2011 vì tỉ lệ lao động VN bỏ trốn tại Hàn đã lên tới 48%. Đồng thời phía Hàn Quốc cũng cảnh báo nếu VN không có những biện pháp giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp, phía Hàn Quốc sẽ tạm ngưng chương trình thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, từ lúc phía Hàn cảnh báo (vào cuối năm 2011) đến quý 1/2012, tỉ lệ lao động VN bất hợp pháp đã tăng từ 48% lên 54% và đến nay là 57%.
Video đang HOT
Người lao động chen chúc, tụ tập trước các điểm thi tiếng Hàn tại Hà Nội
Hàng chục ngàn lao động VN hết cơ hội
Việc Hàn Quốc không ký tiếp MOU theo một cán bộ quản lý từng thực hiện chương trình này cho biết: “Chuyện phái cử lao động Việt Nam qua Hàn Quốc coi như ngưng hoàn toàn cho đến khi MOU được ký tiếp”.
Sự việc này sẽ khiến 12.000 hồ sơ lao động đã thi đậu các kỳ thi tiếng Hàn đang treo trên mạng chờ chủ sử dụng Hàn Quốc chọn lựa coi như bị xóa sổ.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, thừa nhận phía Hàn Quốc chưa ký tiếp MOU là do những tồn đọng (về tình trạng lao động VN bất hợp pháp – PV) mà hai bên chưa giải quyết được. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý lao động Việt Nam đã và đang tiếp tục có những cuộc tiếp xúc với phía Hàn Quốc nhằm thương lượng và thuyết phục phía bạn ký tiếp thỏa thuận của chương trình.
Cũng theo ông Quỳnh, phía VN đã có những biện pháp nhằm hạn chế lao động bất hợp pháp và kêu gọi các lao động hết hạn hợp đồng về nước. Tuy nhiên, kết quả còn rất chậm và chưa đạt được như mong muốn của phía bạn.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa đã có công văn gửi các địa phương yêu cầu ngưng tiếp nhận hồ sơ dự thi tiếng Hàn của 23 xã, phường và thị trấn có từ năm lao động trở lên bỏ trốn ở lại Hàn Quốc khi hết hạn hợp đồng. Ngoài ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng tổ chức nhiều hội thảo tại những địa phương có nhiều lao động bỏ trốn nhằm thuyết phục gia đình kêu gọi con em họ trở về.
Theo 24h
Thoát khỏi "địa ngục" ở Trung Quốc: Tất cả lao động Việt Nam đã được về nhà
Ngày 6.4, 4 lao động (LĐ) cuối cùng tại H.Gò Dầu (Tây Ninh) và 3 LĐ tại Đắk Lắk trong vụ 15 LĐ bị lừa đi Trung Quốc lao động trái phép đã được chuộc về nhà.
Cùng ngày, Cơ quan Điều tra Công an H.Gò Dầu vào cuộc tiến hành thẩm vấn, lấy lời khai 4 LĐ trên để phục vụ điều tra. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Điền Văn Công, Trưởng công an xã Thanh Phước, H.Gò Dầu cho biết thêm, 4 LĐ còn lại cùng ngụ xã Thanh Phước, H.Gò Dầu gồm: Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Văn Lâu, Vương Quốc Vũ, Vương Thảo Mai Hằng đã về nhà. Trong ngày 6.4, phía xã cũng đã tiến hành tiếp xúc với các lao động này để lấy lời khai chi tiết vụ việc. Được biết, để về được đợt này, mỗi LĐ phải đóng tiền chuộc với mức 13 triệu đồng/người cho bà Hải (chủ cơ sở may bên Trung Quốc).
Bà Dung viết rõ trong bản cam kết: "...nếu tôi đưa người qua Trung Quốc mà trong hợp đồng lao động không đúng thì tôi sẽ đưa công nhân về lại Việt Nam an toàn, tất cả chi phí tôi chịu" - Ảnh: Giang Phương
Ngoài các nạn nhân ở Tây Ninh, trước đó, giữa tháng 3.2012, trong số nạn nhân (ngụ ở Đắk Lắk) của đường dây trên, đã có bà Lê Thị Tường Kim và Trần Thị Mỹ Phương phải đóng 25 triệu đồng/người mới được trở về VN; đồng thời bị bà Hải ép viết một tờ giấy với nội dung hai người đã tự động về nước và không liên quan gì đến bà Hải, bà Dung (bà Nguyễn Thị Thu Dung - quê Đắk Lắk, môi giới lao động). Toàn bộ điện thoại bị thu giữ trước đó cùng tiền lương làm được đều không được phía bà Hải trả. Về nước, bà Kim phải chạy vạy khắp nơi mới đủ 39 triệu đồng nộp, chuộc cho 2 con và đứa cháu cùng về đợt này.
Ngày 1.4, các lao động còn lại (4 người ở Tây Ninh, 3 người ở Đắk Lắk) đã được bà Dung trực tiếp dẫn từ cửa khẩu Trung Quốc về Việt Nam. PV Thanh Niên đã xác định được 3 LĐ ngụ thôn 16A xã EaBar, H.Buôn Đôn, Đắk Lắk cùng được chuộc về nhà đợt này gồm: Trần Thị Mỹ Phương (SN 1988, con dâu bà Kim), Trần Hoàng Vương (SN 1984, con ruột bà Kim) và Mai Thị Phương Lan (1993, cháu bà Kim).
Theo Thanh Niên
Di tản lao động Việt Nam gần khu vực nổ nhà máy điện hạt nhân Cơ quan chức năng thông báo số lao động Việt Nam làm việc tại các nhà máy gần với khu vực tâm chấn động đất và gần nhà máy điện hạt nhân bị nổ tại Nhật Bản đã được di tản an toàn. Hơn 50 lao động thuộc diện di tản đợt này. Ông Đào Công Hải Phó Cục trưởng Cục Quản lý...