Hàn Quốc kiểm tra thiết bị viễn thông sau sự cố đường truyền ở Seoul
Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc quyết định kiểm tra toàn bộ các thiết bị viễn thông sau khi một vụ hỏa hoạn làm tê liệt đường truyền thông tin liên lạc và dịch vụ mạng Internet tại phần lớn Seoul.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc Yoo Young-min.
Ngày 26/11, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc quyết định kiểm tra toàn bộ các thiết bị viễn thông sau khi một vụ hỏa hoạn làm tê liệt đường truyền thông tin liên lạc và dịch vụ mạng Internet tại phần lớn thủ đô Seoul.
Theo Tân Hoa Xã, vụ hỏa hoạn xảy ra hôm 24/11 vừa qua tại một tòa nhà của KT – nhà điều hành mạng di động lớn thứ hai Hàn Quốc – ở phía Tây thủ đô Seoul.
Sự cố đã gây ngưng trệ hoạt động của các mạng lưới đường truyền cố định, di động và mạng lưới Internet tại một phần lớn phía Tây thành phố này, đồng thời làm tê liệt các dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ từ đi tàu xe và các dịch vụ khác liên quan mạng Internet trong những ngày cuối tuần qua.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc Yoo Young-min đã tổ chức họp khẩn với lãnh đạo các doanh nghiệp cung cấp mạng không dây, nhấn mạnh chính phủ và các nhà điều hành mạng di động cần hợp lực đưa ra các biện pháp nhằm ngăn không để tái diễn sự cố ngưng trệ đường truyền.
Video đang HOT
Bộ trưởng Yoo cũng cho biết thêm khoảng 1/4 hoặc 1/5 thành phố Seoul bị ảnh hưởng sau vụ hỏa hoạn nói trên.
Theo kế hoạch, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các thiết bị viễn thông, đồng thời thúc đẩy việc lắp đặt các camera giám sát (CCTV) và vòi phun nước tại các đường hầm cáp quang./.
Theo Báo Mới
'Giải mã' chất lượng mạng vượt chuẩn của MobiFone
Để có được các chỉ số về chất lượng mạng lưới đều vượt so với tiêu chuẩn của ngành như kết quả đo kiểm của Cục Viễn thông, nhiều năm qua, MobiFone không ngừng đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp phát triển hạ tầng, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Chất lượng mạng vượt chuẩn
MobiFone được xem là một trong ba nhà mạng lớn tiên phong trong công nghệ 4G. Đến thời điểm hiện tại, mạng lưới 4G và 3G của MobiFone đã phủ sóng khắp toàn quốc. Tốc độ mạng, đặc biệt là mạng dữ liệu băng rộng của nhà mạng này luôn giữ ở mức cao và ổn định, đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Kết quả đo kiểm mới nhất của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông đối với dịch vụ truy cập Internet (3G và 4G) tại 6 tỉnh thành gồm Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Trị, Quảng Bình, Bến Tre và Tiền Giang, cho biết, tất cả các chỉ số về chất lượng mạng của MobiFone đều vượt so với quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cụ thể, về chỉ số độ sẵn sàng của mạng vô tuyến với kết quả đo kiểm đạt 99,19% trong khi quy chuẩn (QCVN 81:2014/BTTTT) là 95%; Tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ đạt 99,98% (quy chuẩn là 90%); Thời gian trễ truy nhập dịch vụ trung bình là 1,50 giây (quy chuẩn 10 giây); Chỉ tiêu tỷ lệ (%) số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tải dữ liệu hướng xuống tối thiểu trong vùng lõi thì kết quả đo kiểm cũng 97,98% vượt khá nhiều so với quy chuẩn.
Tuy nhiên, những tỉnh thành trên vẫn chưa phải là những địa bàn có chất lượng mạng mạnh nhất hiện nay của MobiFone. Thực tế tại những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, và các tỉnh miền Nam như TP HCM, Bình Dương... mới được xem là nơi mà MobiFone có chất lượng sóng vượt trội.
Ví dụ như năm 2017, trong một kết quả đo kiểm 4G của một số mạng tại khu vực Hà Nội của Cục Viễn thông thì chỉ số tốc độ mạng 4G của MobiFone cũng đạt kết quả cao nhất dựa trên các chỉ số tải dữ liệu lên và xuống mà Cục Viễn thông công bố.
Nhưng Hà Nội cũng chưa phải là thị trường lớn nhất của MobiFone, mà là TP.HCM. Từ nhiều năm nay, TP.HCM luôn là thị trường mà MobiFone chiếm thị phần lớn nhất và đây cũng là thị trường trọng điểm của nhà mạng. Hàng năm, thị trường này được MobiFone chú trọng nhiều nhất về hạ tầng mạng lưới, bổ sung thêm hàng nghìn trạm BTS 3G, 4G, bởi đây là thị trường có số dân đông nhất và tỷ lệ người dùng mạng MobiFone cũng là lớn nhất, đảm bảo cam kết nơi nào MobiFone tập trung thì sóng của MobiFone phải là tốt nhất.
Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng mạng lưới
Từ đầu 2018 nhà mạng này đã xây dựng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mạng lưới hạ tầng, nâng cấp, tăng cường mở rộng vùng phủ sóng mạng 4G trước làn sóng tốc độ phát triển thuê bao và nhu cầu sử dụng dịch vụ 4G tăng nhanh chóng, cùng việc chuẩn bị năng lực mạng lưới mạnh sẵn sàng đáp ứng cho dịch vụ chuyển mạng giữ số.
Cụ thể, trong năm 2018, kế hoạch của MobiFone là tập trung đẩy mạnh triển khai công tác phát triển mạng lưới, dự kiến MobiFone sẽ đưa vào phát sóng thêm hàng chục nghìn trạm phát sóng 3G và 4G. Cho dù trước đó, năm 2017, cũng là năm tiền đề về phát triển hạ tầng mạng lưới cho giai đoạn mới, MobiFone đã tập trung đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng lưới 3G và 4G, đưa vào phát sóng thêm hàng chục nghìn trạm BTS 3G và 4G.
Chính sự đầu tư và bổ sung hạ tầng liên tục như trên nên chất lượng mạng của nhà mạng này đã vượt khá cao so với tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Như số liệu đo kiểm của Cục Viễn thông). Năng lực mạng lưới này đang vượt xa so với nhu cầu cần được đáp ứng của thuê bao hiện có của nhà mạng. Đại diện nhà mạng này cho rằng, thường các mạng di động sẽ đều xây dựng một mạng lưới dư thừa để đáp ứng cho thuê bao hiện tại và cho nhu cầu phát triển thuê bao mới.
Được biết, bên cạnh việc đầu tư hàng chục nghìn trạm phát sóng trên, MobiFone cũng tập trung hoàn thiện mạng lõi phục vụ triển khai LTE, gồm các dự án trọng điểm mở rộng và nâng cấp mạng lõi phục vụ LTE, nâng cấp hệ thống STP trên mạng MobiFone, nâng cấp hệ thống MSS Huawei tại miền Nam và GT-MSS trên toàn mạng và các dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng lõi khác, nhờ đó MobiFone tiếp tục tối ưu hóa chi phí đầu tư, hạ tầng, mạng lưới của mình.
Theo đại diện MobiFone, trong kinh doanh viễn thông, hạ tầng mạng lưới luôn đi trước một bước, đặc biệt là những công nghệ viễn thông mới như 4G và sắp tới là 5G. Sự chuẩn bị tốt về chất lượng hạ tầng mạng lưới sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho người dùng. Và đây mới là hướng đi bền vững của các nhà mạng nói chung, trong đó có MobiFone.
Theo Báo Mới
Nokia đã đánh mất thị trường điện thoại di động từng thống trị như thế nào? Risto Siilasmaa, Chủ tịch của Nokia, thừa nhận rằng công ty giờ đã trở nên khác biệt và nhỏ bé hơn rất nhiều so với chính nó hồi năm 2008, khi ông gia nhập ban quản trị với tư cách một giám đốc không điều hành. Trong cuốn sách "Nokia đang thay đổi: Sức mạnh của sự lạc quan hoang tưởng dẫn dắt...