Hàn Quốc dừng hợp tác quốc phòng với Myanmar, xem xét lại viện trợ
Trước bối cảnh hình Myanmar ngày càng trở nên bất ổn, Hàn Quốc tuyên bố dừng hợp tác quốc phòng với nước này, đồng thời xem xét các khoản viện trợ.tình
Hôm 12/3, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, nước này ngừng trao đổi quốc phòng với Myanmar và cấm xuất khẩu vũ khí sang quốc gia Đông Nam Á này sau các hành động trấn áp người biểu tình của chính quyền quân sự.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Seoul sẽ hạn chế xuất khẩu các mặt hàng chiến lược khác, xem xét lại viện trợ phát triển, đồng thời sẽ cấp miễn trừ nhân đạo cho công dân Myanmar để họ ở lại Hàn Quốc cho đến khi tình hình được cải thiện.
Video đang HOT
Người dân Myanmar sống ở Hàn Quốc tổ chức mít tinh phản đối cuộc đảo chính quân sự của Myanmar. (Ảnh: The Korea Times)
“Bất chấp những yêu cầu lặp đi lặp lại của cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Hàn Quốc, ngày càng có nhiều người Myanmar hứng chịu các hành động bạo lực của quân đội và cảnh sát”, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng cho biết, chính phủ nước này sẽ xem xét lại một số hợp tác phát triển chưa xác định với Myanmar, song sẽ tiếp tục các dự án liên quan trực tiếp đến sinh kế của người dân Myanmar và viện trợ nhân đạo.
Theo dữ liệu Tổ chức Sáng kiến minh bạch viện trợ quốc tế (International Aid Transparency Initiative, IATI), lần gần đây nhất, hoạt động xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc sang Myanmar được thực hiện là vào năm 2019. Tuy nhiên, Seoul vẫn chi hàng triệu USD cho các dự án phát triển ở Myanmar.
Trước đó, Australia đã đình chỉ chương trình hợp tác quốc phòng với Myanmar và tuyên bố chuyển hướng các chương trình viện trợ nhân đạo tại Myanmar sau khi quân đội nước này thực hiện các biện pháp cứng rắn với người biểu tình.
Hôm 12/3, các nhà hoạt động Myanmar tổ chức thêm nhiều cuộc biểu tình trên khắp nước này. Một ngày trước đó, 12 người biểu tình thiệt mạng khi tham gia phản đối đảo chính.
Quốc gia Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ được bầu hôm 1/2, đồng thời bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức khác trong đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà.
Mỹ và một số nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên những lãnh đạo quân sự Myanmar sau đảo chính. Hôm 11/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án bạo lực chống lại người biểu tình và kêu gọi quân đội kiềm chế tối đa các hành động bạo lực nhắm vào dân thường.
Hàn Quốc hoan nghênh Iran trả tự do cho thủy thủ đoàn tàu MT Hankuk Chemi
Ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc bày tỏ hoan nghênh quyết định của Iran trả tự do cho thủy thủ đoàn của tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc, bị bắt giữ tại cảng một của Iran hồi đầu tháng 1 với cáo buộc làm ô nhiễm môi trường Vịnh Persia.
Tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc được lực lượng Iran áp giải về tới cảng ở Bandar Abbas, miền Nam Iran ngày 4/1/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Trong cuộc điện đàm kéo dài 30 phút với Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi tối 2/2 để trao đổi vụ việc trên, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Choi Jong-kun đã hoan nghênh quyết định của Iran cho phép thủy thủ đoàn của tàu chở dầu Hàn Quốc được rời Iran về nước. Ông cũng kêu gọi phía Iran nhanh chóng trả tự do cho thuyền trưởng và con tàu. Đáp lại, Thứ trưởng Araghchi cam kết đảm bảo đối xử nhân đạo và cho phép bảo hộ công dân đầy đủ đối với thuyền trưởng trong quá trình xét xử tại Iran.
Trong cuộc điện đàm trên, giới chức ngoại giao hai nước cũng đã nhất trí khôi phục quan hệ song phương thân thiện truyền thống thông qua việc giải quyết vấn đề "đóng băng" tiền của Iran tại Hàn Quốc theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tiếp tục liên lạc chặt chẽ nhằm giải quyết vấn đề trên.
Trước đó, ngày 4/1, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt giữ tàu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc với cáo buộc gây ô nhiễm dầu. Tuy nhiên, đơn vị khai thác tàu MT Hankuk Chemi đã bác bỏ cáo buộc của phía Iran.
Tàu này thực hiện hải trình từ Saudi Arabia tới Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng thủy thủ đoàn gồm 20 người là công dân của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Con tàu trên đang neo đậu tại một cảng ở Bandar Abbas - thành phố ven biển miền Nam Iran.
Hàn Quốc kêu gọi Qatar hỗ trợ giải quyết vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu Ngày 14/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của nước này Choi Jong-kun đã kêu gọi Qatar hỗ trợ trong việc giải cứu tàu chở dầu của Hàn Quốc cùng với thủy thủ đoàn hiện đang bị phía Iran bắt giữ. Tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc bị Iran bắt giữ. Ảnh: Yonhap/TTXVN...