Hàn Quốc đóng cửa 2 lò điện hạt nhân vì linh kiện giả
Ngày 5/11, chính phủ Hàn Quốc thông báo nước này buộc phải đóng cửa 2 nhà máy điện hạt nhân để thay thế các bộ phận đã được cung cấp với giấy chứng nhận chất lượng giả mạo. Vụ việc có thể khiến nước này thiếu điện trầm trọng.
Từ đầu năm nay nhiều lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc gặp trục trặc
Thông tin trên được Bộ trưởng Kinh tế Hong Suk-Woo công bố trước báo giới. Đồng thời ông Hong nhấn mạnh rằng các thiết bị giả nêu trên không phải các thiết bị “trọng yếu” và không gây quy cơ mất an toàn hạt nhân.
Từ đầu năm đến nay một loạt các sự cố hệ thống tại các lò phản ứng đã xảy ra khiến cơ quan chức năng Hàn Quốc phải tiến hành rà soát tính an toàn. Dù vậy ông Hong cũng cho biết các linh kiện giả nêu trên không phải nguyên nhân gây sự cố.
Hai lò phản ứng bị tạm dừng thuộc khu liên hợp hạt nhân Yeonggwang ở phía Tây Nam Hàn Quốc. Dự kiến các lò này sẽ phải ngừng hoạt động đến tận tháng 1/2013 để các kỹ sư thay thế hơn 5000 cầu chì, quạt làm mát và các thiết bị khác nhập từ 8 nhà cung cấp khác nhau.
“Việc kiểm tra an toàn toàn là cần thiết tại hai lò phản ứng trên, nơi mà các thiết bị chưa được cấp giấy chứng nhận được sử dụng tràn lan”, ông Hong cho biết. “Và điều không thể tránh khỏi đó là chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện chưa từng thấy trong mùa Đông tới do hai lò phản ứng ngừng hoạt động”.
Video đang HOT
Hiện Hàn Quốc đang vận hành tổng cộng 23 nhà máy điện hạt nhân, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu điện của nước này. Seoul có kế hoạch xây thêm 16 lò phản ứng nữa trước năm 2030. Hồi tháng trước các cơ quan chức năng đã phải tạm dừng 2 lò phản ứng có công suất 1000 MW sau khi hệ thống bị trục trặc. Cũng chính vì lỗi này mà một lò phản ứng khác tại Yeonggwang đã tự động tạm dừng hồi tháng 7.
Nếu 2 lò phản ứng tại Yeonggwang không được vận hành trở lại đúng kế hoạch, ông Hong cho biết sản lượng điện của Hàn Quốc sẽ sụt 300.000 kW trong tháng 1 tới. “Các cơ quan chức năng ngành năng lượng đang hoạch định một kế hoạch ứng phó khẩn cấp với tình trạng thiếu hụt điện nghiêm trọng. Kế hoạch này sẽ được triển khai từ giữa tháng 11″, vị Bộ trưởng kinh tế khẳng định.
Theo quy định về an toàn hạt nhân của Hàn Quốc, tất cả các thiết bị được cung cấp phải được cấp giấy chứng nhận chất lượng và an toàn từ 12 tổ chức quốc tế do Seoul ủy quyền. Vậy nhưng 8 nhà cung cấp mà ông Hong tiết lộ đã làm giả 60 giấy chứng nhận của gần 7700 thiết bị với tổng trị giá 750.000 USD.
Khoảng 5200 thiết bị trong số này đã được lắp ráp vào 5 lò phản ứng nhưng 99% số linh kiện thuộc hai nhà máy tại Yeonggwang vừa bị đóng cửa. Bộ trưởng Hong cho biết cơ quan công tố sẽ điều tra các nhà cung cấp cũng như các nhân viên tại công ty Năng lượng hạt nhân và thủy điện Hàn Quốc.
Hồi tháng 5 vừa qua, 5 kỹ sư cấp cao tại nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất của Hàn Quốc đã bị kết tội tìm cách che giấu những trục trặc có khả năng gây nguy hiểm. Trong số này có kỹ sư trưởng của lò phản ứng Gori-1 bị khép tội vi phạm luật an toàn hạt nhân. Vụ việc làm dấy lên những nghi ngờ về độ an tòan tại các lò phản ứng và cơ quan điều tra đã vào cuộc.
Theo Dantri
Hàn Quốc đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân
Hàn Quốc đã buộc phải đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân hôm 5.11 để thay các linh kiện vốn được cấp giấy chứng nhận chất lượng giả, đặt nước này vào nguy cơ thiếu cơ thiếu điện "vô tiền khoáng hậu", theo tin tức từ AFP.
Bộ trưởng Kinh tế Tri thức Hàn Quốc Hong Suk-woo nhấn mạnh các linh kiện "không phải cốt lõi" nói trên không gây ra mối đe dọa về an toàn và không liên quan đến một loạt trục trặc hệ thống đã xảy ra trong năm nay.
Hai tổ máy bị ảnh hưởng tại Nhà máy điện hạt nhân Yeonggwang ở miền tây nam Hàn Quốc có thể phải ngừng hoạt động đến đầu tháng 1, do các kỹ sư cần thay hơn 5.000 cầu chì, quạt giải nhiệt và các linh kiện khác do tám hãng cung cấp
Nhà máy điện hạt nhân Yeonggwang của Hàn Quốc - Ảnh: The Korea Times
"Các cuộc kiểm tra an toàn toàn diện là cần thiết ở hai lò phản ứng, nơi sử dụng đại trà các linh kiện không được cấp chứng nhận phù hợp", ông Hong nói.
Hàn Quốc vận hành 23 lò phản ứng điện hạt nhân, đáp ứng hơn 35% nhu cầu điện của nước này. Quốc gia Đông Á này có kế hoạch xây thêm 16 lò phản ứng từ nay đến năm 2030.
Tháng trước, chính quyền đã tạm thời ngưng hoạt động hai lò phản ứng có công suất 1.000 megawatt tại hai nhà máy điện hạt nhân khác nhau sau những sự cố về hệ thống. Sự cố tương tự cũng đã khiến một lò phản ứng khác tại Nhà máy Yeonggwang tự động ngưng hoạt động hồi tháng 7.
Chính phủ Hàn Quốc cam kết duy trì chương trình năng lượng hạt nhân của mình bất chấp những lo ngại của dân chúng sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân tại nước láng giềng Nhật Bản hồi năm ngoái.
Nếu hai lò phản ứng tại Nhà máy Yeonggwang không thể hoạt động trở lại như kế hoạch, ông Hong cảnh báo một sự sút giảm mạnh về dự trữ điện quốc gia.
Cơ quan phụ trách năng lượng đang chuẩn bị một kế hoạch ứng phó tình trạng thiếu điện, vốn sẽ được thực hiện vào giữa tháng này, ông Hong cho biết.
Tất cả linh kiện được sử dụng tại các nhà máy hạt nhân của Hàn Quốc cần có chứng nhận bảo đảm của một trong 12 tổ chức quốc tế do chính phủ nước này chỉ định.
Theo ông Hong, tám nhà cung cấp thiết bị đã giả mạo 60 giấy chứng nhận cho 7.700 mặt hàng vốn được cung cấp với giá 750.000 USD.
Trong số này, hơn 5.200 linh kiện đã được sử dụng trong năm lò phản ứng, trong đó có đến 99% hiện diện tại hai tổ máy của Nhà máy Yeonggwang vừa bị đóng cửa.
Ông Hong nói các công tố viên sẽ điều tra các nhà cung cấp cũng như khả năng có sự thông đồng với các quan chức của Tập đoàn Điện hạt nhân và Thủy điện Hàn Quốc.
Những lo ngại liên quan đến các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân đã rộ lên hồi tháng 5 khi năm kỹ sư cao cấp bị truy tố về việc cố gắng che giấu một trục trặc về điện vốn có thể gây hậu quả nghiêm trọng hồi tháng 2.
Năm người nói trên, bao gồm một kỹ sư trưởng 55 tuổi, làm việc tại lò phản ứng Gori-1 ở thành phố miền nam Busan, đã bị truy tố về việc vi phạm luật về an toàn hạt nhân.
Theo TNO
Bão Sandy đe dọa nhà máy hạt nhân Mỹ Bão Sandy với gió giật và mưa lớn đe dọa tính an toàn của các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ - Ảnh: Reuters Một nhà máy điện hạt nhân tại bang New Jersey (Mỹ) ngày 30.10 đã được đặt trong tình trạng báo động vì nước lũ từ siêu bão Sandy đã dâng cao quá mức quy định tối thiểu tại...