Hàn Quốc giới hạn chỉ mua 5 bộ kit một lần khi số ca tăng kỷ lục

Theo dõi VGT trên

Số ca COVID-19 ở Hàn Quốc lại tăng lên kỷ lục mới trong ngày hôm nay 12-2 với 54.941 ca, nguyên nhân là do biến thể Omicron tiếp tục lây lan trên cả nước.

Hàn Quốc giới hạn chỉ mua 5 bộ kit một lần khi số ca tăng kỷ lục - Hình 1

Người dân chờ làm xét nghiệm COVID-19 tại một điểm lấy mẫu ở Seoul ngày 9-2 – Ảnh: YONHAP

Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn từ Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết đây đã là ngày thứ 3 liên tiếp số ca nhiễm mới hằng ngày của Hàn Quốc ở mức trên 50.000 ca.

Các chuyên gia y tế cảnh báo với tốc độ lây lan của biến thể Omicron, vào cuối tháng này, số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Hàn Quốc có thể lên tới khoảng 170.000 trường hợp.

Ngoài ra, Viện Khoa học Toán học Quốc gia, cơ quan tư vấn của Hàn Quốc ước tính số ca mắc mới hàng ngày thậm chí có thể lên tới 360.000 vào đầu tháng 3-2022.

Dù số ca nhiễm cao, số ca bệnh nặng của ngày 12-2 là 275 trường hợp. Trong 15 ngày qua, số ca bệnh nặng do COVID-19 duy trì trong khoảng 200 ca mỗi ngày.

Số ca tử vong ghi nhận trong ngày 12-2 là 33 người, nâng tổng số trường hợp tử vong do COVID-19 ở Hàn Quốc từ đầu dịch đến nay lên 7.045 người.

Do có gần 200.000 người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại nhà, từ ngày 10-2, nhà chức trách y tế đã tiến hành gọi điện thăm khám qua điện thoại với các bệnh nhân có rủi ro cao để giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ nhân viên y tế.

Nhóm có nguy cơ cao gồm người từ 60 tuổi trở lên, người trong độ tuổi 50 nhưng có bệnh lý nền, và những người bị suy yếu hệ miễn dịch.

Các trường hợp nhiễm COVID-19 khác – từ 49 tuổi trở xuống sẽ tự theo dõi sức khỏe và liên hệ với bệnh viện nếu các triệu chứng có dấu hiệu nặng hơn.

Do có số ca nhiễm quá nhiều, nhu cầu mua bộ xét nghiệm COVID-19 tăng cao, Hàn Quốc quy định một người chỉ được mua 5 bộ xét nghiệm nhanh tại một địa điểm trong vòng 3 tuần kể từ ngày 13-2 trong lúc chính phủ tìm cách ổn định nguồn cung.

Tuy nhiên, người dùng, nếu cần, vẫn có thể đi mua thêm bộ xét nghiệm ở cửa hàng khác, theo quan chức của Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc.

Tính đến ngày 12-2, đã có 28,94 triệu người, tương đương 57% dân số Hàn Quốc đã tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 3. Số người tiêm 2 mũi là 44,2 triệu người, tương đương 86,1%.

Video đang HOT

Cũng liên quan đến ca nhiễm tăng đột ngột do biến thể Omicron, ngày 12-2, Đài TVB dẫn một nguồn tin riêng cho biết Hong Kong dự kiến ​​xác nhận có 1.510 trường hợp COVID-19, số lượng cao nhất từng được ghi nhận tại đặc khu.

Theo Hàng tin Reuters, mặc dù đã thực thi những hạn chế nghiêm ngặt nhất, số ca nhiễm COVID-19 ở Hong Kong ngày càng lan rộng

Số giường dành cho bệnh nhân COVID-19 chiếm đến 90% và các khu cách ly ở Hong Kong đã hoạt động gần hết công suất.

COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.824.691 trường hợp mắc COVID-19 và 7.803 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 386 triệu ca, trong đó trên 5,7 triệu người không qua khỏi.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Kommunarka, Nga, ngày 29/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 4/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 377.186.897 ca, trong đó có 5.686.323 người tử vong.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động và thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh "nóng nhất" nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 2
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 31/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Pháp và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Pháp là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 300.000 ca), trong khi Mỹ là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 2.900 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 305.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 95.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 3/2, thế giới có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với hơn 76 triệu ca mắc và 917.600 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ - hơn 41,8 triệu ca mắc và 498.987 ca tử vong, Brazil với hơn 25,8 triệu ca mắc và 629.078 ca tử vong, Pháp với 19,8 triệu ca mắc và 131.588 ca tử vong...

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Minsk Mazowiecki, Ba Lan, ngày 26/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Âu, dù số ca mắc mới COVID-19 đang tăng mạnh do sự lây lan biến thể Omicron, song Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh ở khu vực có thể sẽ tạm lắng dịu trong một thời gian dài.

Theo đó, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng châu Âu có thể sẽ sớm bước vào một "giai đoạn yên ổn kéo dài" nhờ tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh cao, biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa Đông lạnh giá sắp kết thúc. Ông cũng cho rằng "Lục địa Già" sẽ ứng phó tốt hơn với nguy cơ bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới, kể cả với những biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn biến thể Omicron, mà không cần tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Tuy nhiên, quan chức WHO cảnh báo viễn cảnh tươi sáng nêu trên chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và tăng cường theo dõi, phát hiện các biến thể mới. Ông đồng thời kêu gọi giới chức y tế các nước tăng cường bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương vì dịch COVID-19.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Tại Nhật Bản, số ca mắc mới COVID-19 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày. Theo đó, trong 24 giờ tính đến 18h ngày 3/2 (giờ địa phương), Nhật Bản ghi nhận thêm 104.470 ca mắc COVID-19.

Số ca bệnh nặng cũng lần đầu tiên tăng ở mức trên 900 ca sau thời gian hơn 4 tháng, kể từ cuối tháng 9/2021. Hai địa phương ghi nhận số ca mắc mới tăng cao tiếp tục là thủ đô Tokyo với 20.676 ca và Osaka với 19.615 ca. Chính quyền thủ đô Tokyo đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo của hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp độ sau khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên tới 53,1%, tăng 1,7% so với ngày 2/2.

Làn sóng dịch lần thứ 6 tại Nhật Bản bùng phát từ đầu năm 2022 đã khiến số ca mắc mới COVID-19 ở nước này tăng cao chưa từng thấy. Tháng 8/2021, Nhật Bản ghi nhận mốc 1 triệu ca mắc COVID-19 và chỉ sau 5 tháng, con số này tăng gấp đôi lên 2 triệu ca. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian 2 tuần, số ca mắc mới tại Nhật Bản đã tăng thêm 1 triệu ca, đưa tổng số ca mắc lần đầu tiên vượt mốc 3 triệu ca.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 5
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 31/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Còn tại Hàn Quốc, ngày 3/2, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) ghi nhận 22.907 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 22.773 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 907.214 ca.

Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc ở mức cao kỷ lục, vượt ngưỡng 20.000 ca, tỷ lệ lây nhiễm tăng 3,5 lần so với một tuần trước, trong khi số người tử vong là 6.812 người, tăng 25 người so với một ngày trước đó và số bệnh nhân COVID-19 thể nặng là 274 ca.

Đáng chú ý, tại châu Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể "Omicron tàng hình" mà các nhà khoa học cho là rất khó phát hiện.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 6
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Sibenik, Croatia, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 3/2, Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà khoa học tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) đã xuất hiện tại 5 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Kenya, Malawi, Senegal và Nam Phi. Bà đồng thời bày tỏ lo ngại việc các phương pháp xét nghiệm hiện nay có thể sẽ không phát hiện được BA.2.

Hiện WHO đang nỗ lực phối hợp với các phòng thí nghiệm để phân tích thêm các mẫu được xác định không phải là biến thể Omicron nhằm hiểu sâu hơn về sự lây truyền của BA.2.

Trước đó, bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần công bố ngày 1/2, WHO thông báo BA.2 đã xuất hiện tại 57 quốc gia trên thế giới. Omicron có các biến thể phụ gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, số liệu từ cơ sở dữ liệu GISAID cho thấy BA.1 và BA.1.1 hiện chiếm hơn 96% tổng số mẫu nhiễm Omicron được giải trình tự gene. Đặc biệt, số ca nhiễm biến thể BA.2, phiên bản "tàng hình" của Omicron do khó bị phát hiện trong các xét nghiệm PCR, đang gia tăng nhanh chóng

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại Bandung, Tây Java, Indonesia, ngày 27/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 3/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 54.119 ca mắc mới COVID-19 và 421 ca tử vong.

Tới hết ngày 3/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.815.335 trường hợp và 314.697 ca tử vong. Trong ngày 3/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 27.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (286).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 8
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Toronto, Canada, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Ngày 3/2, Indonesia ghi nhận 27.197 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 4.414.483 ca. Lực lượng Đặc nhiệm xử lý COVID-19 của Indonesia cho biết thủ đô Jakarta phát hiện nhiều ca mắc mới nhất với 10.117 ca, tiếp theo là tỉnh Tây Java với 7.308 ca và tỉnh Banten với 4.312 ca. Trong ngày 3/2, Indonesia cũng có thêm 38 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 144.411 ca.

Từ ngày 4/2, Indonesia sẽ rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ 7 ngày xuống còn 5 ngày nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế, đặc biệt là tại đảo Bali. Tuy nhiên, thời gian cách ly này chỉ được áp dụng đối với những du khách đã được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi những người mới được tiêm một mũi vẫn phải cách ly 7 ngày.

­­COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt - Hình 9
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết quyết định trên được đưa ra dựa vào thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể Omicron là 3 ngày. Cũng theo ông Luhut, Bali sẽ mở cửa đón du khách từ tất cả các nước bắt đầu từ ngày 4/2 tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.

Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 3/2 ghi nhận thêm trên 9.000 ca bệnh mới và 21 người tử vong.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 46 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.

Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 135.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại "xứ sở triệu voi" trong 24 giờ qua là 5 trường hợp.

Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãiHàn Quốc: Rúng động trước vụ trẻ 2 tuổi chết thương tâm vì bị bố mẹ ngược đãi
18:54:44 09/02/2025
Tổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng cóTổng thống Trump đang thay đổi trật tự thế giới với tốc độ chưa từng có
19:54:45 09/02/2025
Thai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạyThai phụ bị 'yêu râu xanh' sàm sỡ, ném ra khỏi đoàn tàu đang chạy
22:06:30 09/02/2025
Tòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông TrumpTòa Hình sự quốc tế phản pháo lệnh cấm vận của ông Trump
21:40:39 09/02/2025
Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửaSau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa
22:34:25 10/02/2025
Trung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gianTrung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gian
22:41:39 10/02/2025
Ông Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào MỹÔng Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ
22:18:30 10/02/2025
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn DonbassNga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
16:07:10 09/02/2025

Tin đang nóng

Công an TP.HCM vào cuộc vụ người phụ nữ khóc vì bị dàn cảnh móc túi ở bệnh việnCông an TP.HCM vào cuộc vụ người phụ nữ khóc vì bị dàn cảnh móc túi ở bệnh viện
08:04:21 11/02/2025
Thông tin mới nhất vụ nam thanh niên ở Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợThông tin mới nhất vụ nam thanh niên ở Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ
09:59:55 11/02/2025
HOT: Hoa hậu H'Hen Niê được "bạn trai cũ" cầu hôn!HOT: Hoa hậu H'Hen Niê được "bạn trai cũ" cầu hôn!
12:53:33 11/02/2025
Video vỏn vẹn 22 giây từ camera trong một gia đình ghi lại 3 từ của bé trai khiến ai cũng nhói lòngVideo vỏn vẹn 22 giây từ camera trong một gia đình ghi lại 3 từ của bé trai khiến ai cũng nhói lòng
10:37:38 11/02/2025
Chu Hiếu Thiên dừng làm 1 việc sau cái chết của Từ Hy Viên, dân mạng réo gọi mẹ con Uông Tiểu Phi: "Nhìn mà học tập"Chu Hiếu Thiên dừng làm 1 việc sau cái chết của Từ Hy Viên, dân mạng réo gọi mẹ con Uông Tiểu Phi: "Nhìn mà học tập"
10:52:51 11/02/2025
Hà Nội cấm ô tô trên 16 chỗ vào khu vực hồ Gươm, phố cổHà Nội cấm ô tô trên 16 chỗ vào khu vực hồ Gươm, phố cổ
10:31:19 11/02/2025
Tìm người bỏ lại ô tô trên trên cầu Bính, nghi nhảy sông tự tửTìm người bỏ lại ô tô trên trên cầu Bính, nghi nhảy sông tự tử
09:49:33 11/02/2025
Biến căng: Trai đẹp quậy banh showbiz bị bóc "biển phốt" ngược đãi, đào mỏ, phông bạt và thích đóng vai nạn nhânBiến căng: Trai đẹp quậy banh showbiz bị bóc "biển phốt" ngược đãi, đào mỏ, phông bạt và thích đóng vai nạn nhân
08:22:39 11/02/2025

Tin mới nhất

Thỏa thuận đầu tiên về tái thiết Dải Gaza sau lệnh ngừng bắn

Thỏa thuận đầu tiên về tái thiết Dải Gaza sau lệnh ngừng bắn

13:57:35 11/02/2025
Một phần quan trọng của dự án là việc thiết lập các trung tâm trú ẩn tạm thời được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu cho người dân Gaza.
Rapper nổi tiếng Ukraine chế tạo UAV "Ma cà rồng" chiến đấu với Nga

Rapper nổi tiếng Ukraine chế tạo UAV "Ma cà rồng" chiến đấu với Nga

11:26:23 11/02/2025
Cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay đang chứng kiến vai trò nổi bật của phương thức tác chiến bằng máy bay không người lái và Kiev đang tập trung nhiều nguồn lực nhất có thể để đi trước Moscow.
Ông Trump tính áp thuế thép, nhôm 25%: Các nước ngay lập tức có phản ứng

Ông Trump tính áp thuế thép, nhôm 25%: Các nước ngay lập tức có phản ứng

11:16:09 11/02/2025
Sau tuyên bố áp thuế thép, nhôm 25% của Tổng thống Trump, nhiều nước lớn đã ngay lập tức lên tiếng phản ứng, lo ngại về tác động đối với ngành công nghiệp và kinh tế toàn cầu.
Nga giới thiệu UAV từng tham chiến ở Ukraine tại triển lãm quốc tế

Nga giới thiệu UAV từng tham chiến ở Ukraine tại triển lãm quốc tế

10:21:03 11/02/2025
Tập đoàn Kalashnikov xác nhận đã thử nghiệm thành công các máy bay không người lái Goliath trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Đức sẽ không cấp cho Ukraine vũ khí có thể tấn công lãnh thổ Nga

Đức sẽ không cấp cho Ukraine vũ khí có thể tấn công lãnh thổ Nga

10:18:50 11/02/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng gửi tên lửa Taurus tầm xa tới Ukraine, phản đối các hành động mang vũ khí hủy diệt sâu bên trong nước Nga.
ISW: Nga dùng kinh nghiệm tác chiến ở Ukraine để đối phó NATO

ISW: Nga dùng kinh nghiệm tác chiến ở Ukraine để đối phó NATO

10:12:52 11/02/2025
Nga đang tích cực cải tiến UAV và hệ thống tác chiến điện tử dựa trên kinh nghiệm ở chiến trường Ukraine, đồng thời áp dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất để đối phó NATO.
Pháp cảnh báo Mỹ: Trung Quốc là vấn đề lớn nhất, không phải EU

Pháp cảnh báo Mỹ: Trung Quốc là vấn đề lớn nhất, không phải EU

10:10:09 11/02/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tập trung kiềm chế Trung Quốc thay vì nhắm vào Liên minh châu Âu (EU), vì đây là đồng minh của Mỹ.
Dịch cúm tại CH Séc nhiều khả năng đạt đỉnh

Dịch cúm tại CH Séc nhiều khả năng đạt đỉnh

09:53:17 11/02/2025
Hãng tin CTK dẫn lời các chuyên gia Séc khuyến cáo tiêm vaccine là cách tốt nhất để ngăn ngừa diễn biến nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp kể trên.
Nga: Ukraine đã mất hầu hết binh sĩ triển khai tới Kursk 6 tháng trước

Nga: Ukraine đã mất hầu hết binh sĩ triển khai tới Kursk 6 tháng trước

09:47:39 11/02/2025
Tướng quân đội cấp cao của Nga nói rằng phần lớn binh sĩ Ukraine tiến vào vùng Kursk hồi năm ngoái đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Ukraine có thể tấn công sở chỉ huy của Nga bằng máy bay Mirage?

Ukraine có thể tấn công sở chỉ huy của Nga bằng máy bay Mirage?

09:42:16 11/02/2025
Ukraine được dự đoán có thể triển khai các máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 mà Pháp vừa chuyển giao để tấn công sở chỉ huy các trung đoàn của quân đội Nga.
Người hùng cưỡi ngựa lao xuống dòng sông chảy xiết cứu người

Người hùng cưỡi ngựa lao xuống dòng sông chảy xiết cứu người

09:35:19 11/02/2025
Ngày 4/2, một người đàn ông rơi từ trên cầu xuống sông ở thành phố Tiên Đào (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Người con gái đứng trên bờ sông đã vô cùng lo lắng, liên tục hô hoán, kêu cứu.
Nga chưa nhận được đề xuất thỏa đáng để bắt đầu đàm phán về Ukraine

Nga chưa nhận được đề xuất thỏa đáng để bắt đầu đàm phán về Ukraine

09:33:26 11/02/2025
Nga nói chưa nhận được đề xuất thỏa đáng để bắt đầu đàm phán về Ukraine, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington đang tiến triển trong các cuộc đối thoại chấm dứt xung đột Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Không thời gian - Tập 39: Đại điều tra về thế lực chống phá chính quyền

Không thời gian - Tập 39: Đại điều tra về thế lực chống phá chính quyền

Phim việt

13:59:57 11/02/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 39, bà Phỉu Khèn sau thời gian chịu đựng trong lo sợ đã bí mật tới gặp bộ đội Đại để kể hết sự việc về kẻ xấu trú ẩn dưới nhà.
Căng: Cả nhà em gái Từ Hy Viên nhảy vào cuộc chiến tranh quyền thừa kế

Căng: Cả nhà em gái Từ Hy Viên nhảy vào cuộc chiến tranh quyền thừa kế

Sao châu á

13:40:12 11/02/2025
Từ Hy Viên ra đi quá đột ngột, nên vấn đề phân chia khối tài sản khổng lồ của nữ diễn viên nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng
3 loại hạt mọi phụ nữ nên có trong chế độ ăn uống hàng ngày, theo lời khuyên của chuyên gia

3 loại hạt mọi phụ nữ nên có trong chế độ ăn uống hàng ngày, theo lời khuyên của chuyên gia

Sức khỏe

13:40:07 11/02/2025
Từ việc ngăn ngừa chuột rút kinh nguyệt đến duy trì sự cân bằng nội tiết tố và nhiều tác dụng khác, những loại hạt này có thể cải thiện sức khỏe của phụ nữ theo nhiều cách.
Hoa hậu Lê Hoàng Phương đáp trả ẩn ý chuyện hẹn hò chấn động với tình cũ Thiều Bảo Trâm

Hoa hậu Lê Hoàng Phương đáp trả ẩn ý chuyện hẹn hò chấn động với tình cũ Thiều Bảo Trâm

Sao việt

13:36:18 11/02/2025
Cư dân mạng cho rằng Lê Hoàng Phương đang ngầm lên tiếng phủ nhận chuyện hẹn hò với tình cũ của ca sĩ Thiều Bảo Trâm.
Kendrick Lamar tại Super Bowl 2025: Nghệ thuật đã được lựa chọn thay vì sự phô trương

Kendrick Lamar tại Super Bowl 2025: Nghệ thuật đã được lựa chọn thay vì sự phô trương

Nhạc quốc tế

13:12:20 11/02/2025
Rapper từng đoạt giải Pulitzer đã chọn nghệ thuật thay vì sự phô trương nhưng vẫn giáng đòn cuối cùng vào kẻ thù của ca khúc diss.
Greenwood đi vào lịch sử Marseille

Greenwood đi vào lịch sử Marseille

Sao thể thao

13:11:29 11/02/2025
Mason Greenwood tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng tại Marseille, khi sánh ngang thành tích ghi bàn của Didier Drogba trong giai đoạn khởi đầu ở đội bóng nước Pháp.
Cát-xê thời mới vào nghề của nam ca sĩ hot nhất Vpop gây choáng, tăng gấp 10 lần sau 8 năm

Cát-xê thời mới vào nghề của nam ca sĩ hot nhất Vpop gây choáng, tăng gấp 10 lần sau 8 năm

Nhạc việt

13:06:45 11/02/2025
Nỗ lực của SOOBIN đã được đền đáp xứng đáng, và chắc chắn với những sân khấu có yếu tố đặc biệt hơn thì con số cát-xê sẽ không dừng lại ở mức 750 triệu đồng.
Sỹ Luân tiết lộ chưa từng chê show nào

Sỹ Luân tiết lộ chưa từng chê show nào

Tv show

13:03:13 11/02/2025
Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Sỹ Luân cho biết nguyên tắc làm nghề của anh là không từ chối bất kỳ show diễn nào, bất kể quy mô hay thù lao.
Tạp chí quốc tế đưa Việt Nam vào Top điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế đưa Việt Nam vào Top điểm đến đẹp nhất thế giới

Du lịch

12:49:18 11/02/2025
Được đánh giá là thiên đường dành cho những tín đồ yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, Việt Nam nổi tiếng bởi cảnh quan ngoạn mục và nền văn hóa đa sắc màu.
Cách đơn giản để gót chân 'mịn như nhung' trong mùa lạnh

Cách đơn giản để gót chân 'mịn như nhung' trong mùa lạnh

Làm đẹp

12:15:12 11/02/2025
Dưỡng ẩm thường xuyên cho gót chân là điều bạn cần ghi nhớ. Sau khi rửa sạch và lau khô chân, thoa kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho gót chân. Các loại kem chứa urea, glycerin hoặc dầu dừa được khuyến khích vì khả năng cấp ẩm sâu và làm mềm ...
Đặt cây đỗ quyên đỏ ở các vị trí sau sẽ thuận lợi trong công việc và hạnh phúc

Đặt cây đỗ quyên đỏ ở các vị trí sau sẽ thuận lợi trong công việc và hạnh phúc

Sáng tạo

11:49:03 11/02/2025
Đỗ quyên đỏ không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn mang đến nhiều giá trị về mặt phong thủy, được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà, sân vườn hay các khu vực công cộng.