Hàn Quốc: ‘Hủy hiệp định đình chiến là phi pháp’
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm nay cho biết không công nhận việc Bình Nhưỡng rút khỏi hiệp ước kết thúc chiến tranh liên Triều và kêu gọi nước láng giềng rút lại những tuyên bố hiếu chiến trong những ngày qua.
Các binh sĩ Hàn Quốc đi tuần tra tại ngôi làng Panmunjom ở khu vực biên giới liên Triều. Ảnh: AP
“Đơn phương hủy bỏ hoặc chấm dứt thỏa thuận đình chiến là không hợp lệ theo quy định của hiệp ước cũng như theo luật pháp quốc tế”, AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-Young nói.
Ông Cho nhấn mạnh rằng hiệp đình ngừng bắn vẫn còn hiệu lực và Hàn Quốc, cùng với Trung Quốc và Mỹ, sẽ “kiên quyết” ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào của Triều Tiên làm vô hiệu hóa hiệp định.
“Chúng tôi yêu cầu Triều Tiên rút lại những bình luận gây đe dọa hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực”, người phát ngôn Hàn Quốc nói thêm.
Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc hôm qua cũng lên tiếng khẳng định Hiệp ước kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 vẫn còn giá trị. Hiệp ước đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và bất kỳ nước nào, Triều Tiên hay Hàn Quốc, đều không thể đơn phương hủy bỏ.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói rằng hiệp ước 60 năm tuổi vẫn giữ nguyên giá trị là một văn kiện “quan trọng”, đồng thời kêu gọi Triều Tiên “tiếp tục tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận đình chiến”.
Video đang HOT
Triều Tiên mới đây tuyên bố thỏa thuận đình chiến năm 1953 là “hoàn toàn không còn giá trị” kể từ ngày Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung 11/3. Nước này cũng từng dọa rút khỏi hiệp định ngừng bắn nhiều lần trong vòng 20 năm qua, mỗi khi quan hệ giữa hai miền căng thẳng.
Theo VNE
Hai miền Triều Tiên rầm rập tập trận
Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang tập trận rầm rộ trong khi Triều Tiên cắt đường dây liên lạc khẩn cấp liên Triều và mở nhiều cuộc tập trận khẩn trương trong cả nước để đáp trả.
Hàn Quốc và Mỹ hôm qua vẫn tiến hành cuộc tập trận chung thường niên theo kế hoạch đã định, bất chấp việc Bình Nhưỡng tuyên bố hủy hiệp định đình chiến trên bán đảo và đe dọa về đòn phủ đầu bằng hạt nhân. Ảnh: AP
Cuộc diễn tập "Giải pháp Then chốt" của Mỹ và Hàn Quốc có sự tham gia của 10.000 quân nhân chủ nhà và 3.500 binh sĩ khách. Ảnh: AP
Các binh sĩ Hàn Quốc đang tập luyện với pháo tự hành K-9 trong bài tập chống lại cuộc tấn công giả định từ Triều Tiên tại làng Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ở Paju, Hàn Quốc, trong ngày 11/3. Ảnh: AP
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Lassen (DDG 82) và tàu USS Fitzgerald (DDG-62) đến cảng hải quân Donghae của Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận chung "Giải pháp Then chốt", bất chấp những lời đe dọa từ Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 9/3, AP.
Trong khi đó, Triều Tiên đã cắt đường dây liên lạc khẩn cấp với Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm và thực hiện nhiều cuộc tập trận rầm rộ trên khắp cả nước để đáp trả cuộc tập trận của Mỹ-Hàn. Ảnh: KCNA
Truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố những bức ảnh tập trận với cả 3 lực lượng Hải quân, Không quân và Lục quân. Ảnh: KCNA
Các binh sĩ hăng hái trong cuộc tập trận. Ảnh: KCNA
Bộ binh Triều Tiên ngắm bắn. Ảnh: KCNA
Lực lượng Không quân hết sức khẩn trương. Ảnh: KCNA
Một trường bắn tập luyện cho các binh sĩ. Bia mục tiêu in những từ ngữ phản đối sự xâm lược và khiêu khích của đối phương. Ảnh: KCNA
Theo VNE
Bán đảo Triều Tiên "nóng ran" Ngày 11-3, Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận chung bất chấp những căng thẳng cao độ trên bán đảo Triều Tiên. Lập tức Triều Tiên đã có những phản ứng mạnh mẽ. Binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ tham gia diễn tập chung Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin từ Bộ Thống nhất nước này...