Hàn Quốc chi 3,3 tỷ USD xây dựng thành phố thông minh đầu tiên
Theo kế hoạch, Chính phủ Hàn Quốc sẽ chi 3.700 tỷ won (khoảng 3,3 tỷ USD) để hoàn thành xây dựng thành phố thông minh đầu tiên trước cuối năm 2021.
Phối cảnh thành phố thông minh Busan. (Nguồn: Pulsenews)
Ngày 13/2, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết quốc gia này đặt mục tiêu xuất khẩu các “thành phố thông minh” sau khi hoàn thành xây dựng hai thành phố thử nghiệm.
Phát biểu tại một sự kiện công bố kế hoạch xây dựng hai thành phố thông minh tại Busan và Sejong, lần lượt cách thủ đô Seoul 450km và 120km về phía Nam, Tổng thống Moon Jae-in khẳng định Hàn Quốc có đủ khả năng và năng lực để thực hiện mục tiêu trên khi các thành phố thông minh của quốc gia này được quốc tế công nhận với hệ thống công nghệ thông tin và liên lạc tiên tiến, trong đó điểm nhấn là mạng lưới Vạn vật kết nối Internet (IoT) cùng với kinh nghiệm xây dựng thành công nhiều thành phố kiểu mới.
Theo kế hoạch, Chính phủ Hàn Quốc sẽ chi 3.700 tỷ won (khoảng 3,3 tỷ USD) để hoàn thành xây dựng thành phố thông minh đầu tiên trước cuối năm 2021.
Video đang HOT
Các công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin giúp điều hành thành phố tốt hơn và cho phép giới chức cũng như cư dân sử dụng thời gian và các nguồn lực một cách hiệu quả hơn.
Tổng thống Moon Jae-in cho biết những người sống ở các thành phố thông minh mới sẽ tiết kiệm tới 124 giờ/năm trong việc đi lại, đợi làm các thủ tục hành chính hay chờ xếp hàng tại bệnh viện.
Ông cũng nhấn mạnh đây là một kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng một thành phố thông minh hoàn toàn mới, kết hợp hoàn hảo các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với các kiến trúc được xây mới từ đầu, thay vì chỉnh sửa hoặc tái phát triển một thành phố hiện có.
Nhận định thành phố thông minh sẽ là xu hướng và có tiềm năng phát triển nhanh nhất trong tương lai đồng thời là một nền tảng cho sự phát triển theo định hướng sáng tạo đổi mới của quốc gia, Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi nỗ lực để thực hiện thành công 2 dựa án thí điểm.
Ông khẳng định chính phủ sẽ ủng hộ tối đa vì sự thành công của các dự án này cũng như mục tiêu xuất khẩu các thành phố thông minh. Một khi 2 dự án đầu tiên thành công, Hàn Quốc sẽ nhanh chóng xúc tiến xuất khẩu thành phố thông minh ra thị trường ngoài nước thông qua mô hình kinh doanh tiên phong, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các quy trình từ lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý thành phố.
Theo VietNamPlus
Nhật sẽ cùng Đông Nam Á xây dựng hàng chục thành phố thông minh
Các thành phố này sử dụng trí tuệ nhân tạo và thiết bị hệ thống để giải quyết những vấn đề kiểu như tắc nghẽn giao thông và tiết kiệm năng lượng.
Ảnh: Nikkei
Nhật sẽ giúp xây dựng thành phố thông minh khắp Đông Nam Á, sử dụng trí tuệ nhân tạo và thiết bị hệ thống để giải quyết những vấn đề kiểu như tắc nghẽn giao thông và tiết kiệm năng lượng.
Theo báo Nikkei, 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã lên một khung chính sách để phát triển các thành phố thông minh thân thiện với môi trường, 26 địa điểm đã được lựa chọn.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết các biện pháp hỗ trợ dành cho chương trình tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2018. Tokyo có kế hoạch gặp gỡ với chính phủ các nước Đông Nam Á vào khoảng đầu tháng 10/2019 để bàn về chi tiết của kế hoạch hợp tác.
Việt Nam đang tìm kiếm những hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn để thiết kế và điều hành hệ thống kiểm soát giao thông tại Hà Nội. Một trung tâm điều khiển sẽ điều hướng phản ứng khẩn cấp cho cứu hỏa, cấp cứu và cảnh sát.
Thành phố lớn thứ 2 của Myanmar, Mandalay, dự kiến sẽ phải sử dụng hoạt động phân tích dữ liệu để làm giảm tắc nghẽn giao thông, trong khi đó Jakarta muốn đưa ra hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho các phương tiện công cộng. Nhật có thể mạnh trong cả công nghệ và tài chính và vì vậy sẽ hỗ trợ cho Đông Nam Á trên cả hai phương diện.
Bắc Kinh đã huy động hàng tỷ USD để dành cho các khoản vay phát triển dự án cảng và xe lửa tại nhiều nước đang phát triển châu Á, tuy nhiên Tokyo lựa chọn hướng tiếp cận khác, Tokyo tập trung vào hỗ trợ chất lượng hạ tầng để giúp các nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Bắc Kinh cũng thể hiện sự quan tâm đến việc hỗ trợ Đông Nam Á xây dựng các thành phố thông minh.
Số lượng dân đô thị tại các nước mới nổi, trong đó có cả Đông Nam Á, sẽ vượt qua con số 4 tỷ vào năm 2030, cao hơn so với mức 3 tỷ vào năm 2015, theo tính toán của Liên hợp quốc. Khi mà phần đông dân số sống ở thành phô, họ đối diện với áp lực phải sử dụng công nghệ nhiều hơn để cải thiện hiệu quả và giảm tiêu thụ năng lượng.
Chi tiêu toàn cầu vào công nghệ thông tin dành cho thành phố thông minh sẽ lên mức 135 tỷ USD vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng mỗi năm đạt gần 20%, theo tính toán của công ty IDC.
Theo Biz Live
VNPT với hàng loạt giải pháp an ninh thông tin Tập đoàn Bưu chính và Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp VT CNTT duy nhất được tham gia sự kiện Hội thảo An toàn, An ninh thông tin trên không gian mạng vừa được đượctổ chức tại TPHCM. VNPT, không chỉ là nơi trưng bày mà còn là nơi chia sẻ giải pháp công nghệ với khách hàng Báo cáo chính...