Hàn Quốc giải quyết việc thiếu giường bệnh lúc cao điểm ra sao?
Rất nhiều sinh mệnh người bệnh đã được cứu nhờ việc dành giường bệnh cho những người bị COVID-19 nặng nhất và để những người bị nhẹ hơn vào các khu nhà tập thể.
Một khu bệnh xá dã chiến tại Sejong, Hàn Quốc dành điều trị người bệnh COVID-19 bị nhẹ – Ảnh: YONHAP
Trong những ngày đen tối nhất của dịch bệnh COVID-19 vừa qua, Hàn Quốc từng không có đủ bác sĩ và y tá điều trị người bệnh, đã có người bệnh chết trong lúc chờ có giường nằm điều trị.
Tuy nhiên, theo báo Wall Street Journal (WSJ), quốc gia này đã có biện pháp xử trí linh hoạt, đảo ngược hiệu quả tình hình vốn từng xấu đi rất nhanh.
Theo đó, họ đã lập ra một hệ thống giải quyết hiệu quả, ưu tiên dành giường bệnh cho những người cần nhất và tạo thêm không gian điều trị cho người bị nhẹ với sự giúp đỡ từ các công ty lớn trong nước.
Theo đó Hàn Quốc chia các bệnh nhân đã xác định bị COVID-19 thành 4 nhóm.
Chỉ những người bị bệnh nặng nhất và lớn tuổi nhất được nhập viện điều trị. Những người bệnh trẻ hơn và chưa phát triệu chứng bệnh sẽ tới các khu nhà tập thể do các công ty như Samsung Life Insurance Co., LG Display Co. và các công ty khác cho thuê.
Những khu nhà tập thể này được trang bị giường ngủ, mạng wifi và có chỗ có thêm TV.
Video đang HOT
Quyết định phân loại đối tượng người bệnh này đã đảm bảo việc những người bệnh có nguy cơ thấp nhất vẫn được cách ly y tế dưới sự giám sát của cơ quan chức năng chính phủ.
Hàng ngàn người bệnh COVID-19 của Hàn Quốc đã tá túc nhiều tuần qua trong các tòa nhà vốn là nơi các công ty thường dành cho công nhân lưu trú trong những đợt tập huấn dài ngày.
Trong khi số ca bệnh COVID-19 tăng sốc mỗi ngày, giới chức y tế tại nhiều nước đang lo sợ nước họ không có đủ giường bệnh, máy thở, thiết bị và nhân lực y tế đáp ứng đủ nhu cầu điều trị.
Tuy nhiên tại Hàn Quốc, nơi từng là điểm nóng của dịch bệnh trước đây và những ngày qua giảm đáng kể các ca bệnh mới, đã chứng tỏ cách làm của họ giúp giảm tải sức ép hiệu quả như thế nào cho các bệnh viện.
Cần phải nhắc lại rằng Hàn Quốc đã ghi nhận ít nhất 8.900 ca bệnh COVID-19, nhưng tới nay chỉ mới có 104 người chết. Chỉ có 5 ca tử vong trong lúc chờ giường bệnh và tất cả những người bị nặng tới nay đều đã được nhập viện chăm sóc.
Một điều đáng chú ý nữa là cho tới nay, Hàn Quốc chưa có bất cứ bác sĩ hay y tá nào chết vì bệnh COVID-19.
“Chúng ta đang chiến đấu trong một cuộc chiến với rất ít thời gian trong tay”, ông Min Pok Kee, người phụ trách đội phản ứng dịch COVID-19 của Hàn Quốc tại thành phố tâm dịch Daegu của Hàn Quốc nói.
“Nếu chúng ta không đảm bảo cơ sở vật chất, rất có thể chúng ta cũng đã có tỉ lệ tử vong giống như những nước khác”, ông tiếp.
D. KIM THOA
Điểm danh những vùng trũng dịch Covid-19 và thế giới chạy đua ngăn ngừa lây lan
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến 21h (giờ GMT) ngày 21-3 (4h sáng - giờ Việt Nam ngày 22-3), 12.944 người đã tử vong trên toàn cầu kể từ khi bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát vào tháng 12-2019.
Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 32.485 ca nhiễm mới, khiến tổng số ca nhiễm toàn cầu vượt con số 300.000.
Nhân viên kiểm tra thân nhiệt của hành khách ở sân bay quốc tế Juba, Nam Sudan để đề phòng dịch bệnh lây lan
Pháp: hơn 500 ca tử vong
Những quốc gia có số ca tử vong cao sau Italia và Trung Quốc là Iran với 1.556 ca, Tây Ban Nha với 1.326 ca và Pháp với 562 ca tử vong.
Tại Pháp, Bộ Y tế nước này cho biết, trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 112 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại nước này lên 562 trường hợp. Thông cáo của bộ trên cũng xác nhận tính đến thời điểm này tại Pháp có tổng cộng 14.459 ca nhiễm Covid-19. Trong số 6.172 người đang được điều trị ở các bệnh viện có 1.525 người đang trong tình trạng nguy kịch. Một nửa trong số các ca bệnh nặng này là những người dưới 60 tuổi.
Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết, ngày 21-3 có thêm 53 ca tử vong, nâng tổng số ca được xác nhận tử vong vì căn bệnh này lên 220 người. Các bệnh nhân tử vong ở độ tuổi từ 41-94 và tất cả đều có tình trạng sức khỏe kém.
Bộ trưởng Y tế Chile Jaime Manalich thông báo một phụ nữ 83 tuổi đã trở thành nạn nhân đầu tiên tại nước này tử vong do nhiễm Covid-19.
Liên quan đến đại dịch Covid-19, trong 24 giờ qua Chile cũng ghi nhận thêm 103 ca dương tính mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 537 người, trong đó có 8 người đã khỏi bệnh. Đa phần các ca dương tính với Covid-19 tại Chile được cách ly và theo dõi y tế tại nhà và chỉ có 33 người đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó có 7 trường hợp phải cần tới sự hỗ trợ hô hấp. Bộ trưởng Manalich tiếp tục kêu gọi người dân nước này tuân thủ những khuyến cáo của cơ quan y tế về việc tự cách ly, tránh tập trung đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Covid-19 lây lan mạnh ở châu Phi
Ngày 22-3, Bộ Y tế Uganda đã kêu gọi người dân bình tĩnh sau khi quốc gia Đông Phi này xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19. Theo thông báo của bộ trên, bệnh nhân là một công dân Uganda 36 tuổi, đã được phát hiện ở Sân bay Quốc tế Entebbe, cách Thủ đô Kampala 37km về phía Tây Nam, và sau đó được cách ly. Bệnh nhân này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau khi trở về từ Dubai hôm 21-3 trên chuyến bay của Hãng hàng không Ethiopian Airlines với các triệu chứng sốt cao và chán ăn.
Trước đó cùng ngày, hai nước châu Phi khác là Angola và Eritrea cũng công bố các ca mắc Covid-19 đầu tiên. Như vậy cho đến nay, dịch Covid-19 đã xuất hiện và lây lan ở 38 nước châu Phi, với hơn 1.000 bệnh nhân và 23 ca tử vong. Nhiều nước châu Phi đã đóng cửa biên giới, cho học sinh nghỉ học và cấm các cuộc tụ tập đông người. Nhiều quốc gia châu Phi cho biết họ đang học hỏi kinh nghiệm các nước khác bằng cách nhanh chóng hạn chế việc đi lại.
Mỹ trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới
Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng lên gần 27.000, khiến nước này trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Italia. Giới chức y tế New York và Califorina yêu cầu từ bỏ xét nghiệm nCoV trên diện rộng, khi thừa nhận không còn hy vọng khống chế được Covid-19.
Theo số liệu hệ thống y tế công cộng Mỹ, nước này hiện ghi nhận hơn 26.800 ca nhiễm nCoV, trong đó, 348 ca tử vong, 64 ca nguy kịch và 176 ca hồi phục. Tính đến tối 21-3, Washington là bang có số người chết cao nhất với 94 ca, tiếp theo là New York với 74 ca. Số ca nhiễm và tử vong tăng khiến giới chức bắt đầu lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung y tế. Một số công ty tư nhân phải tham gia cùng chính phủ bổ sung nguồn khẩu trang, máy thở và các vật tư y tế khác.
Hàng triệu người dân Mỹ đang trải qua cuối tuần đầu tiên ở trong nhà, khi 5 bang ở nước này tăng cường các biện pháp hạn chế đi lại nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan. Thống đốc California Gavin Newsom kêu gọi giới trẻ bang này tránh tụ tập ở bãi biển. Chỉ ít giờ trước đó, Thống đốc New York Andrew Cuomo cũng cảnh báo giới trẻ rằng 54% trong số hơn 10.000 ca nhiễm tại bang này ở độ tuổi từ 18-49. New Jersey là bang mới nhất yêu cầu toàn bộ người dân ở nhà cho đến khi có thông báo mới.
Số ca nhiễm ở Thái Lan lên 599
Tại Thái Lan, ngày 22-3 đã ghi nhận thêm 188 ca nhiễm Covid-19, mức tăng cao nhất trong một ngày, nâng tổng số bệnh nhân lên 599. "Hầu hết ca bệnh mới được ghi nhận tại Bangkok. Họ nằm trong số những người trẻ đang tiếp tục các hoạt động xã hội. Điều này có thể dẫn tới nhiều ca nhiễm hơn", phát ngôn viên Bộ Y tế Cộng đồng Thái Lan Taweesin Wisanuyothin cho biết trong cuộc họp báo hôm qua. Người phát ngôn Wisanuyothin nói thêm rằng có 7 người đang nguy kịch, một người đã hồi phục, nâng tổng số ca phục hồi ở Thái Lan lên 44. Nước này đã ghi nhận một ca tử vong vì Covid-19.
Nhằm đối phó tình hình virus lây lan, thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang ngày 21-3 tuyên bố tất cả trung tâm thương mại ở Thủ đô, trừ siêu thị phải đóng cửa từ ngày 22-3 đến 12-4. Ông cũng kêu gọi người dân không hoảng loạn và tích trữ hàng hóa. Ngoài ra, Bangkok cũng gia hạn lệnh đóng cửa trường học và quán bar thêm 22 ngày. Người vi phạm quy định mới đối mặt bản án một năm tù hoặc bị phạt 100.000 baht (khoảng 4.000 USD). Nhiều hãng hàng không Thái Lan đã tạm ngừng dịch vụ.
Thực hư chuyện người phụ nữ Mỹ nhận hóa đơn chữa Covid-19 trị giá 35.000 USD Dư luận ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới gần đây đặc biệt quan tâm đến trường hợp một người phụ nữ Mỹ nhận hóa đơn điều trị sau khi nhiễm Covid-19 lên tới 34.927,43 USD. Thông tin này được lan truyền từ hôm 13.3 nhưng kể từ khi được đăng trên tạp chí TIME mới được chia sẻ rộng rãi....