Hàn Quốc ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng ở mức cao nhất trong 24 năm
Số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 30/12 cho thấy giá tiêu dùng ở nước này trong năm 2022 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai thập kỷ qua với mức 5.1% (cao gần gấp 2 lần so với mức 2,5% của năm 2021).
Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong năm kể từ năm 1998 khi lạm phát tiêu dùng ở mức cao kỷ lục 7,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Thực tế cho thấy Chính phủ Hàn Quốc đã phải vật lộn với lạm phát sau khi giá năng lượng và nguyên liệu thô tăng mạnh do tác động ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Giá của các dịch vụ tiện ích đã tăng 12,6% (từ mức 2,1% của năm 2021) do Hàn Quốc, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu cho nhu cầu năng lượng của mình, đã bị ảnh hưởng bởi giá các nguồn tài nguyên chính tăng vọt trên toàn cầu.
Video đang HOT
Giá các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi tăng 3,8% vào năm 2022, chậm lại so với mức tăng 8,7% của một năm trước đó. Tuy nhiên, giá sản phẩm công nghiệp đã tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó giá dầu và thực phẩm chế biến tăng lần lượt là 22,2% và 7,8%.
Bên cạnh đó, giá dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng 3,7% (so với mức tăng trưởng 2% được công bố vào năm 2021), chủ yếu là do phí bảo hiểm, tiền thuê nhà và chi phí ăn uống cao hơn. Lạm phát cơ bản (loại trừ giá nông sản và giá dầu dễ biến động) cũng tăng 4,1%, cao hơn nhiều lần so với mức tăng trưởng 1,8% của năm 2021. Giá của các nhu yếu phẩm hàng ngày (144 mặt hàng liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của người dân) như thực phẩm, quần áo và nhà ở… đã tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021.
Chỉ tính riêng trong tháng 12/2022, giá tiêu dùng đã tăng 5% so với cùng thời điểm của năm 2021. Lạm phát cũng ghi nhận đà tăng hơn 5% trong tháng thứ 8 liên tiếp.
Giá tiêu dùng ở Hàn Quốc cũng đã ghi nhận tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 24 năm ở mức 6,3% trong 7/2022. Con số này cũng duy trì ở mức trên 2% (mục tiêu lạm phát của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trong trung hạn) trong tháng thứ 21 liên tiếp.
Tính đến tháng 12/2022, giá các mặt hàng nông sản, thủy sản và chăn nuôi tăng 0,3% so với cùng kỳ. Nhóm sản phẩm công nghiệp tăng 6,1%, cao hơn mức tăng 5,9% của tháng 11/2022. Trong khi đó, điện, gas và nước tăng 23,2%. Giá dịch vụ tăng 4%, thấp hơn mức tăng 4,1% trong cùng kỳ được công bố vào tháng 11. Chuyên gia Eo Woon-sun của KS cho biết: “Trong khi giá các mặt hàng công nghiệp như thực phẩm chế biến và dầu mỏ tăng nhanh, thì giá các dịch vụ cá nhân, chẳng hạn như ăn uống đã chậm lại, dẫn đến mức tăng tổng thể tương tự như tháng trước”.
Lý giải về vấn đề trên, BoK cho biết con số lạm phát tháng 12 nằm trong dự đoán được đưa ra vào tháng 11 đồng thời khẳng định tốc độ tăng giá có thể sẽ duy trì ở mức khoảng 5% cho đến đầu năm 2023. Để kiềm chế lạm phát, BoK đã thực hiện tăng lãi suất cơ bản lên tổng cộng 2,75 điểm phần trăm kể từ tháng 8/2021 và hiện đang duy trì ở mức 3,25%.
Trong khi đó, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) ước tính lạm phát của Hàn Quốc trong năm 2023 là 3,5%. Bộ này cho biết trong một tuyên bố rằng: “Trong nửa đầu năm 2022, giá ngũ cốc và năng lượng toàn cầu tăng mạnh đã dẫn đến giá hàng hóa ở Hàn Quốc tăng, dẫn đầu là dầu mỏ và thực phẩm. Trong nửa cuối năm, tăng trưởng chậm lại do giá nông, thủy sản ổn định và các sản phẩm dầu mỏ duy trì ổn định. Vào tháng 12, tình trạng lạm phát chậm lại vẫn tiếp diễn mặc dù giá thực phẩm chế biến tăng sau khi giá dầu toàn cầu giảm và áp lực lạm phát giảm bớt trong lĩnh vực dịch vụ”. Tuy nhiên, MOEF cũng đưa ra cảnh báo cần tiếp tục cảnh giác và theo dõi chặt chẽ việc điều chỉnh giá vào đầu năm 2023 cũng như nhu cầu đối với các mặt hàng liên quan đến Tết Nguyên đán.
Nhật Bản: Chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp tăng mạnh nhất trong hơn 40 năm
Ngày 18/11, Bộ Nội vụ, Thông tin và Truyền thông Nhật Bản công bố báo cáo cho biết chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp (CPI, không tính biến động giá cả mặt hàng tươi sống) của nước này trong tháng 10/2022 đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng cao nhất trong vòng hơn 40 năm qua.
Người dân mua hàng trong siêu thị tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Mức tăng này đã cao hơn mức dự báo trước đưa ra trước đó là 3,5% và ghi nhận đà tăng 14 tháng liên tục. Nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số CPI của Nhật Bản gia tăng là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng và xu hướng đồng yên yếu khiến giá cả các mặt hàng sinh hoạt liên tục tăng giá trong thời gian vừa qua.
Chỉ số tiêu dùng tổng hợp bao gồm giá cả mặt hàng tươi sống của Nhật Bản trong tháng 10/2022 tăng 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 01/1991. Chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp không tính giá năng lượng và mặt hàng tươi sống đạt 2,5%.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ, Thông tin và Truyền thông Nhật Bản đối với 552 mặt hàng, ghi nhận 406 mặt hàng tăng giá, nhiều hơn so với 385 mặt hàng tăng giá trong tháng 9/2022. Có 42 mặt hàng giữ nguyên giá và chỉ có 74 mặt hàng ghi nhận giá giảm.
Mặt hàng thực phẩm tăng 6,2% (không tính mặt hàng tươi sống mức tăng là 5,9%), trong đó nổi bật là dầu ăn (tăng 35,6%), bánh mì nhân đậu đỏ (tăng 13,5%), chocolate (10%).
Tỷ lệ tăng giá mặt hàng liên quan đến năng lượng là 15,2%, giảm nhẹ so với tháng 9/2022 (16,9%), trong đó, giá khí gas Tokyo tăng 26,8%, giá điện tăng 20,9%. Giá nhiên liệu được hưởng chính sách hỗ trợ giá, tăng 2,9%, giảm mạnh so với mức tăng 7% trong tháng 9/2022.
Lạm phát lõi tại Mỹ lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ Lạm phát loại trừ biến động của giá nhiên liệu, thực phẩm tại Mỹ trong tháng 9 đã leo lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Giá xăng tại Los Angeles (Mỹ) lên mức kỷ lục gầm 7 USD/gallon hồi đầu tháng 10. Ảnh: Getty Images Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/10, chỉ số giá...