Hàn Quốc hoãn tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất năm vì dịch Covid-19
Đại hội Thể thao quốc gia Hàn Quốc, sự kiện thể thao lớn nhất trong năm của nước này, đã chính thức bị hoãn lại 1 năm do lo ngại những nguy cơ của đại dịch Covid-19.
Đại hội Thể thao quốc gia Hàn Quốc năm 2020 chính thức bị hoãn. Ảnh Yonhap.
Theo Yonhap, ngày 6-7, Ủy ban Thể thao và Olympic Hàn Quốc (KSOC) thông báo, Đại hội Thể thao quốc gia lần thứ 101 sẽ không diễn ra vào tháng 10 năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên đại hội này bị hoãn.
Theo kế hoạch trước đó, sự kiện thể thao thường niên lớn nhất của Hàn Quốc sẽ khai mạc tại tỉnh North Gyeongsang nằm ở phía Đông Nam, các nội dung thi đấu liên quan sẽ diễn ra tại tỉnh này và một số tỉnh, thành khác.
Trước đó, giới chức các tỉnh North Gyeongsang, South Jeolla, South Gyeongsang và thành phố Busan đã nhóm họp để thảo luận về kế hoạch thay đổi lịch trình đại hội. Kết quả cuộc họp đi đến quyết định tổ chức đại hội vào năm 2021 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bộ Thể thao Hàn Quốc cũng ra thông báo xác nhận đại hội sẽ bị hoãn lại một năm.
KSOC và Bộ Thể thao Hàn Quốc đã gửi lời cảm ơn đến những cơ quan liên quan và cam kết quyết định hoãn tổ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các vận động viên.
Năm 2019, Đại hội Thể thao quốc gia Hàn Quốc lần thứ 100 với tổng cộng 47 bộ môn thi đấu diễn ra từ ngày 4 đến 10-10 tại thủ đô Seoul và một số tỉnh, thành khác. Sự kiện thu hút sự tham gia tranh tài của hơn 30.000 vận động viên trên cả nước và 18 đoàn vận động viên Hàn kiều.
Hàn Quốc: Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu có hành động quân sự
Quân đội Hàn Quốc hôm 17/6 cảnh báo sẽ khiến Triều Tiên phải "trả giá" nếu có hành động quân sự chống lại Seoul.
Tuyên bố được Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên tuyên bố sẽ tái triển khai quân đội tới một khu công nghiệp liên Triều tại thị trấn Kaesong ở biên giới phía tây và khu du lịch chung núi Kumgang ở phía đông, theo Yonhap.
Triều Tiên tuyên bố sẽ khôi phục các chốt canh gác đã bị dỡ khỏi khu phi quân sự ngăn cách hai miền bán đảo và nối lại toàn bộ các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên gần biên giới liên Triều, trong động thái rõ ràng nhằm xóa bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự đã ký năm 2018.
Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tuần tra gần biên giới liên Triều hôm 16/6. Ảnh: Yonhap.
"Những động thái này cản trở hai thập kỷ nỗ lực của Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm cải thiện quan hệ liên Triều và gìn giữ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Nếu Triều Tiên thực sự có động thái như vậy, chắc chắn họ sẽ phải trả giá", Jeon Dong Jin, chỉ huy hành quân tại JCS, cho biết.
Trước đó, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, đe dọa sẽ hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận trong sự tức giận vì các nhà hoạt động ở Hàn Quốc rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới.
Bà Kim nói Seoul nên sẵn sàng cho việc "hủy bỏ thỏa thuận hai miền trong lĩnh vực quân sự mà hầu như không có giá trị" nếu không có biện pháp xử lý hoạt động rải truyền đơn.
Sau một loạt tuyên bố làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo, Bình Nhưỡng đã cho phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều ở thị trấn Kaesong hôm 16/6.
"Về tình hình an ninh hiện nay, quân đội chúng ta đang theo dõi chặt chẽ các động thái của quân đội Triều Tiên một cách liên tục và duy trì tư thế sẵn sàng một cách vững vàng", ông Jeon nói.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giữ tình hình một cách ổn định, ngăn chặn sự việc leo thang thành một cuộc khủng hoảng quân sự".
Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc gần DMZ
Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên vừa giật sập văn phòng liên lạc chung ở Kaesong sau khi khói, tiếng nổ xuất hiện tại khu vực này vào ngày 16/6.
Châu Á đối mặt nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 Theo số liệu thống kê của trang worldometers, tính đến 8 giờ sáng 17-6 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 8.256.257 ca, trong đó có 445.937 người tử vong. Châu Âu tiếp tục xu thế hạ nhiệt, tạo điều kiện để các quốc gia tại châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch và từng...