Hàn Quốc đổi tên “nơi đáng sợ nhất trái đất”
Là một điểm đến du lịch, biên giới giữa Bắc và Nam Triều Tiên đem đến nhiều hơn những chiếc áo phông lưu niệm thông thường.
Khu vực Phi quân sự ở Hàn Quốc thu hút 6,5 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. (Ảnh: BBC)
Khu Phi quân sự (DMZ), một bằng chứng sống của Chiến tranh Lạnh, được bảo vệ bởi hàng ngàn binh sĩ và hàng triệu quả mìn nằm dọc đường biên dài 248 km.
Đây cũng là nơi mà cựu Tổng thống Mỹ Bill Cliton gọi là “nơi đáng sợ nhất trên Trái đất”- và nơi Hàn Quốc quyết định biến thành khu du lịch sinh thái mới.
Không phải là DMZ có vấn đề trong việc thu hút khách du lịch.
Hàng năm, có khoảng 6,5 triệu khách tới đây để nhìn xuyên qua ống nhòm vào đất nước Triều Tiên bí ẩn. Họ bước xuống những đường hầm và chụp ảnh trước các đài tưởng niệm và di tích chiến tranh.
“Tôi nghĩ mọi người, những người tới đây và có một tấm lòng dành cho người dân Triều Tiên, bởi vì đây là nơi gần [Triều Tiên] nhất mà họ có thể đến được,” Steven Felker, mục sư tại New York nói.
Cũng có nhiều người tới DMZ chỉ vì tò mò về tình hình căng thẳng tại đây, Steven nói thêm.
Video đang HOT
Những chiếc cột đánh dấu nấm mồ của các binh sĩ Triều Tiên và Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên. (Ảnh: BBC)
Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc không hài lòng với hình ảnh DMZ là một nơi chiến tranh và căng thẳng. Họ muốn đổi tên khu vực này thành “PLZ” hay “Khu Hòa bình và Cuộc sống”.
“Tới nay”, Park Meeja, giám đốc Chính sách Tự nhiên tại Bộ Môi trường nói, “[khu vực] DMZ là một địa điểm bị hạn chế và bảo mật cao.
“Tuy nhiên, bằng việc biến nơi này thành khu du lịch sinh thái, tôi nghĩ nó sẽ thay đổi cách mọi người nhìn nhận nó. Thay vì việc tới xem đất nước bị chia cắt cuối cùng trên thế, trong tương lai chúng tôi hy vọng có nhiều người sẽ tới đây để trải nghiệm cuộc sống hoang dã.”
Điều này không phải không hợp lý với ấn tượng về nó. Thỏa thuận ngừng chiến vào những ngày cuối chiến tranh Triều Tiên cách đây 60 năm đã tạo ra một vùng đệm cho cả hai miền, mỗi bên rộng 2 km.
Quân đội Hàn Quốc đã cho phép mở cửa các địa điểm xung quanh khu vực phi quân sự để phát triển những tuyến đường không có mìn dài từ 7-9 km, phục vụ cho du lịch.
Các nhà môi trường nói rằng đã tạo ra một khu bảo tồn tự nhiên hoang sơ với hàng ngàn loài vật bao gồm sếu hiếm và sóc bay Triều Tiên.
Tuy nhiên, các xung đột các đây 60 năm không phải là dễ quên. Nằm trong khu trang trại, cách xa đường cao tốc gần biên giới, là địa điểm mà những chiếc xe chở khách du lịch không dừng lại được.
Hàng trăm những chiếc cột trắng, được cắm theo những luống thẳng hàng, phản sáng mô đất nhỏ – ngôi mộ của các binh sĩ Triều Tiên và Trung Quốc thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên.
Lễ chôn cất mới nhất được thực hiên tại đây là vào năm ngoái. Những thứ còn lại như thế này được quân đội Hàn Quốc khai quật vào mọi thời điểm.
Và tất nhiên còn có nhiều thứ khác nhắc nhở rằng cuộc chiến mà những người lính này đã chiến đấu chưa bao giờ kết thúc. Bắc và Nam Triều Tiên đang bị ràng buộc bởi những thỏa thuận ngừng bắn khó chịu chứ không phải là một thỏa thuận hòa bình.
Kể từ đó, Triều Tiên đã nhiều lần gửi gián điệp tới Hàn Quốc. Và cả hai bên thường xuyên thực hiện những cuộc tập trận với quy mô lớn.
Thay đổi những vật làm nhớ lại cuộc xung đột ở đây là một chuyện nhưng căng thẳng quân sự hai bên rất khó để xóa bỏ.
Theo VietNamNet
Dấu hiệu can thiệp quân sự vào Syria ngày càng rõ nét
Nghi ngờ về một cuộc can thiệp quân sự vào Syria đang ngày càng trở nên rõ nét sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố xem xét thiết lập "vùng đệm" bên trong lãnh thổ Syria, trong khi 5 nhóm đối lập ở nước này cũng quyết định thành lập liên minh chống chính phủ.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Racep Tayyip Erdogan.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Racep Tayyip Erdogan cho biết mục đích của việc thiết lập vùng đệm là nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn đang ồ ạt tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các cuộc xung đột trong nước.
"Về vấn đề thiết lập vùng đệm hay khu vực an ninh ở Syria, chúng tôi đang nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang thảo luận các phương án khác. Sẽ là sai lầm nếu chỉ nhìn vấn đề này từ một phía".
Phương án khác mà Thủ tướng Erdogan nhắc tới chính là việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thúc đẩy tìm kiếm sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế đối với kế hoạch thiết lập vùng đệm của mình.
Theo quy định, vì là thành viên của khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), nên trước khi thực hiện bất kỳ kế hoạch nào liên quan đến việc sử dụng sức mạnh quân sự, Ankara cũng sẽ phải tìm kiếm sự tham gia hoặc đồng thuận của cộng đồng quốc tế.
Nhưng khi đã nhận được "cái gật đầu" của quốc tế, "vùng đệm" tại Syria cũng sẽ không khác gì "vùng cấm bay" do Liên đoàn Ảrập (AL) áp đặt tại Libya cách đây hơn một năm, cho dù hiện Ankara vẫn chưa tiết lộ các chi tiết và điều kiện về cách thức thiết lập "vùng đệm" này.
Vì vậy, tuyên bố của ông Erdogan đang khiến nhiều người liên tưởng đến viễn cảnh một cuộc tấn công quân sự sắp được tiến hành tại Syria, đặc biệt khi tuyên bố này được đặt bên cạnh quyết định thành lập liên minh chống chính phủ của 5 nhóm đối lập Syria.
Trong cuộc họp mới đây tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, 5 nhóm đối lập ở Syria đã đi tới quyết định thành lập liên minh mới tồn tại song song với Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) nhằm gia tăng sức ép chống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Năm nhóm này gồm Phong trào Dân tộc Tự do vì Sự thay đổi, Phong trào Hồi giáo vì Tổ quốc, Khối Tự do và Phát triển, Khối Dân tộc người nói tiếng Turk và Phong trào người Cuốc vì Cuộc sống mới. Tuy nhiên, hiện các nhóm vẫn chưa đặt tên cho liên minh mới.
Theo Dân Trí
Thổ Nhĩ Kỳ xem xét lập "vùng đệm" ở lãnh thổ Syria Để giải quyết vấn đề dòng người tị nạn Syria đang tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng nhiều do cuộc xung đột trong nước, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Racep Tayyip Erdogan ngày 16/3 thông báo Ankara đang xem xét kế hoạch thiết lập một "vùng đệm" bên trong lãnh thổ Syria. Một cuộc biểu tình ở SyriaTuyên bố của người...