Hạn chế tín dụng BĐS: Áp lực lành mạnh nhằm phát triển bền vững
Đồng tình với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản (BĐS), tín dụng tiêu dùng, song Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đề nghị nên lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa 40% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đến 31/12/2020 để DN có thời gian chuẩn bị.
Hạn chế tín dụng, tuy trước mắt có gây áp lực với các DN, nhưng có tính tích cực, buộc các chủ đầu tư BĐS phải tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế dần một phần tín dụng
Ngày 22/4/2019, HoREA có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, NHNN, đóng góp vào Dự thảo “Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” của NHNN.
Tại văn bản này, HoREA bày tỏ sự tán thành chủ trương của NHNN về lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, BĐS, tín dụng tiêu dùng. “Việc thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng trong lĩnh vực BĐS, tuy trước mắt có gây áp lực rất lớn đối với các DN, nhưng là áp lực lành mạnh, có tính tích cực, buộc các chủ đầu tư dự án BĐS phải tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế dần một phần nguồn vốn tín dụng, nhằm phát triển thị trường BĐS bền vững…”, văn bản của HoREA khẳng định.
Cũng theo HoREA, để thích nghi với lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường BĐS, Hiệp hội đã có 8 khuyến nghị đối với DN. Trước hết là tăng vốn chủ sở hữu; chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết để có thể huy động nguồn vốn trên thị trường chứng khoán; phát hành trái phiếu DN; mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài (tìm kiếm nguồn vốn FDI)…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều DN BĐS chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể. cả nước có hơn 10.000 DN BĐS, nhưng mới chỉ có khoảng 65 DN niêm yết trên sàn chứng khoán, nên thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS.
Thêm vào đó, số lượng các quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) còn quá ít. Bên cạnh một vài quỹ đầu tư BĐS nước ngoài, mới chỉ có một quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) trong nước là Qũy TechReit của Ngân hàng Techcombank (với vốn điều lệ chỉ có 50 tỷ đồng), nên cũng chưa thực sự là kênh cung cấp nguồn vốn cho thị trường BĐS.
HoREA kỳ vọng vào việc sửa đổi Luật Chứng khoán trong năm 2019 sẽ tạo điều kiện hình thành nhiều quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) trong thời gian tới để cung cấp vốn cho thị trường BĐS. Mặt khác,nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS hiện chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn FDI, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các DN BĐS.
Video đang HOT
Từ những thực tế đó, HoREA đề nghị NHNN giữ trần tối đa 40% tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đến 31/12/2020, tức là thêm 06 tháng so với Dự thảo. HoREA cũng cho rằng, năm 2020, là năm có nhiều sự kiện chính trị lớn của đất nước, do vậy, cần giữ được sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, của thị trường BĐS.
Được biết, liên quan đến quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, Dự thảo của NHNN đưa ra lộ trình theo 2 phương án, trong đó cả 2 phương án, tỷ lệ tối đa 40% đều quy định đến hết ngày 30/6/2020, tuy nhiên các giai đoạn tiếp lộ trình cụ thể có một số khác biệt. Cụ thể, lộ trình: Từ 1/7/2020 đến hết 30/6/2021 là 35% đối với phương án 1 và 37% đối với phương án 2; Từ 1/7/2021 là 30% đối với phương án 1 và Phương án 2 là 34% đến 30/6/2022 và từ 1/7/2022 mới áp dụng mức 30%.
HoREA đã đề xuất phương án 2 và chỉ đề nghị sửa lộ trình áp dụng mức tối đa là 40% đến 31/12/2020.
Đối với các khoản vay tiêu dùng có hệ số rủi ro 100%, HoREA nhất trí áp dụng hệ số rủi ro 100%, đối với các khoản vay tiêu dùng, trong đó có vay mua nhà, xây nhà ở mức độ từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng. Nhưng đề nghị ghi rõ nội dung này để dễ hiểu và dễ thực hiện, như sau: “Khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ của một khách hàng có giá trị dư nợ gốc từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, chịu hệ số rủi ro 100%”.
Thị trường chứng khoán chưa là kênh dẫn vốn cho BĐS
“Thực tế cho thấy, nhiều DN BĐS chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể, cả nước có hơn 10.000 DN BĐS, nhưng mới chỉ có khoảng 65 DN niêm yết trên sàn chứng khoán, nên thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS”.
My My
Theo baophapluat.vn
Mở rộng tín dụng để thu hẹp tín dụng đen
Ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng chính thức xuống vùng sâu, vùng xa, nhằm góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen.
Giao dịch tại Agribank Chi nhánh Lào Cai. Ảnh: Đức Thanh
Ngân hàng vào cuộc
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cho rằng, muốn đẩy lùi được tín dụng phi chính thức (còn gọi là tín dụng đen) với lãi suất cắt cổ, thì trước hết, phải đẩy mạnh tín dụng chính thức, làm sao để người dân thấy được việc vay vốn ngân hàng không quá khó khăn, phức tạp. Nếu người dân tiếp cận được tín dụng qua kênh chính thức khi có nhu cầu vốn với thủ tục, hồ sơ đơn giản..., thì họ sẽ không tìm đến tín dụng đen.
Vì vậy, thực trạng tín dụng đen hoành hành thời gian qua có một phần trách nhiệm của ngành ngân hàng.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, để ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen, trước mắt, Agribank được yêu cầu nghiên cứu triển khai gói tín dụng khoảng 5.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng với thủ tục, hồ sơ nhanh gọn, có thể sáng vay chiều giải ngân, đáp ứng nhu cầu cấp thiết và chính đáng của người dân. Mục tiêu của gói tín dụng 5.000 tỷ đồng này được Agribank triển khai giúp người có thu nhập thấp, nông dân vùng sâu vùng xa không phải tìm tới tín dụng đen.
Theo Phó thống đốc, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được yêu cầu bổ sung chương trình cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống hộ cận nghèo, hộ nghèo.
Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác cũng cần vào cuộc, nghiên cứu sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống để người dân, doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận được vốn chính thức, nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ phải triển khai các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn tín dụng đen. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa tổ chức hội nghị trực tuyến bàn giải pháp của ngành ngân hàng trong hạn chế, góp phần ngăn chặn hoạt động này.
"Các ngân hàng có trách nhiệm tham gia góp phần hạn chế tín dụng đen, tùy vào điều kiện, nguồn vốn và định hướng của từng đơn vị, trong đó vay tiêu dùng đang là một xu hướng của thị trường, nhất là các món vay nhỏ, bán lẻ. Người dân vay với lãi suất 12 - 14%/năm là hợp lý và tốt cho thị trường, hơn là tìm đến các khoản vay tín dụng đen với lãi suất cắt cổ", ông Tú nói.
Đẩy lùi tín dụng đen
Trên địa bàn TP.HCM, ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cũng cho biết, đã yêu cầu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn cùng với hệ thống tổ chức tài chínhvi mô, hệ thống chi nhánh Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội tại các quận, huyện ngoại thành tiếp tục tổ chức triển khai các chương trình tín dụng chính sách ngay trong năm nay.
Mục tiêu của nỗ lực này là tạo điều kiện tốt nhất cho hộ gia đình, cá nhân, các khu vực còn khó khăn trong phát triển sản xuất - kinh doanh, tăng thu nhập và cải thiện đời sống..., góp phần hạn chế tín dụng đen. Mặt khác, các gói vay tiêu dùng, cho vay đối tượng thu nhập thấp được khuyến khích không chỉ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, mà cả ở đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều đối tượng khách hàng.
Theo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), đối tượng vay nặng lãi mà các tổ chức, cá nhân nhắm tới là những người cần tiền để chữa bệnh, giải quyết nhu cầu cuộc sống, người có thu nhập không ổn định, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa không có hiểu biết, đối tượng cờ bạc, cá độ bóng đá... Tín dụng đen ngày càng biến tướng, tiếp cận người dân bằng cách treo tờ rơi, áp phích nơi công cộng, sử dụng mạng xã hội, núp bóng dưới các cửa hàng cầm đồ, công ty cho vay tài chính...
Thời gian qua, ngành ngân hàng đã phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tham gia xử lý 218 vụ việc liên quan đến tín dụng đen tại 16 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 117 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 11/2018, dư nợ tín dụng nông nghiệp - nông thôn ước đạt 1,69 triệu tỷ đồng, tăng 14,5% so với cuối năm 2017, chiếm tỷ trọng gần 24% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, với hơn 14 triệu lượt khách hàng còn dư nợ.
Hiện có khoảng 70 tổ chức tín dụng, mạng lưới hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Chính sách Xã hội tham gia cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tại một số ngân hàng, cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn tăng mạnh như Agribank (chiếm gần 70%, tổng dư nợ 1 triệu tỷ đồng), Ngân hàng Chính sách xã hội (dành 94% nguồn vốn cho vay nông nghiệp - nông thôn, trong đó 96% cho vay hộ nghèo, cận nghèo...).
Theo Vân Linh
baodautu.vn
Tăng trưởng tín dụng 14% vẫn là cao, các năm tới chỉ nên 11 - 12% TS. Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Chính sách công của Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), đã đánh giá và đưa ra khuyến nghị như vậy. Theo ông Thành, mức tăng trưởng tín dụng 14% năm 2018 - dù đã khiêm tốn hơn nhiều so với các năm trước - nhưng vẫn là cao so với GDP. Về mặt trung hạn, để...