Hàn Quốc: Đất nước của E-Sports
E-Sports hay các giải thi đấu và thể thao điện tử bùng nổ tại Hàn Quốc mạnh mẽ hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Những game được ưa chuộng nhất như StarCraft và Counter Strike có những cuộc thi đấu riêng, bình luận viên riêng và đội chơi ngôi sao.
Thị trường game tăng trưởng nhanh
Theo Cục Nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA), thị trường game Hàn Quốc tăng trưởng 18,5% trong năm 2011, trong đó game trực tuyến chiếm tới 90% thị phần.
Đối với quốc gia xuất siêu như Hàn Quốc, game là mặt hàng tăng giá vùn vụt. Xuất khẩu game năm 2011 đạt 2,3 tỉ USD, tăng 48% so với năm 2010. Ngành công nghiệp game Hàn Quốc được tin là còn tiếp tục phát triển trong 3 năm tới khi thị trường toàn cầu ngày càng cạnh tranh hơn.
Trận đấu cuối cùng trong khuôn khổ giải đấu WCG 2011. Ảnh: Korea.net
Một trong những lí do chính để thị trường game Hàn Quốc bùng nổ là Internet. Hơn một nửa hộ gia đình nước này có kết nối Internet băng rộng (cao hơn nhiều so với 10% tại Mỹ) hay cáp quang. Phần lớn cư dân sống trong các căn hộ hạng sang tại các thành phố lớn. Phần lớn các hộ này lại có kết nối Internet tốc độ cao (từ 100Mbit/giây trở lên). Trong nhiều trường hợp, tiền Internet được tính luôn vào tiền thuê nhà.
Game được xem là văn hóa chính thống
Video đang HOT
Hàn Quốc có nhiều “PC bangs” (phòng chơi game Internet). PC bangs là nới để game thủ gặp gỡ, giao lưu. Giá chơi game mỗi giờ dao động từ 500 tới 1.500 won (9.000 đến 27.000 đồng). Mỗi PC bangs được thiết kế đẹp, có cả quầy đồ ăn nhanh và có 50 tới 200 máy tính kết nối Internet tốc độ cao.
Game được xem là một nét văn hóa chính thống tại đây. Giải đấu e-Sports quốc tế ( World Cyber Games, hay WCG) được tổ chức bởi công ty World Cyber Games phản ánh chiến lược tổng thể của Hàn Quốc trong việc mau chóng phát triển game thành môn thể thao chuyên nghiệp.
WCG Grand Finals hay còn được biết tới với cái tên “Thế vận hội e-Sports” là giải đấu game lớn nhất thế giới. Năm 2010, giải đấu được tổ chức tại Mỹ, thu hút hơn 600 người chơi từ 61 quốc gia. Sự chú ý của giới truyền thông, tỉ lệ người xem đài, doanh số game từ các giải đấu như thế này tăng thêm sức hút của thể thao điện tử.
Nhiều công ty lớn thường tài trợ cho các đội e-Sports tại Hàn Quốc, tương tự như tài trợ cho những vận động viên hay đội tuyển thể thao ở các nước khác. Cũng như một vận động viên thông thường, những game thủ tốt nhất tại đây phải thông qua khóa đào tạo khắt khe, sống trong kí túc xá với các game thủ khác. Hàng chục ngàn USD giải thưởng và danh tiếng càng làm tăng thêm khí thế của e-Sports.
Chính sách hỗ trợ từ chính phủ
Game là một ngành kinh doanh nghiêm túc tại Hàn Quốc. Ngay cả chính phủ cũng nhận ra điều này và phát triển chính sách để hỗ trợ nó.
Các cuộc thi đấu game chuyên nghiệp được theo dõi sát sao. Phần lớn những trận đấu lớn đều được phát sóng trên kênh truyền hình và phát trực tuyến. Game nổi tiếng nhất tại đây là StarCraft. Có không chỉ 1 mà tới 2 kênh truyền hình chuyên phát sóng trận thi đấu giữa 2 game thủ StarCraft chuyên nghiệp.
Năm 2000, KeSPA (Hiệp hội e-Sports Hàn Quốc) được thành lập dưới sự phê chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mục tiêu của KeSPA là biến e-Sports thành sự kiện thể thao chính thức và củng cố vị trí thương mại của e-Sports trong mọi lĩnh vực. Tổ chức chịu trách nhiệm phát sóng e-Sports, mở giải đấu mới và khuyến khích dân chúng chơi video game.
KeSPA quản lí phát sóng qua các kênh truyền hình như Ongamenet, MBC Game, GOMtv, và Pandora TV cũng như 23 phóng viên e-Sports và hơn 20 đội tuyển.
Tháng 11/2011, Chính phủ Hàn Quốc lập ra ủy ban đặc biệt để quảng bá sự phát triển của ngành công nghiệp game nói chung và e-Sports nói riêng. Ủy ban có sự tham gia của Chính phủ, tập đoàn e-Sports, ngành công nghiệp game, truyền thông, học viện. Trước đó, chỉ có các doanh nghiệp dẫn dắt ngành e-Sports nhưng hiện tại, cả khu vực công lẫn tư nhân và học viện đều chung tay thúc đẩy văn hóa e-Sports lên tầm vóc mới.
Ngày 30/11/2011, Quốc hội Hàn Quốc thông qua luật “quảng bá e-Sports nhằm đặt ra nền tảng cho văn hóa và ngành công nghiệp e-Sports cũng như nâng cao tính cạnh tranh”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện tại chịu trách nhiệm lên kế hoạch quảng bá e-Sports trong trung và dài hạn nhằm đảm bảo e-Sports hoạt động có hệ thống. Luật cũng yêu cầu các bộ phát triển nguồn nhân lực để quảng bá e-Sports và thiết kế các viện đào tạo. Chính phủ còn tài trợ cho các tổ chức như Liên đoàn Thể thao điện tử Quốc tế (IeSF) và chạy các chiến dịch PR quy mô thế giới.
Chủ tịch Kim Jun-ho của KeSPA tin tưởng luật mới sẽ mở ra con đường tái sinh của ngành e-Sports và kì vọng thành quả vượt trội với sự hỗ trợ đầy đủ từ phía Chính phủ.
Theo gameK
1stVN đại diện Việt Nam tham dự DotA 2 WCG AC 2012
Đây là lần đầu tiên 1 đội DotA 2 của Việt Nam tham gia đấu trường quốc tế, cụ thể là nội dung DotA 2 của World Cyber Games Asian Championship 2012.
WCG Asian Championship là giải đấu diễn ra vào mỗi năm nhằm tôn vinh những game thủ e-Sports xuất sắc nhất của khu vực. Trong 2 năm 2009 và 2010 thì đội tuyển Việt Nam liên tục giành ngôi vương và hi vọng đội tuyển Việt Nam sẽ đạt thành tích tốt ở lần này.
1stVN đã vượt qua vòng loại ở Việt Nam rất khó khăn khi bị thua trước PlayStyle ở vòng bảng nhưng với kinh nghiệm và bản lĩnh của mình thì cuối cùng ở trận chung kết họ cũng đã vượt qua PlayStyle với tỷ số 2-1 để đại diện cho Việt nam tham gia giải đấu DotA 2 Asian Championship lần này
Mặc dù 1stVN là đội DotA 2 được đánh giá rất mạnh ở Việt Nam nhưng so với các đội mạnh trong khu vực như Orange, MUFC hay MiTH thì vẫn còn cách họ 1 bậc vì 1stVN chỉ mới làm quen với DotA 2 trong 3 tháng. Tuy kĩ năng các game thủ của đội 1stVN được đánh giá rất cao nhưng đây là giải đầu tiên 1stVN tham gia nên mục tiêu của đội vẫn chỉ là cọ sát và học hỏi kinh nghiệm.
Đội hình 1stVN lần này với sự góp mặt của game thủ LA.SmiLyGirl cùng 2 thành viên của WaG huyền thoại và 2 thành viên của SkyNet. 1stVN.S.ARMA là game thủ có kĩ năng solo lane cực kì tốt cũng như sự tỉnh táo trong những pha combat, tiêu biểu là chiến thắng trong trận solo mid với Nada huyền thoại SF 1 thời của Trung Quốc. 1stVN.579.ARMA cũng là 1 semi carrier với kinh nghiệm thi đấu dày dặn. 1stVN.LA.ARMA cũng là 1 game thủ có kĩ năng khá tốt trong những trận public và anh luôn mang lại cho mọi người những pha xử lý rất ngẫu hứng.
KL Convention Centre địa điểm thi đấu WCG AC 2012.
1stVN.Milano.ARMA nổi lên chỉ mới gần đây với khả năng đánh ở mọi vị trí, đặc biệt Templar Assassin của anh chắc chắn sẽ là nỗi khiếp sợ đối với các đội khác. Thành viên cuối cùng 1stVN.N0lov3.ARMA thì quá quen thuộc với mọi người khi ở Việt Nam thì hero Syllar Bear và Invoker gắn liền với cái tên của anh, với kỹ năng điều khiển đệ và sử dụng Invoker 1 cách biến hóa, N0lov3 chính là carrier chính của team trong giải đấu lần này.
Với việc đại diện cộng đồng DotA 2 Việt Nam tham dự giải đấu cấp khu vực, team 1stVN đang giữ trách nhiệm vinh quang đồng thời cũng không kém phần cam go để khẳng định đẳng cấp của làng DotA 2 Việt Nam với bạn bè trong khu vực.
Theo Game Thủ
SHOCK: DotA 2 bị đánh bật ra khỏi World Cyber Games 2013? Đã gần hết tháng 3, và thời điểm Ban tổ chức World Cyber Games thế giới công bố danh sách các game thi đấu chính thức tại sự kiện đã gần kề. Theo lộ trình làm việc, bản danh sách này sẽ do phía đơn vị chủ nhà đề xuất, sau đó được admin World Cyber Games các nước thông qua nhất trí....