Hạn chế tác dụng phụ và nguy cơ dị ứng của kem chống nắng
Cháu năm nay 22 tuổi, có làn da trắng. Mọi người khuyên cháu nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên để giữ gìn làn da.
Nhưng cháu lại thấy kem chống nắng có nhiều chỉ số khác nhau và lo dùng kem sẽ bị dị ứng vì da cháu rất nhạy cảm. Quý báo có thể cho cháu biết dùng kem chống nắng có bị tác dụng phụ và dị ứng không. Bảo Hân (Hà Nội)
Chào bạn,
Trong ánh nắng có nhiều tia cực tím rất hại cho da. Vì vậy, mọi người (kể cả nam giới) nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình. Kem chống nắng là loại kem có chứa các thành phần có khả năng ngăn chặn, hấp phụ hoặc làm giảm tác hại của tia cực tím (UVA và UVB) trong ánh nắng lên da, gây bỏng da, sạm da, lão hóa da, gây nhăn nheo.
Ở một số trường hợp, nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể đối mặt nguy cơ ung thư da. Có thể xem kem chống nắng vừa như một loại mỹ phẩm lại vừa như một loại thuốc bôi tại chỗ. Cháu có làn da trắng thì nên dùng kem có chỉ số SPF 30 – 50. Vì người da trắng do tế bào sắc tố của da ít nên rất dễ bắt nắng, vì thế, cần dùng kem chống nắng có chỉ số cao hơn người có da màu sẫm.
Nhiều hoạt chất được sử dụng trong các loại kem chống nắng như: dibenzoylmethan, cinnamate, benzophenon, titanium, dioxide, talc, kaolin, oxide sắt, oxide kẽm… Tác dụng chống nắng do các hoạt chất có tác dụng hấp thụ hoặc phản chiếu lại hoặc tán xạ tia cực tím.
Đặc biệt, trong đó, hoạt chất paraaminobenzoic acid (PABA) 5% có tác dụng chặn tia UVB để tránh bỏng nắng và chống sạm da tiềm tàng nhưng PABA có thể gây kích ứng hoặc làm khô da, PABA dạng ester làm dịu da hơn nhưng vẫn có thể gây kích ứng.
Video đang HOT
Trước khi bôi kem chống nắng, nên bôi thử vài lần một ít kem vào vùng da nhỏ trên cánh tay, nếu không có dấu hiệu gì thì có thể yên tâm bôi rộng ra cả mặt. Khi bôi thử mà có dấu hiệu bất thường thì phải ngừng bôi ngay. Khi dùng kem chống nắng có thể gặp tác dụng phụ như: Sau khi bôi kem, da bị đỏ lên, dày bì, căng rát và cảm thấy rấm rứt, khó chịu.
Nếu bị dị ứng với các thành phần trong kem thì da đỏ lên, phù nề, ngứa. Nặng hơn thì có thể bị các mụn nước dày đặc, chảy nước. Nếu thấy có các dấu hiệu trên, cháu phải ngừng sử dụng kem chống nắng, đến ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và điều trị.
Theo Alobacsi
Thảo dược khắc phục nám da
Nám da, sạm da, tàn nhang đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian mới có thể cải thiện được.
Các biện pháp can thiệp bên ngoài như chống nắng, thoa mỹ phẩm, đắp mặt nạ, tẩy da tự nhiên... có thể làm giảm vết nám.
Nhưng để có được hiểu quả cao hơn, lâu dài hơn, theo các nhà khoa học, bạn nên bổ sung các dưỡng chất từ bên trong, thông qua một số sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên.
Tinh chất mầm đậu nành
Estrogen (nội tiết tố) là loại hoóc môn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ. Tuy nhiên, bước qua tuổi 30, lượng estrogen này bị suy giảm gây nên những rắc rối không nhỏ đến nhan sắc chị em phụ nữ, đặc biệt là nám, sạm, tàn nhang.
Tinh chất mầm đậu nành có chứa Isoflavon (estrogen thực vật) có tác dụng cân bằng nội tiết tố estrogen, đánh bật các nguyên nhân gây nám từ sâu bên trong cơ thể, trả lại cho chị em phụ nữ vẻ đẹp rạng rỡ.
Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, các sản phẩm từ đậu nành chứa serine - một loại protein có chức năng ức chế melanin chuyển hóa vào lớp tế bào trên mặt da, giảm sự hình thành mảng nám, sạm, tàn nhang.
Tinh chất nhung hươu
Là một dược liệu quý, Nhung hươu được sử dụng hơn 2000 năm nay, có tác dụng tăng huyết cầu trong tế bào máu, điều hòa nội tiết tố, giảm sự khó chịu cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Nhung hươu chứa nhiều axit amin như: Leucine Isoleucine, Glutamic, Ectosaponin... và đặc biệt là L-cystin có tác dụng ngăn chặn tác động của hắc sắc tố melanin, phòng và hỗ trợ điều trị nám da, sạm da, tàn nhang.
Dầu gấc
Dầu gấc tinh khiết có chứa beta Caroten, Lycopen, vitamin E, các chất béo thực vật như Oleic, Linoleic... và vi chất cần thiết cho việc đẩy lùi nám, sạm, tàn nhang từ bên trong.
Chứa thành phần beta caroten (tiền chất của vitamin A) nhiều gấp hàng chục lần cà rốt, Lycopen gấp hàng chục lần cà chua, dầu gấc giúp chống các tác nhân gây hại cho da từ môi trường bên ngoài như nắng nóng, khói bụi, ô nhiễm, ngăn chặn hình thành mảng nám bằng cách khống chế hoạt động của enzym sản sinh melanin, giảm tác động của cháy nắng và giúp da hồng hào, bớt nám, sạm, tàn nhang.
Đẩy lùi nám da dựa vào kinh nghiệm Y học cổ truyền Việt Nam
Từ ngàn xưa, Y học cổ truyền Việt nam đã phối hợp các loại thảo dược có tác dụng cân bằng khí huyết, giảm nám, sạm, tàn nhang từ sâu bên trong, có thể kể đến như:
Đương quy: được mệnh danh là Nhân sâm cho phụ nữ. Đương quy có chứa axit folic, axit linoleic, vitamin B12... giúp bồi bổ khí huyết, cân bằng nội tiết, giảm các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh, duy trì vẻ đẹp và sự tươi trẻ cho phái đẹp.
Thuc đia: Có vị ngọt, tính ấm, có công năng tư âm, dưỡng huyết, sinh tân chỉ khát, bổ thận âm. Được dùng bổ huyết trong các trường hợp: thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ...
Ich mâu: có tác dụng làm khí huyết lưu thông, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư...
Theo Alobacsi
Giúp các mẹ sau sinh đánh bật nám sạm Giải pháp "tiễn đưa" sạm nám ra khỏi làn da không thể chỉ hời hợt trên bề mặt mà phải có tác động mạnh mẽ từ sâu bên trong. Có khá nhiều phụ nữ bị nám sau sinh và tình trạng này không chỉ là vấn đề thuộc về cơ địa hay di truyền. Nhiều người dù đã chuẩn bị tinh thần sẵn...