Hàn Quốc muốn cùng Triều Tiên lập cộng đồng kinh tế kiểu EU
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, ông muốn xây dựng tuyến đường sắt và đường bộ nối với Triều Tiên để mở đường cho việc thiết lập một cộng đồng kinh tế chung với một số quốc gia khác theo mô hình của Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)
Hôm nay 15/8, nhân kỷ niệm 73 năm chấm dứt chế độ đô hộ của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói: “Chúng ta cần vượt qua những khác biệt. Mặc dù tiến trình thống nhất chính trị đòi hỏi một thời gian dài, nhưng việc thiết lập hòa bình giữa Hàn Quốc-Triều Tiên, tự do di chuyển giữa hai bên và lập một cộng đồng kinh tế chung là sự tự do thực sự với chúng ta”.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói rằng, cộng đồng này ngoài Hàn Quốc, Triều Tiên có thể còn có Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Nga và Mỹ.
“Cộng đồng kinh tế này sẽ dẫn đến một liên minh về năng lượng, liên minh về kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á bằng việc mở rộng khu vực kinh tế của chúng ta đến lục địa phía bắc và trở thành nền tảng chung sống hòa bình, thịnh vượng. Điều này sẽ đánh dấu khởi đầu của một hệ thống an ninh đa cực ở Đông Bắc Á”, Yonhap dẫn lời ông Moon Jae-in.
Tổng thống Moon cũng nói thêm rằng, ông hy vọng Triều Tiên sẽ giải trừ hạt nhân hoàn toàn. Ông cho biết, tuyến đường sắt nối liền Hàn Quốc và Triều Tiên có thể được xây dựng vào cuối năm nay để thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập khu vực. Dẫn số liệu nghiên cứu, ông Moon cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên có thể mang lại 150 tỷ USD trong vòng 30 năm tới.
Những bình luận trên của Tổng thống Moon được đưa ra không lâu sau khi Hàn Quốc xác nhận hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 có thể diễn ra vào ngày 12-13/9 tới. Một cố vấn phụ trách đối ngoại của Tổng thống Moon cho biết, Hàn Quốc và Triều Tiên có thể tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 9 tới.
Video đang HOT
Minh Phương
Theo Dantri Sputnik
Toan tính của Triều Tiên khiến Mỹ mất ảnh hưởng tại Đông Bắc Á?
Giới quan sát cho rằng, các bước đi nhằm khôi phục lòng tin giữa hai miền Triều Tiên nhiều khả năng làm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á.
Hội nghị Thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 27/4 vừa qua được coi là xung lực đầu tiên nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, giới quan sát cũng cho rằng, các bước đi nhằm khôi phục lòng tin giữa hai miền Triều Tiên nhiều khả năng sẽ làm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á.
Ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un gặp nhau tại đường ranh giới quân sự phân chia hai miền Triều Tiên, ngày 27-4. Ảnh: CNN.
Triều Tiên thực sự đạt được mục đích chính tại Hội nghị?
Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên diễn ra sau hơn 11 năm qua đã tạo ra không khí hoà hợp cho những hoạt động tiếp theo. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thể hiện sự ấm áp hiếm có, trái ngược hoàn toàn với lời lẽ đe doạ và công kích trước đây.
Những cử chỉ thiện chí liên tiếp cho thấy, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều mong muốn gạt bỏ sự thù hận trong quá khứ để tiến tới đối thoại hoà bình. Điều này được thể hiện thông qua tuyên bố Bàn Môn Điếm, trong đó 2 bên cam kết sẽ thực hiện các biện pháp nhằm phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, chấm dứt chiến tranh và đoàn tụ các gia đình bị ly tán, cùng nhiều vấn đề khác.
Michael Brenner, chuyên gia phụ trách quan hệ quốc tế tại Đại học Pittsburgh cho biết, bên cạnh việc đạt được sự đồng thuận với Tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Jong-un đã giành một số mục tiêu chiến lược quan trọng, trong đó thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá về Triều Tiên, khiến cộng đồng quốc tế thấy đây là quốc gia yêu chuộng hòa bình thay vì một đất nước chỉ biết đến vũ khí hạt nhân.
"Nhà lãnh đạo Kim Jong-un rất sáng suốt và khôn khéo. Ông đang theo đuổi một lộ trình được lên kế hoạch hoàn chỉnh và thực hiện tốt vai trò của mình để đạt được mục tiêu: khiến thế giới phải công nhận vai trò lãnh đạo tối cao của ông cũng như bảo vệ Triều Tiên khỏi các hành động quân sự của Mỹ."
Minh chứng cho nhận định đưa ra, ông Michael Brenner nói rằng, như một phần trong thỏa thuận về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, tất yếu Mỹ sẽ phải rút lại các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật mà nước này triển khai tại Hàn Quốc, nhằm đảm bảo mục tiêu nêu trên được thực hiện.
Mỹ đối mặt với nguy cơ mất ảnh hưởng tại Đông Bắc Á
Ông Terence Roehrig, tác giả cuốn sách "Nhật Bản, Hàn Quốc và cái ô hạt nhân của Mỹ: sự răn đe sau Chiến tranh Lạnh" cho rằng, một khi thỏa thuận phi hạt nhân hóa được thực thi thì việc duy trì "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên sẽ là "một ý tưởng tồi" vì có thể dẫn đến "hành động đánh chặn từ phía Triều Tiên". Hơn nữa, điều đó hầu như không giúp gì trong việc cải thiện sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên mà còn truyền đi tín hiệu cho các nước khác thấy một chính sách "khuyến khích sự phổ biến vũ khí hạt nhân chiến thuật". Tựu trung, cái giá phải trả và hậu quả sẽ vượt quá lợi ích.
Tuy nhiên, việc buộc phải rút các vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Hàn Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vai trò đòn bẩy của Mỹ trong khu vực. Theo ông Michael Brenner, "về lâu dài, sự ổn định tại Đông Bắc Á đồng nghĩa với giảm sự ảnh hưởng từ Mỹ và kiềm chế vai trò của Trung Quốc".
Nga và Nhật Bản đều hoan nghênh giảm căng thẳng liên quan đến vấn đề hạt nhân, cũng như giảm số lượng vũ khí hạt nhân trong khu vực, vì thế 2 quốc gia nói trên sẽ ủng hộ quá trình phi hạt nhân hóa và chắc chắn không có lý do gì để phản đối Mỹ rút vũ khí hạt nhân chiến thuật ra khỏi Hàn Quốc.
"Theo tôi nghĩ, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ muốn cuộc khủng hoảng nhanh chóng kết thúc và sớm ổn định tình hình trên bán đảo Triều Tiên, ngoài ra không có mục đích và tư lợi trong vấn đề này. Ông cũng không đòi hỏi một vị trí nổi bật "trên sân khấu Triều Tiên". Còn Nhật Bản, từ trước đến nay vẫn luôn cảnh giác trước chương trình hạt nhân của Triều Tiên, sẽ "mừng thầm" khi thỏa thuận phi hạt nhân hóa được thực hiện.
Triều Tiên và Mỹ cần nhất trí về định nghĩa phi hạt nhân
Ông Ivan Eland, thuộc Viện nghiên cứu Hòa bình và Tự do cho rằng, Mỹ và Triều Tiên vẫn cần phải đàm phán về một thỏa thuận, trong đó nêu rõ định nghĩa chung về phi hạt nhân hóa, để tránh cách hiểu "mập mờ".
Nhà quan sát này nhấn mạnh: "Mỹ và Triều Tiên trước tiên cần phải nhất trí phi hạt nhân hóa là như thế nào. Với Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân. Với Triều Tiên, đó là việc Mỹ loại bỏ "chiếc ô hạt nhân" bảo vệ đồng minh ở Đông Bắc Á và rút toàn bộ lực lượng Mỹ ra khỏi Hàn Quốc."
Ông Ivan Eland cho rằng, có rất nhiều cách để xác minh quá trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên, chẳng hạn như thông qua sự giám sát của các quan sát viên thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), các phương tiện kỹ thuật tiên tiến và các phương pháp tình báo theo cách truyền thống.
Theo Hồng Anh
VOV
Ông Kim Jong-un và Moon Jae-in có thể gặp nhau lần ba Tổng thống Indonesia Joko Widodo gửi lời mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un dự Thế vận hội Châu Á vào tháng 8, tạo cơ hội để hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần thứ ba trong năm. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in có thể gặp nhau lần 3 tại Indonesia. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực

Mới nóng đầu mùa, Nam Á đã phải trải qua nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng

WHO họp hoàn thiện hiệp ước phòng chống đại dịch trong tương lai

Mỹ đẩy mạnh khai thác khoáng sản tại Trung Á: Bước đi chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc?

Meta đứng trước nguy cơ mất hai nền tảng Instagram và WhatsApp

WHO: Afghanistan đối mặt cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng

Ngành hàng xa xỉ toàn cầu trước sóng gió từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung

Thổ Nhĩ Kỳ trở lại 'vũ đài' an ninh châu Âu: Cơ hội vàng sau khủng hoảng Ukraine

IMF: Số người di cư và tị nạn toàn cầu tăng gần gấp đôi trong 3 thập kỷ

Trái phiếu châu Á - kênh đầu tư hấp dẫn trong kỷ nguyên thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Sự nhẹ nhàng của mùa với áo cánh và váy mỏng manh
Thời trang
09:40:46 16/04/2025
Vô tình gặp lại mẹ chồng cũ sau 5 năm, nhìn bụng bầu nhô ra của tôi mà bà loạng choạng muốn té ngã, còn tôi hả hê vui sướng
Góc tâm tình
09:21:10 16/04/2025
Hot: 2 triệu người xem Rosé (BLACKPINK) và "bạn trai" công khai thân mật sát rạt tại Coachella?
Sao châu á
09:17:30 16/04/2025
Mô tô điện lập kỷ lục di chuyển 310km với một lần sạc
Xe máy
09:09:51 16/04/2025
Là mẹ của 4 người con, diễn viên Nguyệt Hằng vẫn được chồng chiều 'hết nấc'
Sao việt
09:02:58 16/04/2025
Tiêm tan mỡ có thực sự an toàn?
Làm đẹp
09:01:02 16/04/2025
Bùi Thạc Chuyên: 'Địa đạo' bị dán nhãn 16+ không phải do cảnh nóng!
Hậu trường phim
09:00:05 16/04/2025
Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách
Tin nổi bật
08:59:23 16/04/2025
Nữ ca sĩ mang hàm Thượng uý lấy chồng đẹp trai hát nhạc tình rất ngọt là ai?
Nhạc việt
08:57:18 16/04/2025
Vụ sản xuất 573 loại sữa bột giả: 'Phải đền bù cho người tiêu dùng bị lừa dối'
Pháp luật
08:56:33 16/04/2025