Hàn Quốc gặp khó vì Indonesia không góp tiền đóng tiêm kích
Dự án tiêm kích KF-X trị giá 14 tỷ USD của Hàn Quốc đang chậm tiến độ vì Indonesia không góp tiền như cam kết.
KF-X, chương trình tiêm kích lớn và đắt đỏ nhất lịch sử Hàn Quốc, là dự án hợp tác trị giá 14 tỷ USD giữa Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) và quân đội Indonesia, đặt mục tiêu chế tạo 180 tiêm kích đa năng trước năm 2026.
Theo thỏa thuận, Indonesia sẽ góp 10% tổng giá trị dự án, tương đương 1,4 tỷ USD và sẽ được nhận 50 chiến đấu cơ do Hàn Quốc sản xuất. Tuy nhiên, tính đến tháng 4, Jakarta chưa chuyển 400 triệu USD cho KAI theo thỏa thuận.
Việc Indonesia phá cam kết đang khiến tập đoàn quốc phòng Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn, dù các quan chức KAI khẳng định dự án KF-X sẽ không bị hủy.
Mô hình tiêm kích KF-X được Hàn Quốc trưng bày hồi cuối năm 2019. Ảnh: Flight Global.
Video đang HOT
“Hợp đồng giữa quân đội và các công ty quốc phòng thường có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, dự án KF-X không đòi hỏi tài sản thế chấp vì nó là chương trình liên doanh dựa trên biên bản ghi nhớ giữa đại diện hai nước”, quan chức quân đội Hàn Quốc tiết lộ.
Biên bản ghi nhớ được Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc (KDAPA) ký với quân đội Indonesia hồi năm 2010. “Indonesia đáng lẽ phải trả tiền góp vốn đều đặn mỗi năm. Không có cách nào để buộc họ tuân thủ thời hạn góp vốn do dự án không có tài sản thế chấp”, quan chức trên nói thêm.
Đại diện tập đoàn KAI không bình luận về tình trạng ngân sách cho dự án KF-X, khẳng định nguyên mẫu đầu tiên có thể ra mắt vào năm 2021.
Tập đoàn đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) cũng rơi vào tình trạng tương tự với Indonesia. Jakarta đặt mua 3 tàu ngầm có lượng giãn nước 1.400 tấn trị giá một tỷ USD từ DSME hồi tháng 4/2019, nhưng chưa trả tiền tạm ứng cho hợp đồng.
“Hải quân Indonesia chưa trả tiền đặt cọc, nhưng khi giao dịch này hoàn thành, có thể chắc chắn gần 100% là họ sẽ trả phần còn lại vì hợp đồng được ngân hàng quốc gia Indonesia Bank Mandiri bảo lãnh”, quan chức DSME cho hay.
Tập đoàn Hanwha Defense cho biết đại dịch Covid-19 cũng gây khó khăn cho nỗ lực giành hợp đồng quân sự ở nước ngoài. “Các nước đang điều chỉnh ngân sách quốc phòng để ứng phó Covid-19, đặt ra nhiều thách thức với kế hoạch đấu thầu và bán hàng của chúng tôi”, đại diện Hanwha Defense cho hay.
Nghị sĩ nhiều nước phản đối dự luật an ninh Hong Kong
Hơn 200 nghị sĩ và nhà lập pháp từ 23 nước đã ra tuyên bố chung lên án việc Bắc Kinh đề xuất dự luật an ninh Hong Kong.
Trong tuyên bố chung, các nghị sĩ bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Bắc Kinh "đơn phương đề xuất luật an ninh" ở Hong Kong. "Những điều luật hà khắc sẽ chỉ khiến tình hình thêm leo thang, gây khó khăn cho tương lai của Hong Kong với tư cách một thành phố quốc tế của Trung Quốc", tuyên bố có đoạn. "Nếu cộng đồng quốc tế không thể tin tưởng những cam kết của Trung Quốc về vấn đề Hong Kong thì người dân cũng không thể tin ở những vấn đề khác".
Người biểu tình chống dự luật an ninh tuần hành trên một đường phố ở Hong Kong ngày 24/5. Ảnh: AFP.
Những người tham gia ký tên trong tuyên bố chung gồm thống đốc Anh cuối cùng của Hong Kong Chris Patten, cựu ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind, thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz, Josh Hawley, Marco Rubio, hàng chục nghị sĩ Anh cũng như các nghị sĩ đến từ châu Âu, New Zealand, Canada, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Malaysia.
Nói chuyện trên một chương trình radio sáng 24/5, Elsie Leung Oi-sie, phó chủ tịch Ủy ban Luật Cơ bản, đã bác bỏ những ý kiến chỉ trích. Theo bà, quyền tự trị của đặc khu Hong Kong vẫn sẽ không thay đổi và được bảo vệ bởi Luật Cơ bản.
"Nếu luật an ninh giúp cải thiện hệ thống pháp luật thì tại sao nó lại làm suy yếu pháp quyền", bà đặt câu hỏi, tái khẳng định quyền tự do của người dân sẽ không bị ảnh hưởng bởi luật mới chỉ nhắm tới một nhóm người rất nhỏ.
Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính ngày 24/5 cũng nhấn mạnh luật mới chỉ nhắm đến "một nhóm người nhỏ bé" nhằm lấp đầy một lỗ hổng pháp lý được phơi bày sau các cuộc biểu tình nổ ra ở Hong Kong hồi năm ngoái.
Dự luật an ninh Hong Kong được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc hôm 22/5, trong đó cấm các hoạt động ly khai và lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố. Theo thỏa thuận Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, Hong Kong được hưởng mức độ tự trị cao, các quyền tự do, có hệ thống luật pháp và tình trạng thương mại riêng.
Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ ở Hong Kong chỉ trích mạnh mẽ dự luật trên, nói rằng nó đi ngược lại mô hình "một quốc gia, hai chế độ", theo đó Bắc Kinh cam kết duy trì các quyền tự do cho thành phố. Các nhà ngoại giao nước ngoài lo ngại dự luật có thể mở rộng sự hiện diện của các cơ quan tình báo và an ninh của đại lục tại Hong Kong, "gây nguy hiểm cho quyền và tự do" tại đây.
Bắc Kinh khẳng định dự luật này thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố sẽ "hợp tác hoàn toàn" với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật. Carrie Lam nói dự luật an ninh sẽ không ảnh hưởng đến quyền, tự do và tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
Hàng nghìn người Hong Kong hôm nay biểu tình để phản đối dự luật an ninh tại các quận Causeway Bay và Wan Chai sầm uất, hô khẩu hiệu phản đối chính quyền. Cảnh sát chống bạo động đã phải phun hơi cay và vòi rồng vào người biểu tình, buộc họ phải giải tán.
Ca nCoV ở Hàn tăng mạnh Hàn Quốc ghi nhận gần 80 ca nhiễm nCoV mới, mức tăng cao nhất kể từ ngày 5/4, do sự bùng phát các cụm dịch mới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 79 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 11.344. Không có thêm...