Hàn Quốc đứng thứ 5 toàn cầu về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo
Theo một thông báo vừa được đưa ra ngày 21/12 của Viện Quy hoạch và Đánh giá Công nghệ Thông tin và Truyền thông (IITP) Hàn Quốc, nước này đứng thứ 5 toàn cầu về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Đứng đầu trong bảng xếp hạng năm này thuộc về Hoa Kỳ, trong khi đó, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản lần lượt chiếm các vị trí thứ hai, thứ ba và thứ tư trong bảng xếp hạng.
Mặc dù Hàn Quốc đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng sau Nhật Bản nhưng khoảng cách giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã giảm trong năm nay. Thông báo này dựa trên cuộc khảo sát trực tuyến của Tập đoàn Delphi được thực hiện vào tháng 9 và tháng 10. Tổng số 155 chuyên gia đã đưa ra bảng câu hỏi và 105 người trả lời.
Hàn Quốc đứng thứ 5 toàn cầu về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Theo kết quả khảo sát, trình độ công nghệ AI của Hoa Kỳ đạt 100 điểm, tiếp theo là Châu Âu đạt 89,5 điểm, Trung Quốc đạt 85,8 điểm, Nhật Bản đạt 81 điểm và Hàn Quốc đạt 80,9 điểm. So với năm ngoái, trình độ công nghệ AI năm nay của Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm (số điểm tương ứng của năm ngoái lần lượt là 90,1 điểm, 88,1 điểm, 86,4 điểm và 81,6 điểm).
Trong 21 lĩnh vực công nghệ AI, Hàn Quốc đạt điểm thấp nhất về lĩnh vực trí thông minh cơ bản, tụt hậu so với Hoa Kỳ 2,2 năm. Điểm số trong học tập tự giám sát và AI có thể giải thích được lần lượt là 76,6 điểm và 82,2 điểm.
Điểm cao nhất của Hàn Quốc đạt 86 điểm thuộc về lĩnh vực trí thông minh cảm giác, trong khi đó Nhật Bản chỉ đạt 84,1 điểm trong lĩnh vực này. Đối với các lĩnh vực như AI dựa trên hành vi và AI tương tác thì Nhật Bản đều xếp thứ hạng cao hơn Hàn Quốc, cụ thể trong lĩnh vực AI dựa trên hành vi (Nhật Bản đạt 88,5 điểm so với 81,7 điểm của Hàn Quốc) và AI tương tác ( Nhật Bản đạt 90,5 so với 84,6 điểm của Hàn Quốc).
Video đang HOT
Giới cờ vây Hàn Quốc lao đao vì vấn nạn kỳ thủ gian lận bằng phần mềm AI
Mới đây nhất, nữ thiên tài cờ vây 13 tuổi của Hàn Quốc đã bị đình chỉ thi đấu một năm vì sử dụng AI để gian lận khi thi đấu.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, cờ vây có thể nói là bộ môn ít bị ảnh hưởng nhất trong tất cả các sự kiện thể thao. Nhờ những ưu điểm của hình thức thi đấu trực tuyến, nhiều giải đấu truyền thống trên thế giới bao gồm Ying's Cup và Samsung Cup vẫn được tổ chức thành công.
Tuy nhiên, vào tháng 9 vừa qua, giới cờ vây Hàn Quốc đã bị phanh phui việc một số kỳ thủ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khi thi đấu trực tuyến, khiến rất nhiều người phải đặt ra câu hỏi về tính công bằng của các giải đấu cờ vây online.
Hàng loạt kỳ thủ cờ vây Hàn Quốc dùng AI để gian lận
Trong một trận đấu cờ vây trực tuyến chuyên nghiệp của Hàn Quốc, được tổ chức vào cuối tháng 9 năm nay, nữ kỳ thủ được mệnh danh là thần đồng cờ vây 13 tuổi Kim Eun-ji đã cầm quân đen và giành chiến thắng ở giữa ván đấu chỉ với 129 nước đi. Đối thủ mà cô đánh bại kỳ thủ cờ vua hàng đầu Hàn Quốc Lee Young-gu. Chiến thắng của kẻ yếu trước đối thủ mạnh vốn là một câu chuyện thú vị trong thế giới thể thao, nhưng nhiều người đã sớm đặt ra nghi vấn rằng ván cờ này "có vấn đề".
Thần đồng cờ vây Hàn Quốc Kim Eun-ji, người vừa bị phát hiện gian lận.
Theo phân tích của những người đam mê cờ vây, khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích sau trận đấu, họ đã thấy rằng độ trùng khớp giữa các nước đi của Kim Eun-ji và các nước đi được chương trình trí tuệ nhân tạo khuyến nghị cao tới 92%.
Ngay sau đó, Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra dài và cuối cùng phát hiện ra rằng Kim Eun-ji đã gian lận, sau đó bản thân nữ kỳ thủ cũng thừa nhận hành vi của mình. Ngày 20/11, Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc đã đưa ra quyết định đình chỉ thi đấu 1 năm đối với Kim Eun-ji.
Jae-Ho Yang, người đứng đầu Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc sau đó đã trả lời phỏng vấn rằng: "Qua sự việc này, tôi đã nhận thức sâu sắc. Bởi vì các kỳ thủ vẫn còn ở tuổi vị thành niên, người lớn chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn vì đã không cung cấp việc giáo dục phù hợp cho các kỳ thủ. Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc càng phải có trách nhiệm nhiều hơn."
Các cuộc thi đấu cờ online vẫn diễn ra trong bối cảnh đại dịch.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên giới cờ vây Hàn Quốc phanh phui việc người chơi sử dụng trí tuệ nhân tạo để gian lận.
Vào tháng 1 năm nay, một kỳ thủ tham dự giải đấu của Học viện Cờ vây Hàn Quốc đã bị phát hiện gian lân. Người này sử dụng một camera thu nhỏ gắn trong nút áo để ghi hình và gửi cho đồng phạm. Đồng thời, kỳ thủ này cũng sử dụng tai nghe thu nhỏ nhét bên trong tai, để nghe các phân tích từ hệ thống AI do đồng phạm gửi đến, để đánh theo các bước hướng dẫn.
Trước đó vào tháng 7, một người chơi cờ vây đã bị kết án một năm tù vì gian lận bằng AI. Có thể nói, sau một loạt những vụ gian lận liên tiếp bị phanh phui, nhiều người bắt đầu lo lắng về sự lạm dụng của các chương trình trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, bởi nhiều giải đấu online đang thiếu sự giám sát chặt chẽ, dẫn đến sự ảnh hưởng tới môi trường công bằng cho môn thể thao này.
Công nghệ AI đang định hình lại thế giới cờ vây
Sau "Sự cố Kim Eun-ji", Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm tăng cường ứng phó với những trường hợp tương tự. Trong tương lai, người vi phạm có thể phải đối mặt với án treo giò ba năm hoặc thậm chí hủy tư cách thi đấu vĩnh viễn.
Còn khi tổ chức giải đấu trực tuyến, camera sẽ được lắp đặt phía trước và phía sau người chơi để đảm bảo tính công bằng. Hàn Quốc cũng sẽ phát triển các quy trình thử nghiệm để giám sát xem các kỳ thủ cờ vua có sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các trận đấu hay không. Hiệp hội cũng hứa hẹn sẽ tăng cường giáo dục các kỳ thủ cờ vây. Ngoài ra, đơn vị này cũng hy vọng sẽ làm việc với Trung Quốc và Nhật Bản, các nước có bộ môn cờ vây phát triển, để cùng đưa ra các biện pháp ngăn chặn nhằm chống lại hành vi gian lận trong thi đấu.
Trên thực tế, giới cờ vây thế giới đã không còn "nguyên vẹn" sau trận đấu kinh điển giữa kỳ thủ Lee Sedol và AlphaGo, một phần mềm đánh cờ vây bằng AI được phát triển bởi Google DeepMind, diễn ra từ ngày 9-15/3/2016. AlphaGo đã thắng tất cả 5 ván, trừ ván thứ tư, và tất cả các ván đều kết thúc bằng việc kỳ thủ Hàn Quốc nhận thua.
Cuộc so tài giữa trí thông minh nhân tạo và kỳ thủ Lee Sedol, năm 2016.
Từ khoảnh khắc đó, AI đã chính thức có một chỗ đứng vững chắc trong giới chơi cờ vây chuyên nghiệp. Hiện tại, trong các buổi phát sóng cờ vây ở Hàn Quốc, luôn có kênh tín hiệu riêng để kết nối với hệ thống AI. Nó sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu tương ứng theo từng bước thực hiện của các kỳ thủ trên sân. Đồng thời, công nghệ này cũng có thể phán đoán tình hình trên sân theo thời gian thực, dù bên đen có lợi thế hay bên trắng có lợi thế.
Đây chỉ là một trong những kịch bản ứng dụng của AI mà khán giả có thể nhận biết. Còn đằng sau hậu trường, chẳng hạn như quá trình huấn luyện hàng ngày của các tuyển thủ chuyên nghiệp, các hệ thống AI đã trở nên không thể tách rời.
Li Zhouying là một nhà phát triển trí tuệ nhân tạo, và sản phẩm của công ty ông đang được sử dụng để cải thiện sức mạnh của các tuyển thủ cờ vây chuyên nghiệp của Hàn Quốc. Bởi khoảng cách giữa các người chơi đẳng cấp cao và các kỳ thủ chuyên nghiệp hiện nay được cho là vào khoảng 2 nước đi, và chỉ có AI mới có thể bù đắp lỗ hổng này, giúp các kỳ thủ chuyên nghiệp có các bài tập vừa sức.
"Giờ đây ngay sau khi trận đấu kết thúc, chúng tôi sẽ nhập bản ghi trận đấu vào phần mềm trí tuệ nhân tạo càng sớm càng tốt để thực hiện việc chơi lại" , một kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp cho biết. "Chẳng hạn như tôi đi một nước, trí tuệ nhân tạo sẽ chỉ ra rằng vị trí đó không lý tưởng và có nhiều lựa chọn tốt hơn. Khi tôi đang suy nghĩ xem vị trí đặt quân cờ có phù hợp hay không, trí tuệ nhân tạo cũng sẽ cung cấp tỷ lệ thắng của việc đặt ở vị trí này, và tôi có thể cân nhắc xem tỷ lệ thắng có hơn 50% không. Tôi nghĩ quá trình này rất hữu ích."
LG Uplus và Qualcomm mang 5G mmWave đến Hàn Quốc Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về việc triển khai 5G nhưng cho đến nay nước này chỉ có quyền truy cập vào công nghệ mạng Sub-6 GHz, nhưng mọi thứ sắp thay đổi. Sóng mmWave 5G hiện bắt đầu thử nghiệm tại Hàn Quốc Theo GSMArena , LG Uplus và Qualcomm hiện tung ra mạng 5G bước sóng milimet...