Hạn hán ở Bình Định khiến 120 hồ chứa cạn nước
Đến thời điểm này, 120 trong tổng số 165 hồ chứa nước tại tỉnh Bình Định đã cạn nước, tập trung tại các huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát.
Nắng nóng kéo dài khiến 120 hồ chứa nước trong tỉnh Bình Định cạn kiệt, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch cho người dân và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đến thời điểm này, 120 trong tổng số 165 hồ chứa nước tại tỉnh Bình Định đã cạn nước, tập trung tại các huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát. Lượng nước tại 45 hồ chứa còn lại cũng chỉ khoảng 160 triệu m3, tương đương 27% dung tích thiết kế.
Hồ chứa cạn nước ảnh hưởng đến nước tưới cuối vụ.
Hiện, đang vào cao điểm nắng nóng nên nguồn nước tại các hồ chứa sẽ tiếp tục giảm mạnh, ảnh hưởng tới nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Ông Võ Duy Tín, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng do hạn hán cho biết, địa phương đã vận động bà con tưới tiết kiệm để đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
“Trên toàn địa bàn huyện có 22 hồ chứa nước, hiện có 6 hồ chứa đã khô hạn, hết nước. Dung tích bình quân của các hồ còn lại từ 25%-30% dung tích thiết kế. Một số hồ hiện nay cũng chỉ là tưới ở giải pháp tưới ẩm, duy trì chống hạn ở cuối vụ, rất khó khăn”- ông Võ Duy Tín cho biết.
Vụ làm nước 'tinh khiết' từ nước thải: Đã tiêu thụ ở một số trường học
Cục Quản lý thị trường Hải Phòng vừa kiểm tra đột xuất và phát hiện cơ sở kinh doanh dùng nước mương thải sản xuất thành nước 'tinh khiết' được tiêu thụ vào cả trường học.
Cơ sở kinh doanh dùng nước mương thải sản xuất thành nước đóng bình. Ảnh: VNN
Ngày 10/6, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hải Phòng cho biết trên Dân Trí, cơ sở dùng nước mương để làm nước bình đóng chai ở xã Trường Thành, huyện An Lão tiêu thụ cả ở một số trường học.
Theo đó, Đội QLTT số 1 phối hợp với Đội QLTT số 4, Cục QLTT Hải Phòng vừa tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở xuất nước uống đóng bình không đảm bảo vệ sinh. Cụ thể, cơ sở này có địa chỉ thôn Phương Chử Đông, xã Trường Thành. Cơ sở sản xuất trên thuộc Công ty TNHH Phúc Hà, địa chỉ thôn Xuân Đài, Xã Trường Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở sử dụng nguồn nước được lấy trực tiếp từ mương phía sau cơ sở để sản xuất nước uống đóng bình. Cơ quan QLTT cho biết, đây là mương nước thải sinh hoạt của các hộ dân quanh khu vực thôn Phương Chử Đông, xã Trường Thành, huyện An Lão.
Vietnamnet thông tin, sau khi bơm nước từ mương lên, qua các quy trình lọc thô và lọc bằng máy móc thì sản phẩm được đóng bình, dán màng co với nhãn hiệu Vimass Núi Voi. Được biết, cơ sở sản xuất đưa ra tiêu thụ trên thị trường khoảng 200 bình nước uống, mỗi bình dung tích 20 lít. Giá bán từ 9-10.000 đồng/bình. Nơi tiêu thụ là một số cơ quan, doanh nghiệp, trường học, các đại lý trong dân...
Ngay sau đó, Đoàn kiểm tra đã tiến hành mời Trung tâm y tế Huyện An Lão phối hợp lấy ngẫu nhiên mẫu sản phẩm nước đóng bình đã hoàn chỉnh để kiểm nghiệm theo quy định.
Đồng thời, đoàn kiểm tra cũng đã yêu cầu Công ty TNHH Phúc Hà tiếp tục cung cấp các thủ tục, tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất nước uống tại cơ sở trên và tạm dừng lưu thông các sản phẩm nước đóng bình đã hoàn thiện và dừng hoạt động bơm nước từ mương để sản xuất cho đến khi có kết luận cuối cùng của đoàn kiểm tra.
Thương lái vắng bóng, 150 ha mía có nguy cơ chết khô Theo người trồng mía, nguyên nhân vụ mía năm nay chưa thu hoạch dứt điểm là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thương lái không vào thu mua. Thông thường đến thời điểm này hàng năm, bà con nông dân huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cơ bản hoàn thành việc xuống giống vụ mía mới. Tuy nhiên, hiện tại, địa phương...